Trang chủ ›
Thông tin tuyên truyền ›
Lịch sử ngày 20/10- tôn vinh và phát huy vai trò kiến tạo, dựng xây của người phụ nữ.
Lịch sử ngày 20/10- tôn vinh và phát huy vai trò kiến tạo, dựng xây của người phụ nữ.
20/10/2021Ngày 20/10/1930, Hội Phụ nữ phản đế Việt Nam (nay là Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam) chính thức được thành lập. Từ dấu mốc quan trọng này, với tinh thần trân trọng vai trò, vị trí người phụ nữ, với tư tưởng nhân văn về bình đẳng giới, ngày 20/10 hàng năm được Đảng ta lấy là ngày kỉ niệm và tôn vinh phụ nữ Việt Nam.
Lịch sử dựng nước và giữ nước hàng ngàn năm của dân tộc Việt Nam ghi đậm dấu ấn chói ngời về lòng yêu nước, thương dân của những nữ anh hùng hào kiệt: Trưng Trắc, Trưng Nhị, Bà Triệu, Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Thị Sáu, Nguyễn Thị Định…Ngay từ khi thành lập, Đảng đã xác định phụ nữ giữ một vai trò trọng yếu trong sự trường tồn của dân tộc. Đảng chỉ rõ nhiệm vụ giải phóng phụ nữ gắn liền với giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp gắn liền với giải phóng phụ nữ.
Thực hiện chủ trương đó, ngày 20/10/1930, Hội Phụ nữ phản đế Việt Nam (nay là Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam) chính thức được thành lập. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, một đoàn thể quần chúng của phụ nữ được hoạt động hợp pháp và công khai, nhằm đoàn kết, động viên lực lượng phụ nữ đóng góp tích cực vào sự nghiệp cách mạng của đất nước. Vì vậy, ngày 20/10 hàng năm được chọn là Ngày Phụ nữ Việt Nam.
Phụ nữ Việt Nam luôn là niềm tự hào của dân tộc. Bác đã từng tôn vinh: “Giang sơn gấm vóc Việt Nam là do phụ nữ Việt Nam, trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ”. Ở mỗi thời kỳ trong lịch sử đấu tranh của dân tộc, ta luôn thấy hình dáng người phụ nữ. Từ thời đại các vua Hùng cho đến thời đại Hồ Chí Minh, qua những chặng đường vô cùng oanh liệt của dân tộc, phụ nữ Việt Nam vẫn luôn tỏ rõ truyền thống thông minh, sáng tạo, lao động cần cù, chiến đấu dũng cảm. Lịch sử sẽ còn mãi ghi lại hình ảnh chói ngời của những “đội quân tóc dài”, những nữ chiến sĩ bất khuất trong tù, những mẹ già đào hầm bảo vệ cán bộ, cất giấu thương binh, những đội nữ dân quân bắn rơi máy bay phản lực, bắn cháy tàu chiến của địch, những nữ thanh niên xung phong “sống bám cầu bám đường, chết kiên cường, dũng cảm”. Hàng triệu người mẹ, người vợ đã vượt qua mọi hi sinh gian khổ, động viên chồng con đi chiến đấu, đảm đang việc nước, việc nhà, vững vàng gan dạ vừa sản xuất, vừa chiến đấu. Phụ nữ Việt Nam xứng đáng với 8 chữ vàng “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”.
Thực hiện chủ trương đó, ngày 20/10/1930, Hội Phụ nữ phản đế Việt Nam (nay là Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam) chính thức được thành lập. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, một đoàn thể quần chúng của phụ nữ được hoạt động hợp pháp và công khai, nhằm đoàn kết, động viên lực lượng phụ nữ đóng góp tích cực vào sự nghiệp cách mạng của đất nước. Vì vậy, ngày 20/10 hàng năm được chọn là Ngày Phụ nữ Việt Nam.
Phụ nữ Việt Nam luôn là niềm tự hào của dân tộc. Bác đã từng tôn vinh: “Giang sơn gấm vóc Việt Nam là do phụ nữ Việt Nam, trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ”. Ở mỗi thời kỳ trong lịch sử đấu tranh của dân tộc, ta luôn thấy hình dáng người phụ nữ. Từ thời đại các vua Hùng cho đến thời đại Hồ Chí Minh, qua những chặng đường vô cùng oanh liệt của dân tộc, phụ nữ Việt Nam vẫn luôn tỏ rõ truyền thống thông minh, sáng tạo, lao động cần cù, chiến đấu dũng cảm. Lịch sử sẽ còn mãi ghi lại hình ảnh chói ngời của những “đội quân tóc dài”, những nữ chiến sĩ bất khuất trong tù, những mẹ già đào hầm bảo vệ cán bộ, cất giấu thương binh, những đội nữ dân quân bắn rơi máy bay phản lực, bắn cháy tàu chiến của địch, những nữ thanh niên xung phong “sống bám cầu bám đường, chết kiên cường, dũng cảm”. Hàng triệu người mẹ, người vợ đã vượt qua mọi hi sinh gian khổ, động viên chồng con đi chiến đấu, đảm đang việc nước, việc nhà, vững vàng gan dạ vừa sản xuất, vừa chiến đấu. Phụ nữ Việt Nam xứng đáng với 8 chữ vàng “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”.
Đội quân tóc dài Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ.
Phát huy truyền thống anh hùng cách mạng, trong thời đại mới, phụ nữ Việt Nam đã không ngừng vượt khó, trau dồi, rèn luyện những hành trang mới sánh bước cùng cộng đồng khu vực và trên thế giới. Nhiều chị em đã trở thành gương mặt tiêu biểu về lao động giỏi, lao động sáng tạo, nhà khoa học, nhà quản lí, nhà giáo và thầy thuốc giỏi…, xứng đáng là phụ nữ Việt Nam: “năng động, sáng tạo, trung hậu, đảm đang” trong thời kì đổi mới.
Tiếp nối những truyền thống tốt đẹp đó, nữ cán bộ giáo viên, nhân viên trường THPT chuyên Lê Hồng Phong- Nam Định đã cống hiến sức trẻ, tuổi thanh xuân cho bề dày thành tích của nhà trường. Trên hầu khắp các lĩnh vực và vị trí quan trọng, đặc biệt là công tác chuyên môn đều có dấu ấn của bàn tay, khối óc của các cô. Tận tâm cống hiến trong công việc, nhưng khi về với đời thường, các cô lại về với thiên chức của người vợ, người mẹ chăm sóc, nuôi dạy, giáo dục con cái, giữ lửa trong gia đình. Dù là công việc lớn lao hay thầm lặng những đóa hoa đời nơi ngôi trường trăm tuổi Lê Hồng Phong vẫn đang từng ngày tận hiến nhựa sống và hương thơm để từ đây những mầm xanh, những nụ hoa mới lại vươn mình bay tỏa đi khắp nơi, kết thêm bao trái ngọt cho đời.
Tập thể nữ cán bộ giáo viên, nhân viên trường THPT chuyên Lê Hồng Phong.
Nhân ngày 20/10 xin gửi lời chúc tốt đẹp nhất tới tất cả nữ cán bộ giáo viên, nhân viên và nữ sinh nhà trường. Chúc các cô, các chị, các em luôn xinh đẹp, hạnh phúc và thành công trong sự nghiệp trồng người, để không ngừng bản lĩnh sáng tạo đóng góp nhiều thành tựu hơn nữa cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Trần Thị Huyền Trang
Tin liên quan
- V/v tuyên truyền xây dựng “Tỉnh an toàn phòng cháy, chữa cháy”
- Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khóa XIII
- Lịch sử ngày truyền thống học sinh, sinh viên Việt Nam 09/01/1950
- Tổng kết công tác Tuyên giáo, báo cáo viên, tuyên truyền miệng năm 2022
- Tự hào Ngày Truyền thống học sinh, sinh viên Việt Nam 9/1