Tổng quát kì thi đánh giá năng lực 2022
22/01/2022
1. Thông tin chung về kỳ thi đánh giá năng lực
1.1. Mục tiêu của kỳ thi đánh giá năng lực? kỳ thi đánh giá năng lực là gì?
- Với mục tiêu đa dạng hóa phương thức tuyển sinh để góp phần tuyển chọn được những thí sinh có năng lực và phù hợp với đặc thù của các chương trình đào tạo, Đại học Quốc gia Hà nội và Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (từ năm 2018) đã tổ chức kỳ thi Đánh giá năng lực (ĐGNL).
- Kỳ thi đánh giá năng lực là gì? Về cơ bản kỳ thi này là bài kiểm tra đánh giá năng lực cơ bản nhất của học sinh khi chuẩn bị bước vào đại học, thông qua một bài thi tổ hợp.
- Kỳ thi giúp mở rộng phương án xét tuyển của các trường Đại học, góp phần đánh giá chính xác và toàn diện hơn về năng lực của thí sinh, để tuyển chọn thí sinh có năng lực phù hợp để học bậc đại học.
- Về đối tượng dự thi, trung tâm Khảo thí cho biết tất cả các học sinh THPT và các thí sinh tự do có nguyện vọng đều có thể dự thi kỳ thi này.
1.2. Lịch thi đánh giá năng lực năm 2022
- Đối với trường Đại Học Quốc Gia Hà Nội, kỳ thi đánh giá năng lực sẽ được tổ chức 7 – 8 đợt vào khoảng thời gian từ tháng 2 cho tới tháng 8. Thí sinh sẽ được lựa chọn ngày thi, ca thi, đợt thi phù hợp với kế hoạch cá nhân, và cũng có thể thay đổi lịch thi này trước 14 ngày diễn ra kỳ thi. Các bạn thí sinh nếu thi chưa đạt có thể đăng ký thi thử sức thêm sau 28 ngày.
- Đối với trường Đại Học Quốc Gia TP.HCM, kỳ thi này sẽ được tổ chức thành 2 đợt, thời gian dự kiến đợt 1 vào cuối tháng 3 và đợt 2 vào đầu tháng 7. Đợt thi thứ 2 sẽ diễn ra trước hoặc sau kỳ thi THPT Quốc Gia sao cho không quá sát với kỳ thi đó.
- Tuy nhiên trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid 19 thì lịch thi có thể sẽ thay đổi và quy trình cũng tương đối phức tạp hơn so với các đợt thi diễn ra trước đó, để vừa đảm bảo công tác chống dịch vừa đảm bảo công tác xét tuyển của các trường Đại học. Sự thay đổi về lịch thi cũng như các quy định về điều kiện dư thi sẽ được thông báo sớm nhất để các thí sinh có thể nắm bắt kịp thời.
2. Danh sách các trường tổ chức và công nhận kết quả kỳ thi để xét tuyển
Nhằm hướng tới mục tiêu đa dang hoá phương thức tuyển sinh và nâng cao chất lượng đầu vào, nhiều trường đã lựa chọn kỳ thi đánh giá năng lực là một trong những phương thức xét tuyển bên cạnh các phương thức truyền thống. Dưới đây là danh sách các trường tổ chức thi và sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực để xét tuyển.
2.1. Các trường tổ chức thi đánh giá năng lực
- Năm 2021 trên cả nước có 2 đơn vị tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực là Đại Học Quốc Gia Hà nội và Đại học Quốc gia Thành phố HCM.
- Đại Học Quốc Gia Hà Nội là trường tiên phong tổ chức kỳ thi này từ năm 2015 đến nay, kỳ thi diễn ra tại Trung tâm Khảo thí có địa chỉ Tầng 3, Tòa nhà C1T, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội. Năm 2018 trường ĐH Quốc gia TP.HCM cũng đã đăng ký tổ chức. Kỳ thi được tổ chức ở nhiều cụm thi trong các tỉnh thành phía Nam. Năm 2021, kỳ thi được tổ chức tại 54 địa điểm của các tỉnh gồm TP.HCM, An Giang, Đà Nẵng, Bến Tre, Nha Trang, Bạc Liêu, Đắk Lắk…
2.2. Các trường sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực để xét tuyển
- Tính tới thời điểm hiện tại đã có khoảng 120 trường Đại Học, Cao Đẳng (chưa kể các khoa,ngành trực thuộc). Khu vực phía Bắc gồm khoảng 30 trường, trong đó có 7 trường thuộc đơn vị thành viên Đại Học Quốc Gia Hà Nội và duy nhất có trường Đại Học Ngoại Thương nằm ngoài đơn vị có sử dụng kết quả kỳ thi này. Khu vực phía Nam có 72 trường, trong đó có 11 trường thuộc đơn vị thành viên Đại Học Quốc Gia TP.HCM và 61 trường nằm ngoài đơn vị.
- Năm 2021, Đại Học Quốc Gia Hà Nội công bố điểm chuẩn dựa trên kết quả của kỳ thi ĐGNL là 80/150 điểm trở lên. Trường ĐH Ngoại ngữ- ĐHQGHN điểm trúng tuyển từ 110/150 điểm, trường ĐH giáo dục đạt 95/150 điểm, khoa Luật-ĐHQGHN tất cả các ngành phải đạt từ 90/150 điểm trở lên.
- Đối với trường Đại Học Quốc Gia TP.HCM có điểm chuẩn năm 2021 dao động từ 600 – 905/ 1.200 điểm. ĐH Bách Khoa- ĐHQG TP.HCM tất cả các ngành phải đạt điểm từ 900/1200 điểm trở lên, ĐH Quốc Tế- ĐHQG TP.HCM điểm chuẩn dao động từ 600-870 điểm, ĐH Khoa học tự nhiên – ĐHQG TP.HCM điểm chuẩn phải đạt từ 811/1200 điểm.
CẬP NHẬT MỚI NHẤT về kỳ thi đánh giá năng lực tháng 01/2022:
Hiện có hơn 50 trường đại học và các trường thành viên đăng ký sử dụng kết quả của kỳ thi đánh giá năng lực tổ chức năm 2022 do Đại Học Quốc gia Hà Nội tổ chức để xét tuyển đại học. Danh sách này sẽ được cập nhật liên tục ngay khi có thêm thông tin mới đến từ phía Đại học Quốc gia Hà Nội công bố:
- Các trường thành viên, các khoa trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội
- Cục nhà Nhà trường (Bộ Quốc phòng)
- Các trường thành viên và các khoa thuộc Đại học Huế
- Các trường và khoa thuộc Đại học Thái Nguyên
- Trường Đại học Ngoại thương
- Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
- Trường Đại học Thương Mại
- Trường Đại học Vinh
- Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải
- Trường Đại học Tài Nguyên Môi trường
- Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên
- Trường Đại học Kinh tế – Kỹ thuật Công nghiệp
- Trường Đại học Tân Trào
- Trường Đại học Phenikaa
- Trường Đại học Hồng Đức
- Học viện Toà án
- Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh
- Trường Đại học Lao động – Xã hội
- Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
- Trường Đại học Thủ đô
- Trường Đại học Hùng Vương
- Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương
- Học viện Ngân hàng
- Trường Đại học Nông – Lâm Bắc Giang
- Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định
- Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì
- Trường Đại học Điện lực
Danh sách các trường công nhận và xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá năng lực năm 2022 do Đại học Quốc gia TP.HCM tổ chức (danh sách sẽ được cập nhật hàng tháng):
- Trường Đại học Bách khoa – Đại Học Quốc Gia TP.HCM
- Trường Đại học Công nghệ Thông tin- ĐHQG TP.HCM
- Trường Đại học Khoa học Tự nhiên- ĐHQG TP.HCM
- Trường Đại học Kinh tế Luật – Đại Học Quốc Gia TP.HCM
- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn- ĐHQG TP.HCM
- Khoa Y, Đại học Quốc gia TPHCM
- Trường Đại học Quốc tế- ĐHQG TP.HCM
- Phân hiệu Đại học Quốc gia TPHCM tại tỉnh Bến Tre
- Trường Đại học An Giang- ĐHQG TP.HCM
- Viện Đào tạo Quốc tế- ĐHQG TP.HCM
- Trường Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng
- Trường Đại học Kinh tế TPHCM
- Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt – Anh – Đại học Đà Nẵng
- Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng
- Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TPHCM
- Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật – Đại học Đà Nẵng
- Trường Đại học Kinh tế – Tài chính
- Trường Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng
- Trường Đại học Nha Trang
- rường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt- Hàn – Đại học Đà Nẵng
- Trường Đại học Phạm Văn Đồng
- Trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng
- Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Đà Nẵng
- Trường Đại học Lạc Hồng
- Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long
- Trường Đại học Thủ Dầu Một
- Trường Đại học Nguyễn Tất Thành
- Trường Đại học Hùng Vương TPHCM
- Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An
- Trường Đại học Bình Dương
- Trường Đại học Yersin Đà Lạt
- Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu
- Trường Đại học Văn Hiến
- Trường Đại học Công Nghệ TPHCM
- Trường Đại học Tây Nguyên
- Trường Đại học Kỹ thuật – Công nghệ Cần Thơ
- Trường Đại học Tiền Giang
- Phân hiệu Trường Đại học Giao thông Vận tải tại TPHCM
- Trường Đại học Ngoại ngữ Tin học TPHCM
- Trường Đại học Công nghệ Miền Đông
- Trường Đại học Nam Cần Thơ
- Trường Đại học Đồng Tháp
- Trường Đại học Khánh Hòa
- Trường Đại học Quốc tế Sài Gòn
- Trường Đại học Xây dựng Miền Trung
- Trường Đại học Phan Châu Trinh
- Trường Đại học Văn Lang
- Trường Đại học Gia Định
- Trường Đại học Công nghiệp TPHCM
- Trường Đại học Tây Đô
- Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng
- Trường Đại học Sài Gòn
- Trường Đại học Công nghệ Sài Gòn
- Trường Đại học Trà Vinh
- Trường Đại học Tài chính- Marketing
- Học Viện Hàng không Việt Nam
- Trường Đại học Bạc Liêu
- Trường Đại học Tân Tạo
- Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TPHCM
- Trường Đại học Hoa Sen
- Trường Đại học Ngân hàng
- Trường Đại học Phan Thiết
- Trường Đại học Buôn Ma Thuật
- Trường Đại học Kiến trúc TPHCM
- Trường Đại học Nông lâm TPHCM
- Trường Cao đẳng Sài Gòn Gia Định
- Trường Cao đẳng Viễn Đông
- Trường Cao đẳng Quốc tế TPHCM
- Trường Cao đẳng Miền Nam
- Trường Đại học Kỹ thuật Cao Thắng
3. Đăng ký thi đánh giá năng lực
- Thời gian đăng ký thi DGNL tại Đại Học Quốc Gia Hà Nội năm 2021 được thực hiện trong tháng 4 và tháng 5, dự kiến năm 2022 lịch đăng ký cũng sẽ tương tự năm 2021. Thời gian và lịch thi cụ thể có thể thay đổi do diễn biến của dịch Covid, do đó nhà trường khuyên các thí sinh nên thường xuyên theo dõi và cập nhật, tra cứu thông tin dự thi trên website của trường: cet.vnu.edu.vn; hoặc khaothi.vnu.edu.vn; qua hotline 1900.8668.91 trong giờ hành chính hoặc qua email: khaothi@vnu.edu.vn.
- Trường Đại Học Quốc Gia TP.HCM, năm 2021 thí sinh đăng ký dự thi từ ngày 15/1-5/3 và đợt 2 vào khoảng 4/5-4/6. Dự kiến thời gian đăng ký thi ĐGNL năm 2022 sẽ có một chút thay đổi, thí sinh cần theo dõi và cập nhật thông tin mới nhất, đăng ký dự thi và xét tuyển tại địa chỉ: vnuhcm.edu.vn hoặc cete.vnuhcm.edu.vn.
3.2. Cách đăng ký và thanh toán lệ phí thi
3.2.1. Đăng ký dự thi đánh giá năng lực Đại Học Quốc Gia Hà Nội 2022
- Thí sinh đăng ký thi tại cổng thông tin Khảo thí ĐHQGHN tại địa chỉ khaothi.vnu.edu.vn hoặc cet.vnu.edu.vn có thể truy cập bằng máy tính hoặc điện thoại thông minh.
- Để đăng ký dự thi các thí sinh phải chuẩn bị: email cá nhân, chứng minh thư nhân dân/ căn cước công dân và ảnh chân dung kích thước 4×6.
- Quy trình đăng ký thi gồm các bước:
- Bước 1: Truy cập vào trang khaothi.vnu.edu.vn hoặc cet.vnu.edu.vn để đăng ký.
- Bước 2: Đăng ký tài khoản (vào kiểm tra email đã dùng để đăng ký xác nhận tài khoản)
- Bước 3: Sau khi xác nhận xong hệ thống sẽ chuyển đến trang đăng nhập.
- Bước 4: Thí sinh đăng nhập với email và mật khẩu đã tạo.
- Bước 5: Nhập hồ sơ: thí sinh phải nhập chính xác thông tin của mình vì nó được sử dụng làm Phiếu dự thi và giấy xác nhận kết quả thi.
- Bước 6: Đăng ký ca thi: thí sinh lựa chọn ca thi, ngày thi phù hợp.
- Bước 7: Nộp lệ phí thi: thí sinh kiểm tra lại thông tin sau đó nhấn vào mục Thanh toán. Có hai phương thức thanh toán đó là qua VietelPay hoặc Bankplus. Thí sinh chọn phương thức thanh toán nhập thông tin vào. Lệ phí thi 200.000/lượt/thí sinh.
- Bước 8: Tra cứu thông tin và phiếu dự thi.
3.2.2. Đăng ký dự thi Đại Học Quốc Gia TP.HCM 2022
Thí sinh đăng ký dự thi thông qua một trong ba phương thức sau:
- Đăng ký qua đường bưu điện bằng cách gửi hồ sơ tới Trung tâm Khảo thí và Đánh giá Chất lượng đào tạo ĐHQG-HCM, địa chỉ Phòng 403, Nhà điều hành ĐHQG-HCM, Khu phố 6, Phường Linh Trung, Quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
- Đăng ký trực tiếp tại văn phòng Trung tâm Khảo thí và Đánh giá Chất lượng Đào tạo ĐHQG-TP.HCM.
- Đăng ký trực tuyến trên trang website thinangluc.vnuhcm.edu.vn. Quy trình đăng ký trực tuyến như sau:
- Truy cập vào trang web trên
- Đăng ký tài khoản
- Nhập hồ sơ: thí sinh phải nhập đầy đủ và chính xác các thông tin
- Nhấn nút “Tôi không phải người máy” làm theo yêu cầu sau đó nhấn “xác minh”
- Kiểm tra email và nhấn xác nhận tài khoản
- Tạo mật khẩu và xác nhận tài khoản
- Đăng nhập và chọn đợt thi và nhấn “Đăng ký”
- Kiểm tra lại thông tin và chọn cách thanh toán. Lệ phí 200.000đồng/lượt thi/thí sinh.
Phương thức thanh toán
Thí sinh có thể chọn một trong ba phương thức thanh toán sau:
- Qua phần mềm MoMo trên điện thoại di động.
- Chuyển khoản đến một trong các ngân hàng của Trung tâm khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo.
- Nộp trực tiếp tại Trung tâm Khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo ĐHQG TP.HCM
4. Tổng quan về bài thi đánh giá năng lực
4.1. Mục tiêu của bài thi đánh giá năng lực
- Bài thi đánh giá năng lực giúp nhận định khả năng của từng học sinh dựa trên khả năng sử dụng ngôn ngữ, khả năng tư duy logic, xử lý dữ liệu và giải quyết vấn đề.
- Bài thi sẽ đánh giá năng lực toàn diện mỗi học sinh trong tất cả các môn học đi kèm với đó là các lĩnh vực trong đời sống. Các môn thi gồm có: môn toán, vật lý, ngữ văn, hóa học, tiếng Anh, sinh học, các môn năng khiếu. Tùy theo từng ngành khác nhau sẽ có tổ hợp môn khác nhau.
4.1.1. Cấu trúc bài thi đánh giá năng lực 2022
- Cấu trúc của đề thi đánh giá năng lực (ĐGNL) gồm có 3 phần:
- Sử dụng ngôn ngữ
- Toán học, tư duy logic, phân tích số liệu
- Giải quyết vấn đề
- Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ xây dựng bài thi theo hướng khác với bài thi truyền thống , bài thi gồm 3 hợp phần:
- Tư duy định lượng (gồm 50 câu trong thời gian 75 phút).
- Tư duy định tính (gồm 50 câu, 60 phút).
- Khoa học (gồm 50 câu thuộc các lĩnh vực khoa học tự nhiên, công nghệ và khoa học xã hội làm trong 60 phút).
- Tổng thời gian làm bài là 195 phút, tổng 150 điểm.
- Bài thi của Đại Học Quốc Gia – TP.HCM gồm có 120 câu hỏi trắc nghiệm với tổng thời lượng làm bài là 150 phút. Trong đó:
- Điểm tối đa phần sử dụng ngôn ngữ là 400 điểm.
- Phần Toán học, tư duy logic và phân tích số liệu 300 điểm.
- Phần giải quyết vấn đề 500 điểm.
- Tổng điểm tối đa của bài thi là 1.200 điểm.
4.1.2. Cách làm bài thi đạt điểm cao
- Đề thi Đánh giá năng lực sẽ cung cấp số liệu, dữ kiện và các công thức cơ bản nhằm đánh giá khả năng tư duy, suy luận và giải quyết vấn đề, chứ không phải là kiểm tra khả năng thuộc lòng. Vì vậy, để có thể làm tốt bài thi các bạn học sinh nên tham khảo một số cách làm dưới đây của các thủ khoa kỳ thi này từ những năm trước chia sẻ lại:
- Làm bài theo quy tắc câu dễ làm trước, câu khó làm sau. Cấu trúc bài thi đánh giá năng lực có đến 50% các câu hỏi ở mức độ dễ và trung bình. Vì vậy, hãy cố gắng tập trung và làm chính xác phần này, không nên dành quá nhiều thời gian vào câu khó. Những câu hỏi dễ hơn ở phần sử dụng ngôn ngữ thì các bạn nên làm trong thời gian nhanh nhất, hãy tập trung cho câu hỏi cần nhiều khả năng suy luận và phân tích ở 2 phần còn lại.
- Mỗi câu hãy đọc khoảng 3 lần. Lần đầu chỉ đọc lướt để hiểu sơ nội dung, lần hai đọc tìm từ khóa và lần cuối cùng để chọn đáp án chính xác.
- Câu nào chắc chắn thì trả lời ngay, câu khó để làm sau. Khi làm xong một lượt, quay trở lại để làm những câu khó đó. Với câu khó hãy sử dụng phương pháp loại trừ để chọn đáp án, câu nào khó quá không biết đáp án thì đánh lụi.
- Dành 10 phút kiểm tra lại xem đã chọn hết đáp án chưa và có đánh nhầm câu nào không. Nếu lỡ không đủ thời gian thì tiếp tục sử dụng phương pháp “đánh lụi” để không bỏ câu nào.
4.2. Cách ôn thi đánh giá năng lực hiệu quả
Kết quả của kỳ thi đánh giá năng lực rất quan trọng cho những bạn học sinh có nguyện vọng đăng ký vào các trường ĐH mà mình mong muốn. Kỳ thi này không phải quá xa lạ với các bạn học sinh nhưng cấu trúc đề thì lại khá mới lạ, vì vậy không phải ai cũng biết cách ôn luyện sao cho hiệu quả. Dưới đây là một vài điều cần chú ý khi ôn thi ĐGNL:
4.2.1. Ôn thi đúng phương pháp
- Không học lệch, học tủ mà phải học theo hướng toàn diện.
- Ôn tập tất cả các môn học, không thể ôn theo chiều hướng 3-4 môn xét tuyển đại học như kỳ thi THPT quốc gia.
- Cần nắm vững kiến thức nền tảng và biết cách vận dụng chúng.
- Nên đọc cả các kiến thức bên ngoài sách giáo khoa và giải các “câu đố mẹo” có trên mạng để làm tốt phần thi logic.
- Rèn luyện qua các mẫu đề thi để hiểu cấu trúc của bài, cách ra đề thi để tự đo lường kiến thức và biết cách phân bổ thời gian ôn và làm bài hợp lý.
4.2.2. Ôn thi đúng nơi
- Học tập trên trường và ôn luyện ở nhà là điều bắt buộc đối với mỗi học sinh để có thể tích luỹ kiến thức cho kỳ thi này.
- Các bạn cũng có thể bổ sung và nâng cao kiến thức của mình bằng cách ôn thi tại các “lò” luyện thi, các trung tâm ôn luyện.
- Hiện nay có rất nhiều app, website hay các trang mạng xã hội mà các bạn có thể học tập và ôn luyện. Các khoá học online giúp các bạn vừa có thể học tập ngay tại nhà vừa chủ động được thời gian. Tuy nhiên các bạn hãy tìm hiểu thật kỹ về các khoá học để có thể tìm được đúng nơi học tập phù hợp với bản thân. ĐẶC BIỆT các bạn có thể đăng ký sử dụng hệ thống học – luyện đề – luyện thi đánh giá năng lực trực tuyến hoàn toàn miễn phí do hoctot.net.vn kết hợp với HOCMAI.VN phát triển.
4.3. Tài liệu ôn thi đánh giá năng lực
- Làm quen với hệ thống các bài thi trong kỳ thi đánh giá năng lực là điều rất quan trọng. Các bạn nên ôn luyện theo bộ đề cương ôn thi đánh giá năng lực, kết hợp song song với việc luyện đề thi của những năm trước đó. Điều này sẽ giúp cho các bạn có thể làm bài thi một cách dễ dàng từ đó đạt được điểm số cao trong kỳ thi.
- Ngoài ra, trên thị trường hiện nay cũng đã xuất bản các cuốn sách dành riêng cho việc ôn thi DGNL như “Tăng tốc luyện đề” hay “giải mã đề thi”…
5. Tra cứu điểm thi và nhận giấy chứng nhận kết quả
- Tối thiểu sau 4 ngày kể từ khi kỳ thi diễn ra thì kết quả của kỳ thi sẽ được cập nhật tại các trang web của trường.
- Tra cứu điểm thi và nhận giấy chứng nhận kết quả ĐGNL Đại Học Quốc Gia Hà Nội trên trang web khaothi.vnu.edu.vn qua các bước:
- Đăng nhập tài khoản
- Vào mục Chứng nhận kết quả
- Mở link tra cứu tại mục Mã bưu điện hoặc truy cập vào mục VNPOST.VN
- Nhập mã vào VN Post
- Đăng xuất.
- Tra cứu điểm thi và nhận giấy chứng nhận kết quả ĐGNL Đại Học Quốc Gia TP.HCM: Thí sinh truy cập và đăng nhập tại trang web thidnangluc.vnuhcm.edu.vn sau đó bấm vào kết quả thi. Giấy báo điểm bản gốc thì sẽ được Trung tâm Khảo thí và Đánh giá chất lượng đào tạo (ĐH Quốc gia TP.HCM) gửi tới cho thí sinh trong vòng 5 ngày kể từ khi có kết quả thi.
Tin liên quan
- Những điểm mới của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023
- ĐH Ngoại thương công bố 6 phương thức tuyển sinh 2023
- Ngày 10-3, tư vấn 'Tuyển sinh đại học, cao đẳng 2022: Những thông tin mới nhất'
- Hơn 10 phương thức xét tuyển đại học năm 2022
- 8 bước thí sinh phải thực hiện lần lượt khi điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển