Về một nhà báo – Cựu học sinh Lê Hồng Phong
09/03/2021Là một trong những chương trình trọng điểm của Đài Truyền hình Việt Nam vào mỗi dịp Tết Nguyên đán - Ngày trở về đã trở thành chương trình được chờ đợi mỗi năm của VTV. Một trong những người đã góp sức làm nên sự thành công của chương trình là một cựu học sinh của trường THPT chuyên Lê Hồng Phong – Nhà báo Lê Hoàng Linh.
Lê Hoàng Linh sinh năm 1986, là cựu học sinh chuyên Anh khóa 82 của trường chuyên Lê Hồng Phong, Nam Định. Hiện tại anh đang là Phó Trưởng Phòng tiếng Anh của VTV4 - Ban Truyền hình Đối ngoại. Lê Hoàng Linh là người đứng sau, chịu trách nhiệm sản xuất nhiều chương trình có uy tín lâu năm của Đài Truyền hình Việt Nam. Năm 2016, anh đảm nhận trọng trách là người tổ chức sản xuất và đón tiếp Hoàng tử Anh William đến với chương trình Talk Vietnam, chương trình truyền hình duy nhất Hoàng tử nhận lời khi lần đầu tiên đến thăm Việt Nam.
Lê Hoàng Linh tiếp đón Hoàng tử Anh William đến với chương trình Talk Vietnam
Ngoài ra, Hoàng Linh cũng là người tổ chức sản xuất chính của chương trình Ngày trở về, phát sóng đều đặn trong mỗi dịp Tết Nguyên đán trên các kênh của VTV suốt 11 năm qua. Bắt đầu từ năm 2011, với nhiều câu chuyện sâu sắc và xúc động về cộng đồng người Việt Nam ở khắp nơi trên thế giới, chương trình tôn vinh những giá trị thiêng liêng, những điều đã mang lại cho bao người con gốc Việt sức mạnh để sống, vươn lên, tự hào và hy vọng; cho họ tình yêu và sự ấm áp mỗi khi cô đơn hay gặp trở ngại; để mỗi người xem cùng cảm thấy gắn kết bền chặt hơn với quê hương và cội rễ gốc nguồn của họ. Ngày trở về cũng đã khơi dậy tinh thần đoàn kết, khẳng định vị thế của người Việt và của đất nước Việt Nam trên thế giới.
Lê Hoàng Linh trong một chương trình Ngày trở về
Chịu trách nhiệm chính trong việc sản xuất chương trình, Lê Hoàng Linh luôn trăn trở làm thế nào để mang câu chuyện hay nhất lên màn ảnh. Thay vì gọi mình là một Nhà báo, anh chỉ muốn gọi bản thân mình đơn giản là Người kể chuyện, bộc bạch hết những gì sâu kín nhất từ trong những số phận và suy nghĩ của người Việt xa xứ. Có lẽ bởi vậy mà Ngày trở về đã đem đến cho khán giả một cảm giác gần gũi như ngồi bên nhân vật, cùng nhân vật, thấu hiểu và chia sẻ...
Để mỗi năm Ngày trở về không bị lặp lại, không bị nhàm chán thực không dễ làm. Đây không phải là một chương trình giải trí càng không phải thể loại tạp kỹ -xem để cười, để vui một chút trong lòng mà những người sản xuất qua chương trình muốn gieo một nốt trầm để khán giả được lắng lại giữa cuộc sống xô bồ. Điều đó đòi hỏi Lê Hoàng Linh cùng những cộng sự của anh phải bật tung lên ý tưởng, tìm ra một cách kể chuyện khéo léo dẫn dắt người xem. Cái tài của người đứng phía sau như Lê Hoàng Linh là đã chọn được một góc nhìn lớn và nhiều góc nhìn nhỏ về những số phận người Việt; truyền tải một cách chân thành và ấn tượng về công việc, suy nghĩ, cảm xúc của cộng đồng người Việt ở nước ngoài trong cuộc sống mưu sinh với nhiều vị trí từ công nhân, nhân viên, giáo sư hay sinh viên…
Lê Hoàng Linh cùng êkip chương trình Ngày trở về tại trường quay
Chưa từng ngại bước trước khó khăn, từ khi còn là một phóng viên trẻ, Lê Hoàng Linh đã luôn khao khát khám phá những điểm "nóng". Anh đã tác nghiệp ở những vùng đảo xa như: Hoàng Sa, Trường Sa... Năm 2013, phóng sự về hang Sơn Đoòng của anh được chương trình World Stories của Deutsche Welle (DW-Đức) - một kênh truyền hình uy tín trên thế giới lựa chọn là một trong những phóng sự xuất sắc nhất trong hơn 300 phóng sự gửi về. Sản phẩm của anh đã thuyết phục được những biên tập viên khó tính của kênh truyền hình quốc tế. Và đây là thành quả xứng đáng cho những giây phút mệt mỏi đến tê dại, nguy hiểm đến tính mạng của một người phóng viên luôn tâm niệm: "Mỗi một chương trình mình làm là mình vượt qua được những ranh giới của chính mình".
Lê Hoàng Linh trong một lần tác nghiệp
Giờ đây khi đã trở thành một người lãnh đạo của kênh truyền hình VTV4, có những bộn bề của công việc nhưng nghe tiếng gọi của mái trường trăm tuổi ở quê hương, anh vẫn thu xếp trở về, chung sức làm nên sự bùng nổ của đêm Gala Tọa đàm giáo dục: Lê Hồng Phong, Điểm tựa và Khát vọng – Một trong những sự kiện lớn nhất hướng tới Kỉ niệm 100 năm thành lập, 60 năm trường mang tên Tổng Bí thư Lê Hồng Phong.
Lê Hoàng Linh trong buổi Tọa đàm giáo dục: Lê Hồng Phong, Điểm tựa và Khát vọng
Và cũng trong dịp này, ai có dịp xem đoạn phim ngắn "Một thế kỷ trồng người" về những câu chuyện của nhiều thế hệ học sinh Lê Hồng Phong gắn bó với mái trường trăm tuổi cũng sẽ phần nào cảm nhận được cái chất một Ngày trở về rất đặc biệt mà Lê Hoàng Linh đã gửi gắm đằng sau đó.
Link phim Một thế kỷ trồng người https://www.facebook.com/chuyenlhpnd/posts/213492090134446
Khi xem những chương trình do Lê Hoàng Linh thực hiện, nghĩ về anh, chúng ta thêm tự hào về một người con của Lê Hồng Phong và thêm thấm thía: học trò của trường Lê Hồng Phong, dù ở đâu, làm nghề gì, ở thời đại nào cũng đều để lại dấu ấn. Phía sau những dấu ấn đó phải chăng là cốt cách Lê Hồng Phong: trí tuệ, tâm huyết, tự tôn, sáng tạo, nhân văn, nghĩa tình vẫn chảy trong huyết mạch!
Lê Hoàng Linh tiếp đón Hoàng tử Anh William đến với chương trình Talk Vietnam
Lê Hoàng Linh trong một chương trình Ngày trở về
Để mỗi năm Ngày trở về không bị lặp lại, không bị nhàm chán thực không dễ làm. Đây không phải là một chương trình giải trí càng không phải thể loại tạp kỹ -xem để cười, để vui một chút trong lòng mà những người sản xuất qua chương trình muốn gieo một nốt trầm để khán giả được lắng lại giữa cuộc sống xô bồ. Điều đó đòi hỏi Lê Hoàng Linh cùng những cộng sự của anh phải bật tung lên ý tưởng, tìm ra một cách kể chuyện khéo léo dẫn dắt người xem. Cái tài của người đứng phía sau như Lê Hoàng Linh là đã chọn được một góc nhìn lớn và nhiều góc nhìn nhỏ về những số phận người Việt; truyền tải một cách chân thành và ấn tượng về công việc, suy nghĩ, cảm xúc của cộng đồng người Việt ở nước ngoài trong cuộc sống mưu sinh với nhiều vị trí từ công nhân, nhân viên, giáo sư hay sinh viên…
Lê Hoàng Linh cùng êkip chương trình Ngày trở về tại trường quay
Lê Hoàng Linh trong một lần tác nghiệp
Lê Hoàng Linh trong buổi Tọa đàm giáo dục: Lê Hồng Phong, Điểm tựa và Khát vọng
Link phim Một thế kỷ trồng người https://www.facebook.com/chuyenlhpnd/posts/213492090134446
Khi xem những chương trình do Lê Hoàng Linh thực hiện, nghĩ về anh, chúng ta thêm tự hào về một người con của Lê Hồng Phong và thêm thấm thía: học trò của trường Lê Hồng Phong, dù ở đâu, làm nghề gì, ở thời đại nào cũng đều để lại dấu ấn. Phía sau những dấu ấn đó phải chăng là cốt cách Lê Hồng Phong: trí tuệ, tâm huyết, tự tôn, sáng tạo, nhân văn, nghĩa tình vẫn chảy trong huyết mạch!
- Hương Quỳnh -
Nguồn: vtv.vn
Nguồn: vtv.vn
Tin liên quan
- Chờ đón những trận đấu quyết định ngôi vương tại Sân vận động Thiên trường ngày 14/12/2024
- Giao lưu bóng đá nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982- 20/11/2024)
- Kết nối yêu thương – Sự chung tay từ mạnh thường quân và cựu học sinh chuyên Lê Hồng Phong
- Chàng trai đạt 9.0 IELTS sau 6 năm ôn luyện
- Nhớ về một thời