HỘI THẢO KHOA HỌC KHỐI CHUYÊN VĂN NĂM HỌC 2018-2019 “TRUYỀN THỐNG VÀ SÁNG TẠO”
25/05/2019Với những học sinh chuyên văn, học văn chính là hành trình trải nghiệm để được sống những chiều kích mới, khám phá những giá trị mới, để đi từ cuộc đời vào trang sách và từ trang sách đến với cuộc đời. Hội thảo khoa học khối chuyên văn được tổ chức hàng năm là một hoạt động thiết thực, giàu ý nghĩa giúp các em nuôi dưỡng đam mê và rèn luyện tư duy khi học tập bộ môn chuyên.
Mở đầu chương trình hội
thảo là hai báo các của các em học sinh lớp 10 về phần văn học trung đại.
Chuyên đề “Từ câu lục trong ca dao đến
câu lục trong thơ Nôm Nguyễn Trãi” của bạn Hoàng Ngọc Linh lớp 10 Văn 1 là
một góc nhìn mới và sâu giúp ta hiểu hơn về vai trò kế thừa và cách tân của
Nguyễn Trãi trong tiến trình phát triển của nền văn học dân tộc. Chuyên
đề “Tiếng nói than thân xót thân của người phụ nữ trong ca dao và tiếng nói thương thân xót thân của người
phụ nữ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du” của bạn Trần Nguyệt Linh - lớp 10
văn 2 cho chúng ta thấm thía hơn nỗi niềm thương thân, xót thân đó.
Tiếp
theo chương trình hội thảo là các báo cáo của học sinh lớp 11 về phần văn học
hiện đại. Chuyên đề “Sự kế thừa và cách tân trong thơ thu Xuân
Diệu” mà bạn Phan Thị Hoa, lớp 11V1 báo
cáo đã đem đến cái nhìn đối sánh, cho chúng ta cảm nhận hương vị của mùa cổ điển
trong hồn thơ của “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”. Cùng với mùa thu,
trăng cũng là thi đề muôn thuở của thi nhân. Từ “vầng trăng vằng vặc giữa trời”
của thơ ca cổ điển đến “nàng trăng tự ngẩn ngơ” của thơ mới không chỉ là sự
khác biệt của góc nhìn, cách cảm mà là sự khác biệt của hai thời đại văn học.
Chuyên đề “Hình tượng trăng từ thơ cổ điển đến thơ mới” của bạn Nguyễn Thị Huyền
Trang, lớp 11văn 2 cho ta cùng nhìn lại những vầng sáng ấy.
Khép lại chương trình là các báo cáo của học sinh khối 12 để
tìm hiểu về sự kế thừa và cách tân trong văn học nửa sau thế kỉ XX. Đó là bạn
Đoàn Thị Thu Hương lớp 12Văn1 với chuyên đề:
“Những cách tân của Lưu Quang Vũ trong vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt.” và
chuyên đề “Những đổi mới trong nghệ thuật
truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975” của bạn Hà Bích Ngọc đưa chúng ta gặp
gỡ với “người mở đường tinh anh và tài năng” của VNVN hiện đại, nhà văn Nguyễn
Minh Châu trong hành trình sáng tạo, đổi mới.
Tham dự buổi hội thảo, chúng ta vừa có một chuyến đi dài dọc
theo tiến trình lịch sử của văn học Việt Nam để thấy vai trò và vị trí của những
nhà văn nhà thơ lớn trong hành trình kế thừa và cách tân. Những chuyên đề được
trình bày có thể chưa thực sự hoàn thiện nhưng đó là những nỗ lực, những thành
quả rất đáng ghi nhận của các bạn học sinh. Từ các chuyên đề trình bày trong hội
thảo, chúng ta có thể khẳng định: hành trình sáng tạo của người nghệ sĩ không phải là hành trình đi từ không đến có
mà là hành trình kế thừa và cách tân. Sáng tạo không chỉ là đào sâu chính mình
để có những phát kiến mới mà còn là học hỏi để làm mới những giá trị đã được khẳng
định. Vì vậy, kế thừa và cách tân là quy luật cơ bản của văn học cũng như học hỏi
người đi trước, học hỏi xung quanh và tìm ra giá trị bản thân là con đường tất
yếu chúng ta phải đi để trưởng thành.
Cùng theo dõi một số hình
ảnh đẹp ghi lại từ buổi hội thảo
Một số tiết mục văn nghệ đặc sắc
Cô giáo Vũ Thị Bích Ngọc, tổ trưởng tổ Ngữ Văn trao thưởng cho các học sinh
báo cáo chuyên đề
Tin liên quan
- Chuyên mục khối Anh năm 2025
- Điểm hẹn của Tình yêu Bóng đá - Lễ Khai mạc giải bóng đá truyền thống của học sinh trường THPT chuyên Lê Hồng Phong lần thứ 26
- Cuộc thi Lăng kính khoa học trận 6 và trao thưởng cho học sinh đội tuyển HSGQG có điểm kiểm tra tuần cao nhất
- Cuộc thi Lăng kính khoa học trận 5 và Trao thưởng vinh danh học sinh từ kết quả các kỳ thi
- Vinh danh tập thể và cá nhân tiêu biểu từ các cuộc thi