Trang chủ ›
Thông tin tuyên truyền ›
Ngày 20/11- Điểm tựa niềm tin cho hành trình khát vọng của người thầy
Ngày 20/11- Điểm tựa niềm tin cho hành trình khát vọng của người thầy
20/11/2021
Dưới ánh mặt trời không có nghề nào cao quý hơn nghề dạy học. Mỗi nghề chúng ta lựa chọn sẽ luôn tỏa ánh hào quang nhưng có lẽ nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong các nghề sáng tạo, bởi vì nó sáng tạo ra những con người sáng tạo và người thầy là những chiến sĩ trên mặt trận văn hóa. Giáo dục không chỉ khai trí, phục hưng dân quốc, bồi đắp hiền tài, xây dựng giá trị nhân văn mà còn góp phần làm cho mỗi người tìm thấy tiềm năng, điểm mạnh của riêng mình để có thể trở thành nhất nghệ tinh và hạnh phúc trong cuộc sống.
Với nhận thức sâu sắc trên, tháng 7/1946, một tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ được thành lập ở Paris, lấy tên là Liên hiệp Quốc tế các công đoàn Giáo dục (viết tắt là FISE). Năm 1953, Công đoàn Giáo dục Việt Nam được kết nạp vào vào tổ chức này. Để thống nhất một ngày lễ tôn vinh người thầy, từ ngày 26 đến 30/8/1957, tại Thủ đô Vacsava – Ba Lan, Hội nghị Quốc tế các nhà giáo với sự tham dự của 57 nước, trong đó có Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã họp và thông qua bản “Hiến chương các nhà giáo” và quyết định lấy ngày 20/11 hàng năm là Ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo. Ngay sau đó, Ban Chấp hành Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã phổ biến toàn văn bản Hiến chương các nhà giáo đến các trường học, các cơ quan giáo dục miền Bắc; đồng thời thông tin đến đồng bào, học sinh, sinh viên miền Nam và quyết định tổ chức Ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo lần đầu tiên ở nước ta vào ngày 20/11/1958.
Từ tiền đề lịch sử đó, ngày 28/9/1982, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Quyết định số 167-HĐBT, chính thức lấy ngày 20/11 hàng năm là ngày lễ kỉ niệm mang tên “Ngày Nhà giáo Việt Nam” để tri ân các thầy cô và những người hoạt động trong ngành giáo dục. Quyết định này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thể hiện sự quan tâm, tôn vinh và ghi nhận của Đảng và Nhà nước với những nhà giáo đã cống hiến tâm huyết và sức lực cho sự nghiệp trồng người. Ngay sau khi Quyết định trên ra đời, “Ngày Nhà giáo Việt Nam” lần đầu tiên được tổ chức trọng thể vào ngày 20/11/1982 tại Hội trường Ba Đình, Hà Nội.
Với nhận thức sâu sắc trên, tháng 7/1946, một tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ được thành lập ở Paris, lấy tên là Liên hiệp Quốc tế các công đoàn Giáo dục (viết tắt là FISE). Năm 1953, Công đoàn Giáo dục Việt Nam được kết nạp vào vào tổ chức này. Để thống nhất một ngày lễ tôn vinh người thầy, từ ngày 26 đến 30/8/1957, tại Thủ đô Vacsava – Ba Lan, Hội nghị Quốc tế các nhà giáo với sự tham dự của 57 nước, trong đó có Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã họp và thông qua bản “Hiến chương các nhà giáo” và quyết định lấy ngày 20/11 hàng năm là Ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo. Ngay sau đó, Ban Chấp hành Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã phổ biến toàn văn bản Hiến chương các nhà giáo đến các trường học, các cơ quan giáo dục miền Bắc; đồng thời thông tin đến đồng bào, học sinh, sinh viên miền Nam và quyết định tổ chức Ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo lần đầu tiên ở nước ta vào ngày 20/11/1958.
Từ tiền đề lịch sử đó, ngày 28/9/1982, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Quyết định số 167-HĐBT, chính thức lấy ngày 20/11 hàng năm là ngày lễ kỉ niệm mang tên “Ngày Nhà giáo Việt Nam” để tri ân các thầy cô và những người hoạt động trong ngành giáo dục. Quyết định này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thể hiện sự quan tâm, tôn vinh và ghi nhận của Đảng và Nhà nước với những nhà giáo đã cống hiến tâm huyết và sức lực cho sự nghiệp trồng người. Ngay sau khi Quyết định trên ra đời, “Ngày Nhà giáo Việt Nam” lần đầu tiên được tổ chức trọng thể vào ngày 20/11/1982 tại Hội trường Ba Đình, Hà Nội.
Ty Giáo dục Hà Nam Ninh (nay là Sở GD&ĐT) gặp mặt đại biểu các nhà giáo nhân ngày NGVN lần thứ Nhất, ngày 20/11/1982.
Từ đó đến nay, Ngày Nhà giáo Việt Nam đã trở thành một nét đẹp trong truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo của dân tộc ta. Ngày 20/11 hàng năm đã trở thành dịp đặc biệt để những cô cậu học trò thể hiện tình cảm, lòng biết ơn với những người thầy đã luôn tận tình truyền đạt kiến thức, yêu thương, dìu dắt cho sự trưởng thành, hoàn thiện nhân cách của mình. Đó còn là mốc thời gian nhắc nhở chúng ta suy ngẫm về vai trò vị trí của người thầy để có những hành động thiết thực để tri ân xứng đáng những nhà giáo, người lao động trong ngành giáo dục. Không dừng tại đó, ngày 20/11 còn biểu thị niềm tin, lòng mong mỏi của toàn xã hội để mỗi giáo viên luôn ý thức về vị thế của mình, không ngừng phấn đấu rèn luyện trau dồi đạo đức, tình yêu nghề nghiệp, phong cách và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để hoàn thành tốt sứ mệnh cao quý của người làm thầy.
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19, ngày 20/11 năm nay, các thầy cô có thể thiếu những cuộc gặp gỡ, hạnh ngộ sum vầy nhưng niềm vui, sự ấm áp hạnh phúc vẫn tràn đầy bởi tấm lòng, sự tri ân “nghĩa tình rất đặc biệt” của lớp lớp học trò, toàn xã hội đã được bày tỏ sáng tạo, độc đáo trên nền tảng sức mạnh công nghệ và kết nối mạng. Xin được cảm ơn những tấm lòng tri ân cao đẹp đó.
Nhân ngày lễ trọng đại này, chúng ta một lần nữa kính chúc các thầy cô một sức khỏe dồi dào, hạnh phúc và thành công trên sự nghiệp trồng người.
Nguyễn Thị Thu Hà
Tin liên quan
- V/v tuyên truyền xây dựng “Tỉnh an toàn phòng cháy, chữa cháy”
- Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khóa XIII
- Lịch sử ngày truyền thống học sinh, sinh viên Việt Nam 09/01/1950
- Tổng kết công tác Tuyên giáo, báo cáo viên, tuyên truyền miệng năm 2022
- Tự hào Ngày Truyền thống học sinh, sinh viên Việt Nam 9/1