GIEO…
06/08/2020Trường Thành Chung xưa, trường THPT chuyên Lê Hồng Phong – Nam Định nay đứng bề thế, hiên ngang trên dãy phố Vị Xuyên xanh mát những hàng cây cổ thụ. Góc phố này, con đường này đã gieo vào tâm tư mỗi học sinh Lê Hồng Phong niềm thương nhớ khôn nguôi, dù đi đâu vẫn luôn hướng về.
Như rất nhiều cựu học sinh khác lựa chọn trở về trường, chúng tôi lại trở thành những cô cậu học sinh thuở nào, thấy lòng biếc xanh khi bắt gặp đôi chim chuyền ríu rít trên tán lá bàng cổ thụ, lá bạch đàn xào xạc trong gió, cây bằng lăng trước nhà D nở hoa tím ngắt. Không gian thân thuộc và yêu thương biết mấy! Ở đây có thầy cô tôi, có ô cửa, góc sân trường, bảng đen, phấn trắng và vòm cây in dấu kỷ niệm bạn bè tôi. Cảm giác ấy gieo cho chúng tôi sự tự tin trong lần đầu tiên đứng trước ánh mắt của học trò, trước những kỳ vọng của nhà trường và phụ huynh. Để rồi, cây non dạn dầy và trưởng thành lên theo năm tháng. Thấm thoắt, bàng thêm mùa thay lá, mái ngói đã đậm màu rêu phong. Một sớm mùa thu, chợt ngỡ ngàng nhận ra, mái trường xưa nay vừa tròn 100 năm tuổi.
Chị tôi – Tôi thường có cách gọi thân mật như thế với các anh chị khoá trước - trong lần trở về thăm trường đã tâm sự với tôi: “Làm sao có thể diễn tả tình yêu trường của chị, yêu đến mức khi trở về, đứng trước cổng trường, tay chân run lẩy bẩy…”. Câu nói ấy đã thức dậy trong tôi những cảm giác thật lạ tưởng như đã quá quen đối với Mái trường này. Chúng tôi vinh dự được cô tôi - người đứng đầu nhà trường, tiến sĩ Phạm Thị Huệ, tin tưởng giao nhiệm vụ thực hiện chuỗi Tọa đàm giáo dục về truyền thống dạy và học của mái trường Lê Hồng Phong thân yêu hướng tới Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập, 60 năm trường mang tên Tổng Bí thư Lê Hồng Phong. Nhận nhiệm vụ trong sự tự hào, chúng tôi vừa thấy thiêng liêng, vừa cảm thấy lo lắng. Tháng cuối cùng của một năm học đặc biệt đi giữa mùa Covid dày kín lịch. Chúng tôi vừa đảm nhiệm việc trường lớp, vừa trăn trở thiết kế nội dung Tọa đàm, hình dung các khâu đoạn tổ chức từ khách mời, diễn giả cho đến không gian, hình ảnh. Dẫu biết là nhiều thách thức đối với những tay phấn tay bút đã quen, nhưng với tình yêu Lê Hồng Phong đủ lớn, chúng tôi tự tin về một Tọa đàm ấn tượng, rất trí tuệ và giàu cảm xúc sẽ là món quà sinh nhật đặc biệt cho Mái trường trăm tuổi.
Với yêu thương dành cho Mái trường, những tình cảm và sự tâm huyết trí tuệ của những người cô, người chị, người anh là cựu học sinh thành danh đã liên tiếp gửi trao cho chúng tôi từ khắp mọi miền Tổ quốc. Đó là những tư vấn từ xa, những lần bay ra trực tiếp, và cả những phút cùng chúng tôi trắng đêm để chuẩn bị cho khoảnh khắc trang trọng của ngày hôm sau. “Chữ 100 nhỏ quá”, “tên trường phải gắn với logo”, “chữ B phải viết hoa”, “chủ đề Toạ đàm của chúng tôi phải ấn tượng hơn nữa” “hình ảnh phải đẹp hơn nữa”. Cứ thế, 7h sáng mọi thứ hoàn tất cũng là lúc chúng tôi bắt đầu một ngày mới với tinh thần Lê Hồng Phong tiến lên, tiến lên vang mãi khúc Trường ca. Và từng chút một, tôi thấy mình thêm trưởng thành, nhưng là trưởng thành mạnh mẽ, với tình yêu và sự tự hào được tiếp nối tinh thần Lê Hồng Phong từ các thế hệ đi trước. Chúng tôi đã đồng hành trong một tiếng nói chung, một mục tiêu chung từ nguồn năng lượng mãnh liệt mang tên “khí chất Lê Hồng Phong” để hoàn thành sự kiện đầu tiên này.
Buổi Toạ đàm là một trong những sự kiện chính thức của Hội trường, là ngày trở về, là phút giây hội tụ của đại diện các thế hệ giáo viên, học sinh trường THPT chuyên Lê Hồng Phong. Trong không khí trang trọng mà đầm ấm của ngày hội ngộ, chúng tôi những người làm chương trình bỗng thấy lòng mình rưng rưng. Ngay cả diễn giả, GS.TS.NGƯT Phan Thị Thu Hiền cũng bộc bạch “Tôi đã từng đi giảng ở nhiều nơi nhưng chưa bao giờ hồi hộp như hôm nay”. Được góp một phần tâm sức bé nhỏ để làm đẹp thêm cho Trường, còn niềm vui nào mãnh liệt hơn thế?
Tại buổi Tọa đàm, NGƯT Cao Xuân Hùng đã rất xúc động trong lời tâm sự “Mái trường này là của các em, thầy cô của các em, bạn bè của các em, từng ô cửa sổ, từng kỉ niệm ở đây đều là của các em, và các em có trách nhiệm gìn giữ, vun đắp và tiếp tục phát triển” để từ đó đã mở ra biết bao sự trở về, biết bao sự kết nối đầy ý nghĩa. Khi nói về Mái trường từng gắn bó nhiều năm, Thầy đã đúc kết ngắn gọn “Sự kế thừa truyền thống của Lê Hồng Phong chính là nhân sinh quan, thế giới quan, đặc biệt là thái độ ứng xử, thái độ làm việc của cả thầy và trò. Tuy nhiên truyền thống không phải là thứ nghiễm nhiên được thụ hưởng, chúng ta vừa phải cố gắng trong môi trường tốt như vậy nhưng đồng thời cũng phải tiếp tục vun đắp làm nên giá trị mới để phù hợp với xu thế của thời đại”. Khí chất Lê Hồng Phong mà chúng tôi đã được thấm một cách rất tự nhiên đó chính là thái độ sống, thái độ làm việc nghiêm túc, hăng say, phương pháp làm việc khoa học đã tạo ra nền tảng vững chắc cho bất cứ cựu học sinh nào, ở bất cứ nơi đâu, làm bất cứ công việc gì. Thanh xuân của chúng tôi được thấm nhuần trong lời dạy của Bác Hồ được trang trọng khắc ghi ngay nơi đầu tiên mở ra không gian Trường “Gạo mang vào giã bao đau đớn/ Gạo giã xong rồi trắng tựa bông/ Sống ở trên đời người cũng vậy/ Gian nan rèn luyện mới thành công”. Chúng tôi tự hào về giá trị đó và phấn đấu để xứng đáng với giá trị đó.
Tự hào là thế, yêu thương nhiều đến thế, nhưng trong xu thế mới của hội nhập, của sự phát triển công nghệ, chúng tôi – với tư cách vừa là cựu học sinh, vừa là thầy cô đang hàng ngày chuẩn bị hành trang cho các lớp học sinh kế tiếp tại Trường - cũng không khỏi trăn trở về định hướng. Trong Toạ đàm, chính các thế hệ đi trước thành đạt như GS.TS.NGƯT Phan Thị Thu Hiền, NGƯT Cao Xuân Hùng và nhiều thầy cô, anh chị khác đã mang câu trả lời đến cho chúng tôi. Trong phần trình bày về “Những chân trời mới” cho Mái trường trăm tuổi của chúng tôi, từ nghiên cứu của mình, Cô Hiền có trao đổi “Hãy định lượng chi tiết hơn nữa về vị trí của mình”. “Vị trí tiên phong quan trọng hơn vị trí số 1. Vị trí số 1 là vị trí của một đích đến sau một hành trình, còn vị trí tiên phong là khởi đầu cho một hành trình mới”. Và để giải thích cho điều này, Cô nhắc lại lời dạy của thầy Hiệu trưởng Vũ Đức Thứ mà Cô còn nhớ “Quá khứ chỉ là kinh nghiệm, hiện tại luôn luôn là đấu tranh, còn tương lai là do chính chúng ta quyết định”. Do đó, nhiệm vụ dành cho Lê Hồng Phong trong tương lai chính là nắm được xu thế thế giới, năng động hơn để thực hiện sứ mệnh “kiến tạo vị trí tiên phong của Nhà trường”, trong đó, cần “quản trị sản phẩm giáo dục một cách dài hơi hơn”, được thể hiện ở “thành công trong sự nghiệp và đóng góp cho đất nước của cựu học sinh”. Một gợi ý cho việc thu hút nguồn lực mà Cô nhắc tới chính là sức mạnh của cựu học sinh, từ đó trở thành điểm tựa cho các thế hệ học sinh về ngành nghề, về cuộc sống chứ không chỉ đóng góp về vật chất, tạo nên truyền thống “tiền bối chăm lo cho hậu bối” giống như đất nước Hàn Quốc với các tập đoàn K ( được thành lập từ các sinh viên của đại học Korea), S (được thành lập từ các sinh viên của đại học quốc gia Seul). Bên cạnh đó, nhiệm vụ đặt ra với nhà trường cần tiếp tục hướng nghiệp cho học trò dựa trên việc tạo cơ hội cho học trò tự đánh giá sự thông minh của mình thuộc trí thông minh nào (trí thông minh ngôn ngữ/ thẩm mĩ/ vận động…). Nếu như thế mạnh của Lê Hồng Phong nói riêng và giáo dục Việt Nam nói chung thiên nhiều hơn về học thuật thì cần đẩy mạnh phát triển năng lực công dân toàn cầu gồm ngoại ngữ, giao tiếp liên văn hoá và hiểu biết nền tảng về bối cảnh khu vực, quốc tế. Đầu ra hướng tới cần thay đổi là chuyển từ việc “đào tạo người thừa hành” thành “đào tạo người sáng tạo”, từ việc “trao truyền kiến thức” thành “tạo cơ hội cho học sinh tự kiến tạo kiến thức”, thực hiện một cách thực chất “học đi đôi với hành”, để thực hiện tốt sứ mệnh đào tạo nhân lực chất lượng cao cho đất nước… Khi công nghệ phát triển, xây dựng Nhà trường không chỉ là nâng tầm giáo viên để tạo cảm hứng, động lực cho học trò mà còn phải quản trị truyền thông, phát triển văn hoá đọc,… Với tầm cao của một nhà giáo dục, những định hướng trong phần nói chuyện của GS.TS.NGƯT Phan Thị Thu Hiền không phải là chỉ tiêu mang tính lí thuyết, mà được đặt trong bối cảnh giáo dục Việt Nam và các quốc gia trong khu vực, trong sự đối sánh với các trường chuyên khác của cả nước, thực sự là những chỉ dẫn quý báu cho thầy và trò hôm nay
Phần trở lại của các Diễn giả là những lời đúc kết hết sức có giá trị “tạo niềm tin”, “xây dựng môi trường phi vật chất để phát huy tối đa năng lực sở trường của các thành viên”, “bản thân các thầy cô cần phải học hỏi, để không chỉ có TÀI, TÂM, TẦM mà cần có THỰC TIỄN” của NGƯT Cao Xuân Hùng, một tương lai rộng mở với ngôi trường mới khang trang hơn, mong ước “có hội cựu Học sinh Lê Hồng Phong ở Mĩ” của cô gái vàng Đinh Thị Hương Thảo, lời hứa “cần tiếp thu và cải thiện để nâng tầm vóc của giáo viên Lê Hồng Phong trong thời đại mới” của thầy Vũ Văn Hợp đại diện cho các thầy cô trong Nhà trường. Lời kết của một cựu học sinh hiện là Phó Giám đốc Nhà xuất bản Thanh Niên – chị Bùi Thị Bạch Hải vừa chạm tới cảm xúc của tất cả mọi người tham dự Toạ đàm “Chúng ta hãy cố gắng để cùng nhau làm dày thêm, bồi đắp thêm những giá trị của Lê Hồng Phong trong một trăm năm qua”.
Còn tôi, một cô cựu học sinh nhỏ bé, một giáo viên đương thời, trong tà áo dài mang hình ảnh tán bàng cổ thụ đang thay lá và những ô cửa của ngôi trường trăm tuổi được NTK Việt Hùng thiết kế riêng cho trường Lê Hồng Phong, thực sự hãnh diện về ngôi trường mình được học tập và làm việc, biết ơn những thầy cô, các anh chị cựu học sinh đã và đang hàng ngày GIEO thêm cảm xúc tự hào, niềm tin, khát vọng và mong muốn cống hiến nhiều hơn cho đời. Tất cả mọi người, là thầy tôi, cô tôi, chị tôi… chúng tôi không có quan hệ huyết thống, nhưng đều là thành viên của đại gia đình Lê Hồng Phong, đều mang “gen” Lê Hồng Phong luôn hướng về Mái trường với tất cả tình yêu và sự mến thương. Và theo lời phát biểu của cô tôi – Hiệu trưởng trường THPT chuyên Lê Hồng Phong hôm nay - chuỗi Toạ đàm giáo dục chào mừng Lễ Kỷ niệm 100 năm thành lập, 60 năm trường mang tên Tổng Bí thư Lê Hồng Phong chính là điểm nhấn, để sau ngày Hội trường với những “rực rỡ cờ hoa” sẽ còn lại những thông điệp chứa giá trị nền tảng đã được kết tinh qua nhiều thế hệ, từ đó định hướng cho sự phát triển của nhà trường lên một tầm cao mới tương xứng với xu thế mới của thời đại.
Chị tôi – Tôi thường có cách gọi thân mật như thế với các anh chị khoá trước - trong lần trở về thăm trường đã tâm sự với tôi: “Làm sao có thể diễn tả tình yêu trường của chị, yêu đến mức khi trở về, đứng trước cổng trường, tay chân run lẩy bẩy…”. Câu nói ấy đã thức dậy trong tôi những cảm giác thật lạ tưởng như đã quá quen đối với Mái trường này. Chúng tôi vinh dự được cô tôi - người đứng đầu nhà trường, tiến sĩ Phạm Thị Huệ, tin tưởng giao nhiệm vụ thực hiện chuỗi Tọa đàm giáo dục về truyền thống dạy và học của mái trường Lê Hồng Phong thân yêu hướng tới Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập, 60 năm trường mang tên Tổng Bí thư Lê Hồng Phong. Nhận nhiệm vụ trong sự tự hào, chúng tôi vừa thấy thiêng liêng, vừa cảm thấy lo lắng. Tháng cuối cùng của một năm học đặc biệt đi giữa mùa Covid dày kín lịch. Chúng tôi vừa đảm nhiệm việc trường lớp, vừa trăn trở thiết kế nội dung Tọa đàm, hình dung các khâu đoạn tổ chức từ khách mời, diễn giả cho đến không gian, hình ảnh. Dẫu biết là nhiều thách thức đối với những tay phấn tay bút đã quen, nhưng với tình yêu Lê Hồng Phong đủ lớn, chúng tôi tự tin về một Tọa đàm ấn tượng, rất trí tuệ và giàu cảm xúc sẽ là món quà sinh nhật đặc biệt cho Mái trường trăm tuổi.
Với yêu thương dành cho Mái trường, những tình cảm và sự tâm huyết trí tuệ của những người cô, người chị, người anh là cựu học sinh thành danh đã liên tiếp gửi trao cho chúng tôi từ khắp mọi miền Tổ quốc. Đó là những tư vấn từ xa, những lần bay ra trực tiếp, và cả những phút cùng chúng tôi trắng đêm để chuẩn bị cho khoảnh khắc trang trọng của ngày hôm sau. “Chữ 100 nhỏ quá”, “tên trường phải gắn với logo”, “chữ B phải viết hoa”, “chủ đề Toạ đàm của chúng tôi phải ấn tượng hơn nữa” “hình ảnh phải đẹp hơn nữa”. Cứ thế, 7h sáng mọi thứ hoàn tất cũng là lúc chúng tôi bắt đầu một ngày mới với tinh thần Lê Hồng Phong tiến lên, tiến lên vang mãi khúc Trường ca. Và từng chút một, tôi thấy mình thêm trưởng thành, nhưng là trưởng thành mạnh mẽ, với tình yêu và sự tự hào được tiếp nối tinh thần Lê Hồng Phong từ các thế hệ đi trước. Chúng tôi đã đồng hành trong một tiếng nói chung, một mục tiêu chung từ nguồn năng lượng mãnh liệt mang tên “khí chất Lê Hồng Phong” để hoàn thành sự kiện đầu tiên này.
Buổi Toạ đàm là một trong những sự kiện chính thức của Hội trường, là ngày trở về, là phút giây hội tụ của đại diện các thế hệ giáo viên, học sinh trường THPT chuyên Lê Hồng Phong. Trong không khí trang trọng mà đầm ấm của ngày hội ngộ, chúng tôi những người làm chương trình bỗng thấy lòng mình rưng rưng. Ngay cả diễn giả, GS.TS.NGƯT Phan Thị Thu Hiền cũng bộc bạch “Tôi đã từng đi giảng ở nhiều nơi nhưng chưa bao giờ hồi hộp như hôm nay”. Được góp một phần tâm sức bé nhỏ để làm đẹp thêm cho Trường, còn niềm vui nào mãnh liệt hơn thế?
Tại buổi Tọa đàm, NGƯT Cao Xuân Hùng đã rất xúc động trong lời tâm sự “Mái trường này là của các em, thầy cô của các em, bạn bè của các em, từng ô cửa sổ, từng kỉ niệm ở đây đều là của các em, và các em có trách nhiệm gìn giữ, vun đắp và tiếp tục phát triển” để từ đó đã mở ra biết bao sự trở về, biết bao sự kết nối đầy ý nghĩa. Khi nói về Mái trường từng gắn bó nhiều năm, Thầy đã đúc kết ngắn gọn “Sự kế thừa truyền thống của Lê Hồng Phong chính là nhân sinh quan, thế giới quan, đặc biệt là thái độ ứng xử, thái độ làm việc của cả thầy và trò. Tuy nhiên truyền thống không phải là thứ nghiễm nhiên được thụ hưởng, chúng ta vừa phải cố gắng trong môi trường tốt như vậy nhưng đồng thời cũng phải tiếp tục vun đắp làm nên giá trị mới để phù hợp với xu thế của thời đại”. Khí chất Lê Hồng Phong mà chúng tôi đã được thấm một cách rất tự nhiên đó chính là thái độ sống, thái độ làm việc nghiêm túc, hăng say, phương pháp làm việc khoa học đã tạo ra nền tảng vững chắc cho bất cứ cựu học sinh nào, ở bất cứ nơi đâu, làm bất cứ công việc gì. Thanh xuân của chúng tôi được thấm nhuần trong lời dạy của Bác Hồ được trang trọng khắc ghi ngay nơi đầu tiên mở ra không gian Trường “Gạo mang vào giã bao đau đớn/ Gạo giã xong rồi trắng tựa bông/ Sống ở trên đời người cũng vậy/ Gian nan rèn luyện mới thành công”. Chúng tôi tự hào về giá trị đó và phấn đấu để xứng đáng với giá trị đó.
Tự hào là thế, yêu thương nhiều đến thế, nhưng trong xu thế mới của hội nhập, của sự phát triển công nghệ, chúng tôi – với tư cách vừa là cựu học sinh, vừa là thầy cô đang hàng ngày chuẩn bị hành trang cho các lớp học sinh kế tiếp tại Trường - cũng không khỏi trăn trở về định hướng. Trong Toạ đàm, chính các thế hệ đi trước thành đạt như GS.TS.NGƯT Phan Thị Thu Hiền, NGƯT Cao Xuân Hùng và nhiều thầy cô, anh chị khác đã mang câu trả lời đến cho chúng tôi. Trong phần trình bày về “Những chân trời mới” cho Mái trường trăm tuổi của chúng tôi, từ nghiên cứu của mình, Cô Hiền có trao đổi “Hãy định lượng chi tiết hơn nữa về vị trí của mình”. “Vị trí tiên phong quan trọng hơn vị trí số 1. Vị trí số 1 là vị trí của một đích đến sau một hành trình, còn vị trí tiên phong là khởi đầu cho một hành trình mới”. Và để giải thích cho điều này, Cô nhắc lại lời dạy của thầy Hiệu trưởng Vũ Đức Thứ mà Cô còn nhớ “Quá khứ chỉ là kinh nghiệm, hiện tại luôn luôn là đấu tranh, còn tương lai là do chính chúng ta quyết định”. Do đó, nhiệm vụ dành cho Lê Hồng Phong trong tương lai chính là nắm được xu thế thế giới, năng động hơn để thực hiện sứ mệnh “kiến tạo vị trí tiên phong của Nhà trường”, trong đó, cần “quản trị sản phẩm giáo dục một cách dài hơi hơn”, được thể hiện ở “thành công trong sự nghiệp và đóng góp cho đất nước của cựu học sinh”. Một gợi ý cho việc thu hút nguồn lực mà Cô nhắc tới chính là sức mạnh của cựu học sinh, từ đó trở thành điểm tựa cho các thế hệ học sinh về ngành nghề, về cuộc sống chứ không chỉ đóng góp về vật chất, tạo nên truyền thống “tiền bối chăm lo cho hậu bối” giống như đất nước Hàn Quốc với các tập đoàn K ( được thành lập từ các sinh viên của đại học Korea), S (được thành lập từ các sinh viên của đại học quốc gia Seul). Bên cạnh đó, nhiệm vụ đặt ra với nhà trường cần tiếp tục hướng nghiệp cho học trò dựa trên việc tạo cơ hội cho học trò tự đánh giá sự thông minh của mình thuộc trí thông minh nào (trí thông minh ngôn ngữ/ thẩm mĩ/ vận động…). Nếu như thế mạnh của Lê Hồng Phong nói riêng và giáo dục Việt Nam nói chung thiên nhiều hơn về học thuật thì cần đẩy mạnh phát triển năng lực công dân toàn cầu gồm ngoại ngữ, giao tiếp liên văn hoá và hiểu biết nền tảng về bối cảnh khu vực, quốc tế. Đầu ra hướng tới cần thay đổi là chuyển từ việc “đào tạo người thừa hành” thành “đào tạo người sáng tạo”, từ việc “trao truyền kiến thức” thành “tạo cơ hội cho học sinh tự kiến tạo kiến thức”, thực hiện một cách thực chất “học đi đôi với hành”, để thực hiện tốt sứ mệnh đào tạo nhân lực chất lượng cao cho đất nước… Khi công nghệ phát triển, xây dựng Nhà trường không chỉ là nâng tầm giáo viên để tạo cảm hứng, động lực cho học trò mà còn phải quản trị truyền thông, phát triển văn hoá đọc,… Với tầm cao của một nhà giáo dục, những định hướng trong phần nói chuyện của GS.TS.NGƯT Phan Thị Thu Hiền không phải là chỉ tiêu mang tính lí thuyết, mà được đặt trong bối cảnh giáo dục Việt Nam và các quốc gia trong khu vực, trong sự đối sánh với các trường chuyên khác của cả nước, thực sự là những chỉ dẫn quý báu cho thầy và trò hôm nay
Phần trở lại của các Diễn giả là những lời đúc kết hết sức có giá trị “tạo niềm tin”, “xây dựng môi trường phi vật chất để phát huy tối đa năng lực sở trường của các thành viên”, “bản thân các thầy cô cần phải học hỏi, để không chỉ có TÀI, TÂM, TẦM mà cần có THỰC TIỄN” của NGƯT Cao Xuân Hùng, một tương lai rộng mở với ngôi trường mới khang trang hơn, mong ước “có hội cựu Học sinh Lê Hồng Phong ở Mĩ” của cô gái vàng Đinh Thị Hương Thảo, lời hứa “cần tiếp thu và cải thiện để nâng tầm vóc của giáo viên Lê Hồng Phong trong thời đại mới” của thầy Vũ Văn Hợp đại diện cho các thầy cô trong Nhà trường. Lời kết của một cựu học sinh hiện là Phó Giám đốc Nhà xuất bản Thanh Niên – chị Bùi Thị Bạch Hải vừa chạm tới cảm xúc của tất cả mọi người tham dự Toạ đàm “Chúng ta hãy cố gắng để cùng nhau làm dày thêm, bồi đắp thêm những giá trị của Lê Hồng Phong trong một trăm năm qua”.
Còn tôi, một cô cựu học sinh nhỏ bé, một giáo viên đương thời, trong tà áo dài mang hình ảnh tán bàng cổ thụ đang thay lá và những ô cửa của ngôi trường trăm tuổi được NTK Việt Hùng thiết kế riêng cho trường Lê Hồng Phong, thực sự hãnh diện về ngôi trường mình được học tập và làm việc, biết ơn những thầy cô, các anh chị cựu học sinh đã và đang hàng ngày GIEO thêm cảm xúc tự hào, niềm tin, khát vọng và mong muốn cống hiến nhiều hơn cho đời. Tất cả mọi người, là thầy tôi, cô tôi, chị tôi… chúng tôi không có quan hệ huyết thống, nhưng đều là thành viên của đại gia đình Lê Hồng Phong, đều mang “gen” Lê Hồng Phong luôn hướng về Mái trường với tất cả tình yêu và sự mến thương. Và theo lời phát biểu của cô tôi – Hiệu trưởng trường THPT chuyên Lê Hồng Phong hôm nay - chuỗi Toạ đàm giáo dục chào mừng Lễ Kỷ niệm 100 năm thành lập, 60 năm trường mang tên Tổng Bí thư Lê Hồng Phong chính là điểm nhấn, để sau ngày Hội trường với những “rực rỡ cờ hoa” sẽ còn lại những thông điệp chứa giá trị nền tảng đã được kết tinh qua nhiều thế hệ, từ đó định hướng cho sự phát triển của nhà trường lên một tầm cao mới tương xứng với xu thế mới của thời đại.
Mai Tuyết Hạnh
Tổ trưởng tổ Địa lý, trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, Nam Định
Tổ trưởng tổ Địa lý, trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, Nam Định