Mở kỷ yếu, tìm kí ức - Chuyến tàu số 6
16/09/2020Mời bạn đọc hãy lên chuyến tàu số 6 nơi nhà ga Lê Hồng Phong để cùng hội ngộ trên trang sách với những khóa học 1982- 1985, 1983-1986, 1984-1987, 1984-1988, 1986-1989 trong cuốn kỉ yếu “Ngôi trường trăm tuổi - Điểm tựa và khát vọng” của ngôi nhà chung Lê Hồng Phong yêu dấu.
NHỊP CẦU NỐI NHỮNG ƯỚC MƠ
Ảnh khóa 1982-1985 đứng trên cây cầu tre
Ba mươi năm trước Thành Nam ấy
Chúng mình ngơ ngác bước vào đời
Ríu rít như một đàn chim nhỏ
Tung cánh bay đi khắp phương trời
Năm khóa học của những điều bình yên và giản dị, một thế hệ học trò Trường Lê ngày ấy, dẫu không phải hứng chịu quá nhiều mất mát chia ly, bom đạn trong chiến tranh, nhưng lại phải đối mặt với những thử thách, gian nan mới. Đó là một cuộc chiến không tiếng súng giữa thời bình, là cuộc mưu sinh để giành lấy con chữ và sự thành công từ muôn vàn thiếu thốn khó khăn thời bao cấp. Những cô cậu học trò đến lớp với cái bụng rỗng giữa những ngày đông rét lạnh thấu xương, bữa trưa đạm bạc và những đêm trắng xếp hàng bên vòi nước công cộng, hay trước cửa hàng mậu dịch, những buổi tối học bài, thiếu bút sách dưới ánh đèn dầu hỏa, những ngày ngoài việc đến trường còn hối hả cùng cha mẹ xe tơ, dệt vải, cuốn thuốc lá, bóc lạc, ép than tổ ong…Những câu chuyện nghĩ lại luôn có cảm giác khói bay nơi đầu mũi và trong khóe mắt, vẫn mãi là kí ức mặn mòi để nuôi dưỡng ước vọng đổi thay.
Đó còn là năm khóa học chứng kiến những sự kiện trọng đại của mái trường ở thập kỉ 80. Một cuộc đổi mới mạnh mẽ trong giáo dục, từ cách dạy, cách quản lý cho đến chương trình đào tạo đã giúp cho thấy trò nhà trường có nhiều sáng tạo. Học sinh tiếp thu kiến thức cơ bản đi liền với tiếp cận thực tiễn, làm chủ kiến thức trong chương trình sách giáo khoa cải cách. Và đây cũng là những năm tháng đầu tiên chứng kiến trọng lễ của nhà trường: ngày hội 65 năm tiền thân của trường và 30 năm trường mang tên Tổng Bí thư Lê Hồng Phong. Đặc biệt, sự kiện Tổng Bí thư Trường Chinh về thăm trường đã mang đến niềm vui mới, khí thế mới, tinh thần mới cho ngôi trường tràn đầy sức trẻ.
Thế hệ học trò thủa ấy, họ đã trở thành những bác sĩ, những kĩ sư, nhà lãnh đạo, nhà giáo cùng biết bao những con người chân phương giản dị. Họ dẫu chưa có cái thong dong của người đã đi qua giông bão, nhưng lại có niềm hăng say, trọng trách của người đang xông pha nơi trận lửa, tuyến đầu. Họ vẫn đang âm thầm trên mọi nẻo đường đời để đóng góp dựng xây đất nước.
Mời bạn đọc hãy lên chuyến tàu số 6 nơi nhà ga Lê Hồng Phong để cùng hội ngộ trên trang sách với những khóa học 1982- 1985, 1983-1986, 1984-1987, 1984-1988, 1986-1989 trong cuốn kỉ yếu “Ngôi trường trăm tuổi - Điểm tựa và khát vọng” của ngôi nhà chung Lê Hồng Phong yêu dấu.
Đó còn là năm khóa học chứng kiến những sự kiện trọng đại của mái trường ở thập kỉ 80. Một cuộc đổi mới mạnh mẽ trong giáo dục, từ cách dạy, cách quản lý cho đến chương trình đào tạo đã giúp cho thấy trò nhà trường có nhiều sáng tạo. Học sinh tiếp thu kiến thức cơ bản đi liền với tiếp cận thực tiễn, làm chủ kiến thức trong chương trình sách giáo khoa cải cách. Và đây cũng là những năm tháng đầu tiên chứng kiến trọng lễ của nhà trường: ngày hội 65 năm tiền thân của trường và 30 năm trường mang tên Tổng Bí thư Lê Hồng Phong. Đặc biệt, sự kiện Tổng Bí thư Trường Chinh về thăm trường đã mang đến niềm vui mới, khí thế mới, tinh thần mới cho ngôi trường tràn đầy sức trẻ.
Thế hệ học trò thủa ấy, họ đã trở thành những bác sĩ, những kĩ sư, nhà lãnh đạo, nhà giáo cùng biết bao những con người chân phương giản dị. Họ dẫu chưa có cái thong dong của người đã đi qua giông bão, nhưng lại có niềm hăng say, trọng trách của người đang xông pha nơi trận lửa, tuyến đầu. Họ vẫn đang âm thầm trên mọi nẻo đường đời để đóng góp dựng xây đất nước.
Mời bạn đọc hãy lên chuyến tàu số 6 nơi nhà ga Lê Hồng Phong để cùng hội ngộ trên trang sách với những khóa học 1982- 1985, 1983-1986, 1984-1987, 1984-1988, 1986-1989 trong cuốn kỉ yếu “Ngôi trường trăm tuổi - Điểm tựa và khát vọng” của ngôi nhà chung Lê Hồng Phong yêu dấu.
Một góc sân trường