Tôi nhớ một niềm thương ở trường Lê
29/12/2019...Lê Hồng Phong có lẽ là một cái “duyên” không lỡ rời xa nhưng giấc mộng nào rồi cũng tỉnh, cuộc vui nào cũng có hồi kết và chuyến tàu nào cũng có điểm dừng chân. Chỉ cần nhớ “tạm biệt” không phải lời biệt ly mãi mãi mà thực ra là một lời hứa: hứa rằng ngày mai gặp lại. Ở sân ga cuộc đời, tôi sẽ bước lên nhiều chuyến tàu...
Tôi nhớ một niềm thương ở trường Lê
Mùa thu năm ấy, bầu trời trong đáy mắt ai kia xanh trong đến lạ. Ở sân ga cuộc đời, những cô bé cậu bé đã bước lên chuyến tàu tốc hành mang tên Lê Hồng Phong để bắt đầu những tháng năm rực rỡ của riêng mình…
Con tàu ấy trong ký ức của mỗi người sẽ là những nét vẽ khác nhau nhưng bao giờ cũng tràn đầy màu sắc tươi sáng. Những dãy hành lang thênh thang trong chiều chở nắng, những quả cầu vút qua vút lại trên không trung, những vòm lá xanh mướt dưới bầu trời… Thật khó để vẽ lại trường Lê một cách hoàn hảo, tưởng bé thế thôi mà rộng lớn vô cùng. Mỗi khoảnh khắc chúng ta bỏ lỡ là một bức tranh diệu vợi đã mãi mãi trôi xa.
Không ai đơn độc trên hành trình hơn một nghìn ngày ấy! Tôi và bạn đã gặp nhau trong những tháng ngày tươi đẹp nhất của tuổi mới lớn. Chúng ta nắm tay bước qua những ngày mưa giăng đầy lối nhỏ và cả những ngày nắng gắt say mê. Những phương trình phức tạp, bài giảng văn dài lê thê, quả cầu địa lý xoay vòng, tất cả đều in dấu mồ hôi và nỗ lực của chúng ta. Rồi kỳ thi cứ nối tiếp nhau, tờ lịch trên bàn ngày một lấp đầy bởi những dấu tích… Một lời hỏi thăm hay câu nói bông đùa khi ấy tựa một bản đàn xoa dịu những tâm hồn mỏi mệt.
Chuyến tàu ấy sẽ thật im ắng nếu không có những trò nghịch ngợm “nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò” để rồi cãi nhau inh ỏi, đuổi nhau đến “cùng trời cuối đất”. Có lúc lại trầm tư tâm sự với nhau về dự định của mình, về trường đại học, nghề nghiệp.... Rồi đứa này hay nói đùa với đứa kia rằng: “Sau này giàu đừng quên tao nhé!”. Thực tâm, tôi luôn mong bạn có một cuộc sống “giàu có” về cả tiền tài, thành công và hạnh phúc…
Hành khách trên chuyến tàu còn là những người thầy người cô. Sau này, thời gian có thể làm ta quên những bài giảng bài giảng, giọng nói hay cả những kỉ niệm nhưng khi nói về thầy cô trường Lê sẽ luôn là “tận tụy”, “ân cần” và “dễ mến”. Có người như mẹ như cha, có người như anh như chị. Và hơn hết, đó là người bạn muốn gần gũi thấu hiểu học sinh, là điểm tựa để những chú chim non cất cánh bay xa. Nói về trường Lê bao nhiêu cũng là không đủ, chỉ xin giữ lại ánh mắt trong veo mà đầy khao khát của những chàng trai cô gái mười tám, nét phấn trắng của bóng hình trên bục giảng và cánh thư để lại vội vã trong ngăn bàn…
Lê Hồng Phong có lẽ là một cái “duyên” không lỡ rời xa nhưng giấc mộng nào rồi cũng tỉnh, cuộc vui nào cũng có hồi kết và chuyến tàu nào cũng có điểm dừng chân. Chỉ cần nhớ “tạm biệt” không phải lời biệt ly mãi mãi mà thực ra là một lời hứa: hứa rằng ngày mai gặp lại. Ở sân ga cuộc đời, tôi sẽ bước lên nhiều chuyến tàu.
Nhưng…
Tôi mãi nhớ một niềm thương ở trường Lê...
Con tàu ấy trong ký ức của mỗi người sẽ là những nét vẽ khác nhau nhưng bao giờ cũng tràn đầy màu sắc tươi sáng. Những dãy hành lang thênh thang trong chiều chở nắng, những quả cầu vút qua vút lại trên không trung, những vòm lá xanh mướt dưới bầu trời… Thật khó để vẽ lại trường Lê một cách hoàn hảo, tưởng bé thế thôi mà rộng lớn vô cùng. Mỗi khoảnh khắc chúng ta bỏ lỡ là một bức tranh diệu vợi đã mãi mãi trôi xa.
Không ai đơn độc trên hành trình hơn một nghìn ngày ấy! Tôi và bạn đã gặp nhau trong những tháng ngày tươi đẹp nhất của tuổi mới lớn. Chúng ta nắm tay bước qua những ngày mưa giăng đầy lối nhỏ và cả những ngày nắng gắt say mê. Những phương trình phức tạp, bài giảng văn dài lê thê, quả cầu địa lý xoay vòng, tất cả đều in dấu mồ hôi và nỗ lực của chúng ta. Rồi kỳ thi cứ nối tiếp nhau, tờ lịch trên bàn ngày một lấp đầy bởi những dấu tích… Một lời hỏi thăm hay câu nói bông đùa khi ấy tựa một bản đàn xoa dịu những tâm hồn mỏi mệt.
Chuyến tàu ấy sẽ thật im ắng nếu không có những trò nghịch ngợm “nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò” để rồi cãi nhau inh ỏi, đuổi nhau đến “cùng trời cuối đất”. Có lúc lại trầm tư tâm sự với nhau về dự định của mình, về trường đại học, nghề nghiệp.... Rồi đứa này hay nói đùa với đứa kia rằng: “Sau này giàu đừng quên tao nhé!”. Thực tâm, tôi luôn mong bạn có một cuộc sống “giàu có” về cả tiền tài, thành công và hạnh phúc…
Hành khách trên chuyến tàu còn là những người thầy người cô. Sau này, thời gian có thể làm ta quên những bài giảng bài giảng, giọng nói hay cả những kỉ niệm nhưng khi nói về thầy cô trường Lê sẽ luôn là “tận tụy”, “ân cần” và “dễ mến”. Có người như mẹ như cha, có người như anh như chị. Và hơn hết, đó là người bạn muốn gần gũi thấu hiểu học sinh, là điểm tựa để những chú chim non cất cánh bay xa. Nói về trường Lê bao nhiêu cũng là không đủ, chỉ xin giữ lại ánh mắt trong veo mà đầy khao khát của những chàng trai cô gái mười tám, nét phấn trắng của bóng hình trên bục giảng và cánh thư để lại vội vã trong ngăn bàn…
Lê Hồng Phong có lẽ là một cái “duyên” không lỡ rời xa nhưng giấc mộng nào rồi cũng tỉnh, cuộc vui nào cũng có hồi kết và chuyến tàu nào cũng có điểm dừng chân. Chỉ cần nhớ “tạm biệt” không phải lời biệt ly mãi mãi mà thực ra là một lời hứa: hứa rằng ngày mai gặp lại. Ở sân ga cuộc đời, tôi sẽ bước lên nhiều chuyến tàu.
Nhưng…
Tôi mãi nhớ một niềm thương ở trường Lê...