Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong Nam Định

SỨ MỆNH: Phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi, góp phần đào tạo hiền tài

TẦM NHÌN: Xây dựng trường chuyên chất lượng cao, vươn tầm khu vực, hội nhập quốc tế.

GIÁ TRỊ CỐT LÕI: Trí tuệ, Nhân văn, Trách nhiệm, Tự tôn, Sáng tạo.

Hội trường 100 năm

Trang chủ Hội trường 100 năm Kế hoạch tổ chức cuộc thi “Sao tháng Mười”

Kế hoạch tổ chức cuộc thi “Sao tháng Mười”

21/09/2020

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ HỒNG PHONG


 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Nam Định, ngày 14  tháng 9  năm 2020

KẾ HOẠCH
TỔ CHỨC CUỘC THI “SAO THÁNG MƯỜI”

Căn cứ kế hoạch tổ chức “Lễ kỉ niệm 100 năm thành lập, 60 năm trường mang tên Tổng bí thư Lê Hồng Phong” của nhà trường, ban Nội dung phối hợp với Đoàn trường tổ chức cuộc thi “Sao tháng mười” với nội dung cụ thể như sau:

A. MỤC ĐÍCH – Ý NGHĨA
  • Cuộc thi nằm trong chuỗi các hoạt động của học sinh hướng tới chào mừng hội trường.
  • Tạo sân chơi lành mạnh cho các Đoàn viên thanh niên trong trường, qua đó tạo dựng phong cách học sinh Lê Hồng Phong trong thời đại mới: Trí tuệ, tự tin, tự trọng, nhân ái, trung thực, hòa nhã, thân thiện, năng động, sáng tạo, trẻ trung mà văn minh, hiện đại mà thanh lịch.
  • Tạo ra chuỗi hoạt động góp phần vào việc làm truyền thông hướng tới chào mừng hội trường.
B. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
I. Thành phần ban Tổ chức
  STT     Thành phần Đại diện Nhiệm vụ
1 Ban Giám hiệu Cô Phạm Thị Huệ Trưởng ban
Thầy Nguyễn Hữu Thiêm
Cô Phạm Thị Thanh Tâm
Thầy Bùi Thái Học
Phó ban
Phó ban
Phó ban
2 Đoàn trường Thầy Ngô Khoa Học Phó ban
3 Ban Nội dung Thầy Nguyễn Hoàng Cương
Cô Nguyễn Phương Hạnh
Cô Vũ Thu Trang
Ủy viên
Ủy viên
Ủy viên
4 Các tổ chức khác Ban Đối ngoại - Truyền thông
Hội đồng GVCN
Chi đoàn giáo viên
Ban giám thị
Hội đồng giáo dục nhà trường.
Phối hợp tổ chức
II. Đối tượng và điều kiện dự thi
1. Đối tượng
  • Đoàn viên thanh niên đang sinh hoạt tại các chi đoàn trong nhà trường (số lượng không hạn chế).
  • Mỗi chi đoàn cử tối thiểu 01 đoàn viên thanh niên tham gia.
2. Điều kiện dự thi
Thí sinh dự thi đáp ứng được các tiêu chí sau:
  • Có ngoại hình ưa nhìn, phong cách tự tin, thanh lịch;
  • Có phẩm chất đạo đức tốt, lối sống lành mạnh;
  • Có sức khỏe, tâm lí tốt để tham gia cuộc thi.
III. Thể lệ cuộc thi
1. Vòng sơ tuyển
1.1 Thu hồ sơ
Mỗi thí sinh tham dự nộp 01 bộ hồ sơ dự thi gồm:
  • 01 bản đăng kí dự thi theo mẫu (có xác nhận của GVCN và phụ huynh học sinh);
  • Đĩa CD chứa một file định dạng mp4 ghi phần thể hiện tài năng của thí sinh. Có thể lựa chọn một trong các lĩnh vực như hát, múa, chơi nhạc cụ, khiêu vũ, cắm hoa, hùng biện, trang điểm, ảo thuật, võ thuật,...
  • 01 ảnh hồ sơ cỡ 4cm x 6cm, yêu cầu rõ mặt, không qua chỉnh sửa;
  • 01 ảnh chụp toàn thân cỡ 20cm x 25cm với yêu cầu:
                        + Độ phân giải tối thiểu 900*1300 pixel đối với ảnh đứng, tối thiểu 1100*630  pixel đối với ảnh ngang;
                        + Ảnh chụp không quá 6 tháng tính đến thời điểm dự thi, không chỉnh sửa;
                        + Trang phục thanh lịch, phù hợp với văn hóa học đường.
Mỗi bộ hồ sơ dự thi được đựng trong túi, bên ngoài ghi rõ họ tên, lớp gửi về văn phòng đoàn trường theo đơn vị lớp từ ngày 24/9/2020 đến ngày 28/9/2020.
1.2 Duyệt hồ sơ
            Ban Tổ chức sẽ căn cứ vào hồ sơ để chọn ra các thí sinh vào vòng Bán kết.
2. Vòng bán kết
2.1 Thời gian: Ngày 03/10/2020 (thứ 7).
2.2 Địa điểm: Hội trường 2 (tầng 2 - nhà E).
2.3 Ban giám khảo (Danh sách kèm theo).
2.4 Thể lệ: Mỗi thí sinh tham gia vòng Bán kết phải thực hiện 02 phần thi:
a. Phần chào hỏi
  • Mỗi thí sinh có 1- 2 phút giới thiệu về bản thân, điểm nổi bật, điều tự hào về mái trường, quan điểm/ lí tưởng sống. Hình thức thể hiện có thể ở dạng bài nói, thuyết trình, thơ, bài hát,…
  • Trong phần thi này, thí sinh có thể phải  trả lời thêm câu hỏi phụ của ban Giám khảo.
b. Phần thi chụp hình và catwalk
Thí sinh có thể lựa chọn thể hiện một trong các kiểu: trang phục dã ngoại, trang  phục thể thao, lễ phục (đồng phục hoặc áo dài), trang phục dạ hội. Trang phục phải lịch sự, phù hợp với thuần phong mĩ tục và văn hóa học đường.
            + Chụp hình: Mỗi thí sinh có 2 phút để tạo dáng trước ống kính máy quay, máy chụp để nhiếp ảnh gia lưu lại hình ảnh và đánh giá khả năng hợp tác của các thí sinh.
            + Catwalk (Nhạc nền của phần catwalk sẽ do ban Tổ chức chuẩn bị).
* Điểm thi của vòng Bán kết là tổng điểm của cả hai phần. Sau vòng thi này Ban Giám khảo sẽ chọn ra 20 thí sinh có điểm số cao nhất vào vòng Chung kết.
3. Vòng Chung kết
3.1 Chương trình đồng hành cùng thí sinh
     20 thí sinh có điểm số cao nhất sẽ tiếp tục tham gia chuỗi hoạt động “đồng hành cùng thí sinh Sao tháng Ba” gồm:
  • Chuỗi hoạt động của tập thể quảng bá hình ảnh của quê hương và nhà trường: tìm hiểu những danh lam thắng cảnh, những di tích lịch sử nổi tiếng của địa phương; gặp gỡ những nhân vật tiêu biểu điển hình, cùng đồng hành trong các cảnh quay về trường… do ban Tổ chức sắp xếp; tham gia các hoạt động xã hội cộng đồng ý nghĩa (thăm gia đình liệt sĩ là cựu HS trường LHP).
  • Chuỗi hoạt động của cá nhân quảng bá về “Mái trường trăm năm tuổi”. Ban tổ chức sẽ hướng dẫn để mỗi thí sinh tự dựng kịch bản và clip ngắn “Lê Hồng Phong trong tôi”. Ngoài ra, thí sinh tiếp tục được các chuyên gia hướng dẫn những kĩ năng sân khấu cơ bản, được tham gia tập luyện để có sự chuẩn bị tốt nhất cho đêm Chung kết.
Lưu ý: Các chuỗi hoạt động đều được chấm điểm và chiếm 10% tổng điểm trong đêm Chung kết. Ngoài ra, hình ảnh của các thí sinh sẽ được ghi lại và đăng trên các kênh quảng bá của nhà trường.
3.2 Đêm Chung kết
Thời gian: 18h30 ngày 31/10/2020 (thứ 7).
Địa điểm: Sân trường, THPT chuyên Lê Hồng Phong.
Ban giám khảo (danh sách kèm theo)
Thể lệ: Thí sinh tham gia vòng Chung kết đều phải trải qua 3 phần thi sau:
a. Chào hỏi chung của tất cả các thí sinh (trang phục chung của nhà tài trợ)
  • Nội dung giới thiệu: điểm nổi bật, điều tự hào về bản thân - ghi hình và trình chiếu trên màn hình LED cùng với giới thiệu của MC.
  • Thí sinh đi theo bạn dẫn (nếu là nữ).
  • Các thi sinh có phần biểu diễn chung trên sân khấu.
b. Trang phục
Nội dung: gồm 2 phần
  • Trang phục bắt buộc: Nam: veston; Nữ: áo dài.
  • Trang phục tự chọn: thể hiện vẻ đẹp của học sinh trong trang phục của một trong các dịp  như dã ngoại, thể thao, dạ hội. Trang phục cần lịch sự, phù hợp với thuần phong mĩ tục và văn hóa học đường; trang phục tự chọn phải được ban Tổ chức duyệt trước.
c. Tài năng (tổ chức thi và chấm riêng trước đêm Chung kết)
- Nội dung: thí sinh có thể chọn các hình thức thể hiện như hát, múa, chơi nhạc cụ, khiêu vũ, cắm hoa, hùng biện, trang điểm, ảo thuật, võ thuật…Thí sinh có thể sử dụng sự hỗ trợ của các thành viên khác trong chi đoàn.
- Thời gian: tối đa là 05 phút.
  • Điểm chấm của các thí sinh sẽ được cộng vào điểm tổng của đêm Chung kết.
  • 05 tiết mục đặc sắc nhất sẽ được chọn biểu diễn trong đêm Chung kết.
Lưu ý: Điểm của 3 phần thi trên gồm:
  • Điểm bình chọn trực tiếp của khán giả: cổng bình chọn cho thí sinh được ban Tổ chức mở trong đêm Chung kết. Kết quả bình chọn chiếm 20% tổng điểm.
  • Điểm của Ban giám khảo: chiếm 70% tổng điểm.
Năm thí sinh có tổng điểm 3 phần thi trên cao nhất sẽ được tham dự vòng thi ứng xử.
Thí sinh sẽ bốc thăm chọn giám khảo đặt câu hỏi cho mình. Thời gian trả lời câu hỏi của mỗi thí sinh là 05 phút.
 IV. Cơ cấu giải thưởng
- Các giải chính:
  •  01 giải nhất: 5.000.000 đồng, kỉ niệm chương và giấy chứng nhận;
  •  02 giải nhì: 3.000.000đ/ 1 thí sinh, kỉ niệm chương và giấy chứng nhận;
  •  02 giải ba: 2.000.000đ/ 1 thí sinh, kỉ niệm chương và giấy chứng nhận;
  •  15 giải Khuyến khích: 500.000đ/1 thí sinh, kỉ niệm chương và giấy chứng nhận.
- Các giải phụ:
  • Thí sinh tài năng nhất;
  • Thí sinh thân thiện nhất;
  • Thí sinh có ứng xử hay nhất;
  • Thí sinh có clip giới thiệu ấn tượng nhất;
  • Thí sinh được bình chọn nhiều nhất.
Mỗi giải phụ 1.000.000đ/ 1 thí sinh và giấy chứng nhận.
 
   DUYỆT CỦA LÃNH ĐẠO PHỤ TRÁCH
 
 
 
 
 
 
 
    NGƯỜI LẬP KẾ HOẠCH
 
 
 
 
   Nguyễn Hoàng Cương