Thể dục thể thao góp phần giáo dục toàn diện
18/11/2020
Khi tôi viết những dòng này thì thầy Trần Đức Thanh - Thầy giáo dạy thể dục ở trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong Nam Định đã đi xa được 6 năm. Nhưng dù thời gian qua đi, hình bóng Thầy vẫn in đậm trong trái tim của những cựu học sinh Trường Lê Hồng Phong chúng tôi.
Cựu học sinh Lê Hồng Phong thành đạt trong sự nghiệp, khỏe mạnh về thể chất đều biết ơn người Thầy dạy thể dục năm xưa - Thầy Trần Đức Thanh.
Dấu ấn đầu tiên khi Thầy về dạy ở Trường Cấp 3 Lê Hồng Phong Nam Định năm 1965 là việc Thầy được Chi bộ Đảng và Ban Giám hiệu Trường giao nhiệm vụ thành lập Đội tự vệ cùng với việc thực hiện phong trào rèn luyện TDTT trong học sinh để góp sức vào công cuộc kháng chiến khi đế quốc Mỹ leo thang bắn phá miền Bắc. Chúng tôi được Thầy Thanh cho học võ vật và 5 môn thể thao phối hợp. Thật vinh dự khi đội TDTT của trường đã được biểu diễn võ vật tại sân Quảng Trường Thành phố.
Mùa hè năm 1965, đội tự vệ triển khai các hoạt động phục vụ chiến đấu khi thành thành phố Nam Định bị giặc Mỹ ném bom phá hoại. Chúng tôi ngày ấy với lý tưởng của lớp thanh niên dưới mái tường Lê Hồng Phong đã hăng hái tham gia các hoạt động phục vụ bộ đội chiến đấu như đắp ụ pháo, san lấp hố bom. Dân thành phố đi sơ tán nhưng chúng tôi - những thanh niên của đội tự vệ học sinh Lê Hồng Phong đã ở lại bám trụ trực chiến. Thầy Thanh đã liên hệ cho chúng tôi đi đội than từ xà lan lên bờ để có thu nhập tự trang trải khi phải sống xa gia. Bom rơi, đạn nổ không làm chúng tôi chùn bước. Chiến tranh như liều thuốc thử để chúng tôi ngày càng trưởng thành, vững vàng hơn. Để rồi sau này, lứa học sinh chúng tôi ngày ấy - người cầm súng ra trận, người tiếp tục học đại học, người ở trong nước hay người định cư ở nước ngoài cũng đều xứng đáng là học sinh trường Lê Hồng Phong Nam Định.
Thầy Trần Đức Thanh người rèn luyện thể chất cho chúng tôi, cũng là người bồi dưỡng tâm hồn cho chúng tôi - những học sinh Lê Hồng Phong. Thầy được thầy hiệu trưởng Lê Văn Hạp rất quý mến, nên luôn ủng hộ những đề xuất của Thầy Thanh như việc cho học sinh (khi đó sơ tán ở 2 xã Nhân Tiến - Nhân Thắng huyện Lý Nhân- Nam Hà) được học bơi ở sông Châu Giang. Nhờ việc học bơi ở sông Châu Giang mà hầu như các học sinh thời đó đều biết bơi.
Gắn bó với thầy từ ngày đó nên khi trở về công tác tại trường (từ năm 1974 đến năm 1993) tôi luôn được Thầy Thanh ủng hộ làm Bí thư Đoàn rồi làm Phó Hiệu trưởng. Thầy Thanh vẫn thế, yêu thương học sinh nhưng cũng không khoan nhượng với những học sinh tự do vô kỷ luật. Thầy Thanh đã giúp tôi rất nhiều khi tôi được phân công phụ trách các hoạt động của học sinh nhất là các hoạt động TDTT. Đội tuyển TDTT của trường Lê Hồng Phong luôn là một trong những đội tuyển mạnh của phong trào TDTT tỉnh Hà Nam Ninh rồi sau đó là tỉnh Nam Hà rồi tỉnh Nam Định. Điều đặc biệt là Thầy Thanh luôn biết quy tụ học sinh có năng khiếu về thể thao vào đội tuyển TDTT của trường. Nhờ sự dìu dắt của Thầy mà đội Điền kinh của trường luôn thương yêu đoàn kết, giúp đỡ nhau rèn luyện, luôn đạt thành tích cao trong các giải thi đấu TDTT của tỉnh Nam Hà trước đây và tỉnh Nam Định sau này.
Những thành tích TDTT, đặc biệt là thành tích của các đội điền kinh dưới sự dẫn dắt của Thầy Thanh đã góp phần làm rạng rỡ truyền thống giáo dục toàn diện của Trường Cấp 3 Lê Hồng Phong Nam Định năm xưa –tiền thân của Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong Nam Định bây giờ.
Có thể nói Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong là điển hình về giáo dục toàn diện có công của người Thầy kính yêu- Thầy Trần Đức Thanh.
Ngẫm lại những năm tháng qua, nhiều học sinh trưởng thành từ mái trường Lê Hồng Phong Nam Định thân yêu có được những tố chất của người lãnh đạo, biết cách quy tụ con người, có sức khỏe và yêu thể dục thể thao là nhờ công rèn luyện của người thầy tâm huyết với giáo dục thể chất. Bởi, người có thân thể khỏe mạnh, biết bồi dưỡng tâm hồn cho mình mới là con người toàn diện, mới có thể đảm đương được trách nhiệm mà xã hội và nhân dân giao phó.
Tôi thay mặt cho những học sinh, đặc biệt là những học sinh đã tham gia các hoạt động TDTT của Trường Lê Hồng Phòng Nam Định cám ơn các thầy cô từng dạy ở trường đã cùng sát cánh trong hoạt động giáo dục toàn diện của trường.
Thật vinh dự và tự hào khi các lứa học sinh Lê Hồng Phong trưởng thành đã có những đóng góp nhất định cho quê hương đất nước.
Tôi xin một chút riêng tư trong cái chung của niềm tự hào trường Lê Hồng Phong để kể tên những học sinh đã trưởng thành có một phần không nhỏ từ hoạt động TDTT ở mái Trường Lê Hồng Phong Nam Định thân yêu.
- GS.Trần Quang Quý, nguyên thứ Trưởng Bộ GD&ĐT, nguyên là học sinh trong đội tuyển điền kinh năm 1971.
- PGS. Bùi Anh Tuấn - Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại Thương Hà Nội, nguyên là học sinh trong đội tuyển điền kinh năm 1981.
- Nguyễn Anh Sơn, nguyên Trưởng Đoàn đại biểu Quốc Hội tỉnh Nam Định là học sinh trong đội tuyển TDTT của trường năm 1975.
- Trương Minh Côn, nguyên Phó Giám đốc Công an Hà Nam là thành viên trong đội tuyển TDTT của trường năm 1975.
- Bùi Thị Bạch Hải - Phó Giám đốc Nhà XB Thanh Niên, nguyên là học sinh trong đội điền kinh của trường năm 1987.
- Phạm Ngọc Thanh - Tổng Giám đốc Tập đoàn Tasseco, nguyên là học sinh trong đội tuyển điền kinh của trường năm 1994.
Và còn nhiều học sinh đã được rèn luyện trong phong trào TDTT của trường THPT chuyên Lê Hồng Phong Nam Định luôn ghi nhớ công lao rèn luyện của các Thầy giáo, cô giáo trường Lê Hồng Phong, luôn giữ gìn những kỷ niệm thân thương về Thầy dạy Thể dục thể thao Trần Đức Thanh.
Bài viết này như một nén tâm hương gửi đến Thầy Trần Đức Thanh nhân kỷ niệm 60 năm trường mang tên Lê Hồng Phong và 100 năm thành lập trường Thành Chung Nam Định.
Cựu học sinh Lê Hồng Phong thành đạt trong sự nghiệp, khỏe mạnh về thể chất đều biết ơn người Thầy dạy thể dục năm xưa - Thầy Trần Đức Thanh.
Dấu ấn đầu tiên khi Thầy về dạy ở Trường Cấp 3 Lê Hồng Phong Nam Định năm 1965 là việc Thầy được Chi bộ Đảng và Ban Giám hiệu Trường giao nhiệm vụ thành lập Đội tự vệ cùng với việc thực hiện phong trào rèn luyện TDTT trong học sinh để góp sức vào công cuộc kháng chiến khi đế quốc Mỹ leo thang bắn phá miền Bắc. Chúng tôi được Thầy Thanh cho học võ vật và 5 môn thể thao phối hợp. Thật vinh dự khi đội TDTT của trường đã được biểu diễn võ vật tại sân Quảng Trường Thành phố.
Mùa hè năm 1965, đội tự vệ triển khai các hoạt động phục vụ chiến đấu khi thành thành phố Nam Định bị giặc Mỹ ném bom phá hoại. Chúng tôi ngày ấy với lý tưởng của lớp thanh niên dưới mái tường Lê Hồng Phong đã hăng hái tham gia các hoạt động phục vụ bộ đội chiến đấu như đắp ụ pháo, san lấp hố bom. Dân thành phố đi sơ tán nhưng chúng tôi - những thanh niên của đội tự vệ học sinh Lê Hồng Phong đã ở lại bám trụ trực chiến. Thầy Thanh đã liên hệ cho chúng tôi đi đội than từ xà lan lên bờ để có thu nhập tự trang trải khi phải sống xa gia. Bom rơi, đạn nổ không làm chúng tôi chùn bước. Chiến tranh như liều thuốc thử để chúng tôi ngày càng trưởng thành, vững vàng hơn. Để rồi sau này, lứa học sinh chúng tôi ngày ấy - người cầm súng ra trận, người tiếp tục học đại học, người ở trong nước hay người định cư ở nước ngoài cũng đều xứng đáng là học sinh trường Lê Hồng Phong Nam Định.
Thầy Trần Đức Thanh người rèn luyện thể chất cho chúng tôi, cũng là người bồi dưỡng tâm hồn cho chúng tôi - những học sinh Lê Hồng Phong. Thầy được thầy hiệu trưởng Lê Văn Hạp rất quý mến, nên luôn ủng hộ những đề xuất của Thầy Thanh như việc cho học sinh (khi đó sơ tán ở 2 xã Nhân Tiến - Nhân Thắng huyện Lý Nhân- Nam Hà) được học bơi ở sông Châu Giang. Nhờ việc học bơi ở sông Châu Giang mà hầu như các học sinh thời đó đều biết bơi.
Gắn bó với thầy từ ngày đó nên khi trở về công tác tại trường (từ năm 1974 đến năm 1993) tôi luôn được Thầy Thanh ủng hộ làm Bí thư Đoàn rồi làm Phó Hiệu trưởng. Thầy Thanh vẫn thế, yêu thương học sinh nhưng cũng không khoan nhượng với những học sinh tự do vô kỷ luật. Thầy Thanh đã giúp tôi rất nhiều khi tôi được phân công phụ trách các hoạt động của học sinh nhất là các hoạt động TDTT. Đội tuyển TDTT của trường Lê Hồng Phong luôn là một trong những đội tuyển mạnh của phong trào TDTT tỉnh Hà Nam Ninh rồi sau đó là tỉnh Nam Hà rồi tỉnh Nam Định. Điều đặc biệt là Thầy Thanh luôn biết quy tụ học sinh có năng khiếu về thể thao vào đội tuyển TDTT của trường. Nhờ sự dìu dắt của Thầy mà đội Điền kinh của trường luôn thương yêu đoàn kết, giúp đỡ nhau rèn luyện, luôn đạt thành tích cao trong các giải thi đấu TDTT của tỉnh Nam Hà trước đây và tỉnh Nam Định sau này.
Những thành tích TDTT, đặc biệt là thành tích của các đội điền kinh dưới sự dẫn dắt của Thầy Thanh đã góp phần làm rạng rỡ truyền thống giáo dục toàn diện của Trường Cấp 3 Lê Hồng Phong Nam Định năm xưa –tiền thân của Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong Nam Định bây giờ.
Có thể nói Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong là điển hình về giáo dục toàn diện có công của người Thầy kính yêu- Thầy Trần Đức Thanh.
Ngẫm lại những năm tháng qua, nhiều học sinh trưởng thành từ mái trường Lê Hồng Phong Nam Định thân yêu có được những tố chất của người lãnh đạo, biết cách quy tụ con người, có sức khỏe và yêu thể dục thể thao là nhờ công rèn luyện của người thầy tâm huyết với giáo dục thể chất. Bởi, người có thân thể khỏe mạnh, biết bồi dưỡng tâm hồn cho mình mới là con người toàn diện, mới có thể đảm đương được trách nhiệm mà xã hội và nhân dân giao phó.
Tôi thay mặt cho những học sinh, đặc biệt là những học sinh đã tham gia các hoạt động TDTT của Trường Lê Hồng Phòng Nam Định cám ơn các thầy cô từng dạy ở trường đã cùng sát cánh trong hoạt động giáo dục toàn diện của trường.
Thật vinh dự và tự hào khi các lứa học sinh Lê Hồng Phong trưởng thành đã có những đóng góp nhất định cho quê hương đất nước.
Tôi xin một chút riêng tư trong cái chung của niềm tự hào trường Lê Hồng Phong để kể tên những học sinh đã trưởng thành có một phần không nhỏ từ hoạt động TDTT ở mái Trường Lê Hồng Phong Nam Định thân yêu.
- GS.Trần Quang Quý, nguyên thứ Trưởng Bộ GD&ĐT, nguyên là học sinh trong đội tuyển điền kinh năm 1971.
- PGS. Bùi Anh Tuấn - Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại Thương Hà Nội, nguyên là học sinh trong đội tuyển điền kinh năm 1981.
- Nguyễn Anh Sơn, nguyên Trưởng Đoàn đại biểu Quốc Hội tỉnh Nam Định là học sinh trong đội tuyển TDTT của trường năm 1975.
- Trương Minh Côn, nguyên Phó Giám đốc Công an Hà Nam là thành viên trong đội tuyển TDTT của trường năm 1975.
- Bùi Thị Bạch Hải - Phó Giám đốc Nhà XB Thanh Niên, nguyên là học sinh trong đội điền kinh của trường năm 1987.
- Phạm Ngọc Thanh - Tổng Giám đốc Tập đoàn Tasseco, nguyên là học sinh trong đội tuyển điền kinh của trường năm 1994.
Và còn nhiều học sinh đã được rèn luyện trong phong trào TDTT của trường THPT chuyên Lê Hồng Phong Nam Định luôn ghi nhớ công lao rèn luyện của các Thầy giáo, cô giáo trường Lê Hồng Phong, luôn giữ gìn những kỷ niệm thân thương về Thầy dạy Thể dục thể thao Trần Đức Thanh.
Bài viết này như một nén tâm hương gửi đến Thầy Trần Đức Thanh nhân kỷ niệm 60 năm trường mang tên Lê Hồng Phong và 100 năm thành lập trường Thành Chung Nam Định.
Thầy Trần Bá Giao
Nguyên Phó Hiệu trưởng trường THPT chuyên Lê Hồng Phong
Nguyên Phó Hiệu trưởng trường THPT chuyên Lê Hồng Phong
Tin liên quan
- Chờ đón những trận đấu quyết định ngôi vương tại Sân vận động Thiên trường ngày 14/12/2024
- Giao lưu bóng đá nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982- 20/11/2024)
- Kết nối yêu thương – Sự chung tay từ mạnh thường quân và cựu học sinh chuyên Lê Hồng Phong
- Chàng trai đạt 9.0 IELTS sau 6 năm ôn luyện
- Nhớ về một thời