Nhắc đến Phạm Minh Đức (học sinh lớp 12, trường THPT chuyên Lên Hồng Phong, Nam Định) – người bạn thân Trần Đức Minh (chuyên Toán, cùng trường với Đức) kể: “Theo học chuyên Toán với Đức đến năm lớp 11, Đức đã xin “sang ngang” để chuyên Sinh học và liên tiếp nhận được các giải thưởng trong các cuộc thi từ những năm đầu; Đức luôn vui vẻ và hiểu tâm tư của em, là một người hòa đồng, dễ bắt chuyện nên trong suốt 12 năm học, bạn bè đã rất tự hào khi có một người bạn theo Toán mà lại giành giải Sinh như thế”.
Đi tìm lời giải “Sản xuất bia không cồn”
Từ một bài báo có nhắc đến việc tạo ra loại bia không cồn, Phạm Minh Đức đã nghĩ rằng: “Mình có thể làm một cách nào đó để tạo ra một chủng nấm men dành cho việc sản xuất loại bia không cồn này, nghĩa là trong quá trình ủ bia lên men, men bia không tạo ra cồn và được chuyển gen trong công đoạn này...
Từ ý tưởng của bản thân về thực tế sinh học là hiện nay có rất nhiều chủng loại bia có tái tổ hợp gen khác nhau, và cũng có những chủng loại bia không tạo ra cồn thì tại sao mình không tự chuyển loại gen đó vào trong nấm men thông thường để nó tự lên men và không tạo ra cồn?; như vậy, giá thành bia vừa rẻ lại không tốn công đoạn sản xuất mà không gây hại cho sức khỏe người uống”.
Người bạn thân từ nhỏ của Phạm Minh Đức, em Trần Đức Minh tự hào: "Đức luôn hiểu ý em muốn nói gì, đang nghĩ gì, là một người hòa đồng, dễ bắt chuyện nên trong suốt 12 năm học, chúng em đã rất tự hào khi có một người bạn theo Toán mà lại giành giải Sinh như thế". |
Có lẽ, vì điều này mà Đức đã chuyển “sang ngang” theo lớp chuyên Sinh học của trường THPT chuyên Lê Hồng Phong trước sự tiếc nuối về thành tích Toán học của bao bạn bè cùng trang lứa.
Vì lỗi kỹ thuật, tấm huy chương “Chưa thể đổi màu”
Đó là một kỷ niệm cũng là sự tiếc nuối lớn, có lẽ không thể nào quên trong kỳ Olympic Sinh học 2015 của Đức, vì mong muốn tấm huy chương Đồng được “đổi màu” mà lỗi kỹ thuật trong phần thi từ nước chủ nhà đã không thể tải được 2 tấm ảnh tham gia thi, dẫn đến phần thi đó không được tính điểm.
Cùng phụ trách đội tuyển ứng thi tại nước chủ nhà Đan Mạch, cô Trần Thị Thanh Xuân (giáo viên trường THPT chuyên Lê Hồng Phong) đã tỏ ra tiếc nuối trước sự cố gắng của Đức: “Năm ngoái, tham dự kỳ thi Olympic Sinh học tại Indonesia và “suýt soát” lọt vào top giải bạc, Đức đã nghĩ rằng, năm nay sẽ phải cố gắng để đạt được nguyện vọng; nhưng một lần nữa vận may đã không đến với em khi 2 tấm ảnh bài thi đã không thể tải được trong lúc nộp bài, ban giám khảo buộc phải bỏ qua phần thi đó của em”.
Cô Xuân cho rằng: “Tuy tấm huy chương không được ‘đổi màu’ như mong muốn nhưng sự cố gắng bấy lâu của em, đã mang danh hiệu cao quý về cho trường chuyên Lê Hồng Phong, góp phần sức lực đưa Việt Nam giành cờ đăng cai Olympic Sinh học quốc tế 2016”.
12 năm giữ cương vị lớp trưởng và luôn giữ chức Phó bí thư Đoàn trường, cậu học trò trường THPT chuyên Lê Hồng Phong vốn là một cán bộ gương mẫu, một học sinh chỉn chu và luôn có ý thức cầu tiến, chính vì vậy “Em đã tự đặt ra cho mình một nguyên tắc là luôn luôn phải tìm hiểu ngọn ngành mọi vấn đề rồi mới đặt ra cho mình những câu hỏi và đi tìm nguyên nhân vì sao, kể cả trong những bài tập hay những chuyện xảy ra trong cuộc sống” - Đức chia sẻ trong chuyến trở về nước.
2 năm liên tiếp giành Huy chương đồng, Phạm Đức Huy đã góp sức đưa lá cờ đăng cai tổ chức Olympic Sinh học 2016 về Việt Nam. |
Đức tiếc nuối: “Giá như, có một chút may mắn đến với em, thì có lẽ sẽ thay đổi nhiều, vì trong phần thi lý thuyết, rõ ràng em đã hoàn thiện trước rồi nhưng lúc chấm lại không thấy ảnh đâu nữa; và trong phần thi thí nghiệm, em có hơi choáng đầu nên hiệu quả bài thí nghiệm đó cũng không được cao như mong đợi”.
Là người con luôn làm “nũng” mẹ
Sinh ra trong gia đình theo nghề cơ khí, nhưng Đức lại mang trong mình ước mơ trở thành một nhà nghiên cứu khoa học, bà Trần Thị Huệ Vương (mẹ của Đức) tự hào về đứa con ngoan ngoãn của mình: “Đức là người rất tình cảm, nhiều khi mẹ đang làm bếp, em vào ôm mẹ một cái rồi thì thầm, và luôn miệng đùa bố “Em chào anh trai”.
Gặp lại con trai tại sân bay quốc tế Nội Bài sau 8 ngày dự thi tại Đan Mạch, bà Vương xúc động: “Đây là lần thứ 2 em đoạt Huy chương đồng, khi biết kết quả được Huy chương, em đã điện thoại về báo với mẹ rằng ‘con chỉ được Huy chương đồng, kết quả không như mong muốn mẹ ạ’, nghe xong, tôi vừa mừng vừa thương nó”.
Bà Trần Thị Huệ Vương (mẹ của Đức) xúc động: "Con tôi đã điện thoại về báo với mẹ rằng ‘con chỉ được Huy chương đồng, kết quả không như mong muốn mẹ ạ’" nghe xong, tôi vừa mừng vừa thương nó". |
Tự rút ra nhiều kinh nghiệm sau lần đầu tiên tham dự kỳ thi Olympic Sinh học quốc tế 2014 tại Indonesia, Đức đã “đầu tư” tiếng Anh cho bản thân để dễ dàng kết bạn được với nhiều người, để học hỏi thêm nhiều điều hơn nữa từ những người bạn.
Có lẽ, chính đức tính chăm chỉ cùng với sự hiếu thảo này, sẽ là tiền đề nuôi Đức lớn dần với những ước mơ, giúp em thuận lợi hơn trong quá trình đi du học sau này; đặc biệt, giúp mong muốn của em – được làm học trò của khoa Sinh học – ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội trở thành hiện thực.
Phạm Minh Đức - lớp 12 Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, Nam Định
12 năm học luôn giữ cương vị lớp trưởng.
Lớp 5, đoạt giải nhì Văn và Toán toàn Tỉnh.
Lớp 9, đoạt giải ba môn Toán toàn Tỉnh.
Lớp 11, đoạt giải nhất Tỉnh, nhất quốc gia môn Sinh học; Phó bí thư Đoàn trường chuyên Lê Hồng Phong.
Lớp 11, 12 đoạt Huy chương đồng Olympic Sinh học quốc tế.
Theo laodong.com.vn