10 điều cần biết về kỳ thi đánh giá năng lực 2022 – ĐHQG TP.HCM
22/01/2022
Với mục tiêu làm đa dạng hoá phương thực tuyển sinh, giúp tuyển chọn được những thí sinh có đủ năng lực tương thích với đặc trưng và yêu cầu của những chương trình đào tạo, ĐH quốc gia TP HCM và Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức kì thi Đánh giá năng lực (ĐGNL). Kết quả của kì thi này được sử dụng như một trong những phương thức xét tuyển bên cạnh những phương thức xét tuyển truyền thống.
Thông tin kỳ thi đánh giá năng lực đại học quốc gia TP.HCM
1. Tổng quan về kỳ thi đánh giá năng lực
- Theo thông tin từ TS Nguyễn Quốc Chính hiện đang làm Giám đốc Trung tâm Khảo thí và Đánh giá chất lượng Đào tạo, Đại học Quốc gia TP.HCM thì kỳ thi này thí sinh chỉ cần tập trung học tập tốt trong trường phổ thông, nâng cao khả năng suy luận, logic, đọc hiểu và ứng dụng nhiều chứ không phải nhớ nhiều.
- Bài thi đánh giá năng lực là một bài kiểm tra tổng hợp nhằm đánh giá khả năng vận dụng khối kiến thức.
- Về nội dung, đề thi tích hợp đầy đủ cả về mặt kỹ năng, kiến thức lẫn tư duy dưới hình thức cung cấp số liệu, dữ kiện và những công thức cơ bản nhằm mục đích đánh giá khả năng suy luận và giải quyết vấn đề, không đánh giá khả năng học thuộc lòng kiến thức. Đề thi được biên soạn dưới dạng những câu hỏi trắc nghiệm khách quan đa lựa chọn.
2. Cấu trúc bài thi
- Bài thi có 120 câu hỏi và được hoàn thành trong 150 phút. Đề thi gồm 3 phần: sử dụng ngôn ngữ, phần toán học, tư duy logic, phân tích số liệu và phần giải quyết vấn đề.
- Phần 1: ngôn ngữ 40 câu (gồm 2 môn tiếng Anh và tiếng Việt)
- Phần 2: Toán học, tư duy logic, phân tích số liệu 30 câu ( gồm toán học, tư duy logic và phân tích số liệu)
- Phần 3: Giải quyết vấn đề 50 câu (gồm các môn hóa học, vật lý, sinh học, địa lý, lịch sử)
- Cấu trúc chi tiết bài thi ĐGNL của ĐHQG TP.HCM như sau:
3. Phân bố điểm thi
Đối với bài thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM thì điểm của từng câu hỏi không giống nhau mà tuỳ thuộc vào độ khó và độ phân biệt của từng câu hỏi. Điểm số tối đa của bài thi là 1200 điểm, Trong đó:
- Phần ngôn ngữ tối đa là 400 điểm.
- Phần toán học, tư duy logic và phân tích số liệu là 300 điểm.
- Phần giải quyết vấn đề là 500 điểm.
4. Điểm thi đánh giá năng lực được công nhận trong bao lâu?
Tính từ ngày tổ chức thi, kết quả bài thi sẽ có hiệu lực trong vòng 12 tháng.
Bạn đang xem bài viết tổng hợp 10 điều cần biết về kỳ thi đánh giá năng lực 2022
5. Có phải kỳ thi đánh giá năng lực là kỳ thi bắt buộc để vào những trường đơn vị của Đại học quốc gia TP.HCM không?
- Kết quả kì thi ĐGNL chỉ là một trong những phương thức xét tuyển vào những trường đơn vị thành viên của Đại học quốc gia TPHCM.
- Năm 2021, trường đã dành tối đa 50% chỉ tiêu xét tuyển bằng hình thức thi ĐGNL. Do đó, kỳ thi này không phải là kỳ thi bắt buộc để tuyển sinh vào các trường đại học thuộc đơn vị Đại học quốc gia HCM, thí sinh vẫn có quyền được đăng kí thêm những hình thức xét tuyển khác.
6. Có bao nhiêu trường sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực của Đại học quốc gia TP.HCM để xét tuyển
- Năm 2022, dự kiến sẽ có thêm rất nhiều trường sử dụng kỳ thi này làm một trong những phương thức tuyển sinh mới.
- Riêng năm 2021 có khoảng 70 trường đã công nhận kết quả thi đánh giá năng lực trong đó có 10 trường thuộc đơn vị thành viên của ĐHQG TP.HCM gồm trường ĐH Quốc tế, phân hiệu ĐHQG – HCM tại Bến Tre, trường ĐH Kinh tế – Luật , trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn, trường ĐH Công nghệ Thông tin, khoa Y, Viện Đào tạo Quốc tế, ĐH Bách khoa và trường ĐH An Giang, trường ĐH Khoa học Tự nhiên.
XEM THÊM: Chi tiết điểm chuẩn đánh giá năng lực các trường năm 2021
7. Nếu không trúng tuyển kỳ thi đánh giá năng lực thì còn có thể vào Đại học quốc gia TP.HCM và những trường khác không?
Kỳ thi này chỉ là một trong các hình thức tuyển sinh, do đó thí sinh hoàn toàn có thể tham gia một hoặc nhiều phương thức khác để tăng cơ hội trúng tuyển ĐH.
8. Những mốc thời gian quan trọng cho kỳ thi đánh giá năng lực Đại học quốc gia TP.HCM năm 2022
Năm 2022, dự kiến kỳ thi ĐGNL sẽ được tổ chức như những đợt trước đó, sẽ có 2 đợt thi chính thức. Giá trị kết quả thi của 2 đợt là như nhau, tuỳ vào nhu cầu của thí sinh mà có thể đăng kí đợt thi tương thích với mình.
Thời gian dự kiến đợt 1 (năm 2022) diễn ra vào cuối tháng 3.
Tham khảo lịch thi ĐGNL của năm 2021:
- 15/01/2021: Mở đăng kí dự thi ĐGNL đợt 1.
- 05/03/2021: Kết thúc đăng kí dự thi ĐGNL đợt 1.
- 28/03/2021: Tổ chức thi ĐGNL đợt 1.
- 05/04/2021: Thông báo kết quả thi ĐGNL đợt 1.
Thời gian dự kiến đợt 2 (năm 2021) sẽ diễn ra ngay sau kỳ thi THPT Quốc Gia vào cuối tháng 7. Do dịch bệnh Covid 19 quá phức tạp nên đợt thi này không được tổ chức.
9. Địa điểm tổ chức thi
- Dự kiến kỳ thi ĐGNL 2022 cơ bản sẽ được tổ chức giống như năm 2021. Kỳ thi có thể mở rộng ra các tỉnh phía bắc( kết hợp với Đại Học Quốc Gia Hà Nội) và các tỉnh Tây Nguyên.
- Tham khảo điểm tổ chức thi năm 2021:
- Đợt 1 diễn ra tại các tỉnh TP HCM, Nha Trang, TP Đà Nẵng, An Giang, Bến Tre, Bạc Liêu, Buôn Ma Thuật.
- Đợt 2 dự kiến diễn ra tại TP HCM, TP Đà Nẵng, An Giang, Nha Trang. Do tình hình diễn biến phức tạp của dịch Covid 19 nên kỳ thi này không được tổ chức.
10. Đại học Quốc gia TP.HCM đã phát hành tài liệu ôn thi cho kỳ thi này chưa?
- Năm 2021 Đại Học Quốc Gia TPHCM công bố đề thi mẫu minh họa tham khảo.
- Ngoài ra, Đại Học Quốc Gia TP.HCM không ban hành các bộ tài liệu ôn tập dưới mọi hình thức khác, không khuyến khích luyện đề thi, chỉ có định hướng luyện thi nâng cao khả năng toàn diện. Phía nhà trường chỉ đưa ra cấu trúc đề thi và bài thi mẫu để các thí sinh dựa vào đó để biết luyện cách xử lý, tư duy.
Trên đây là tổng hợp 10 điều cần biết về kỳ thi đánh giá năng lực 2022. Chúc các bạn đạt được kết quả cao trong kỳ thi.
Nguồn: hoctot.net.vn
Tin liên quan
- Những điểm mới của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023
- ĐH Ngoại thương công bố 6 phương thức tuyển sinh 2023
- Ngày 10-3, tư vấn 'Tuyển sinh đại học, cao đẳng 2022: Những thông tin mới nhất'
- Hơn 10 phương thức xét tuyển đại học năm 2022
- 8 bước thí sinh phải thực hiện lần lượt khi điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển