Trang chủ ›
Thông tin tuyên truyền ›
Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong báo cáo tham luận tại hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị
Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong báo cáo tham luận tại hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị
02/07/2021Ngày 1/7/2021, Thành ủy Nam Định đã tổ chức Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về việc “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.
Hội nghị đã biểu dương khen thưởng cho 27 tập thể và 26 cá nhân có thành tích xuất sắc tiêu biểu trong việc triển khai, thực hiện chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về việc “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Đảng bộ trường THPT chuyên Lê Hồng Phong rất vinh dự có 1 tập thể (Chi bộ Toán - Tin - Lý - Văn phòng) và 1 cá nhân (đồng chí Bùi Thị Hương Mơ - Tổ trưởng tổ Sử - GDCD) được nhận Giấy khen của Chủ tịch UBND Thành phố. Cũng tại Hội nghị, Đồng chí Bùi Thị Hương Mơ đã trình bày tham luận về “Những kết quả cá nhân đạt được trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.
Sau đây là toàn văn bản tham luận:
Kính thưa các quý vị đại biểu!
Nhắc đến Chủ tịch Hồ Chí Minh, mỗi người dân Việt Nam chúng ta luôn thấy tự hào và biết ơn vô hạn đối với vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc, Người đã dành cả cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta. Người đã để lại tài sản vô giá là tư tưởng và tấm gương đạo đức trong sáng, mẫu mực cùng với phong cách sống giản dị, thanh cao, kết tinh những giá trị truyền thống của dân tộc, của nhân loại và thời đại. Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách của Bác là niềm vinh dự, tự hào đối với mỗi cán bộ, đảng viên và mọi người Việt Nam. Tuy nhiên, học và làm như thế nào để phù hợp thực tế, mang lại hiệu quả thiết thực; đó chính là điều mà mỗi chúng ta cần nhận thức đầy đủ với tinh thần trách nhiệm cao trong suốt quá trình nghiên cứu, học tập, vận dụng.
Dưới sự chỉ đạo của Thành ủy Nam Định, trong những năm qua, Đảng ủy trường THPT chuyên Lê Hồng Phong đã thực hiện tuyên truyền sâu rộng nội dung chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về “Học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh” tới toàn thể cán bộ giáo viên, đảng viên trong nhà trường với những cách làm sáng tạo, phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường và gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn. Cuộc vận động đã đi vào chiều sâu, có sức lan tỏa và tạo được sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của mỗi cán bộ, giáo viên, đảng viên của nhà trường.
Kính thưa các quý vị đại biểu
Là một người làm trong ngành giáo dục, lại là một giáo viên dạy lịch sử, có điều kiện tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của chủ tịch Hồ Chí Minh, bản thân tôi càng hiểu sâu sắc những cống hiến to lớn của Người đối với dân tộc và thời đại, đặc biệt là di sản quý giá Người để lại cho nhân dân ta, đó là tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Vì thế, tôi cũng như các giáo viên trong trường đã tích cực tham gia học tập các chuyên đề về tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Quán triệt sâu sắc tinh thần của cuộc vận động, trong mọi công tác, chúng tôi không dừng lại ở việc "học tập” mà cố gắng "làm theo” tấm gương đạo đức và tác phong của Người. Tuy nhiên, đây là vấn đề rất rộng, nên trong khuôn khổ bản tham luận, tôi chỉ xin đi vào một số nội dung gắn với hoạt động chuyên môn mà bản thân tôi đã cố gắng nỗ lực để học tập và làm theo tấm gương của Người.
Thứ nhất, nâng cao phẩm chất chính trị, ý thức đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm của người giáo viên.
Từ xưa đến nay, với truyền thống “tôn sư trọng đạo” của dân tộc Việt Nam, vai trò của người thầy luôn được xã hội tôn vinh đồng thời cũng mang theo nhiều kì vọng. Mỗi giáo viên khi bước chân vào nghề đều hiểu rằng, có rất nhiều sự quan sát hướng đến mình, với học trò là để học tập làm theo, với xã hội là thái độ trân trọng cùng sự gửi gắm về tương lai của thế hệ trẻ. Người thầy không chỉ truyền thụ về tri thức mà còn giáo dục về nhân cách cho học sinh, thông qua “dạy chữ” để “dạy người”. Vì thế, bản thân mỗi thầy giáo, cô giáo phải là một tấm gương sáng về đạo đức.
Vào đầu mỗi năm học, chúng tôi đều tổ chức đăng kí thi đua, đề ra chương trình hành động của mỗi cá nhân và tập thể, cam kết thực hiện tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ, quyết tâm xây dựng nhà trường thành một tập thể đoàn kết vững mạnh, mỗi cá nhân thầy cô giáo phấn đấu là một mẫu mực về phẩm chất đạo đức, lối sống, thật sự yêu thương và tôn trọng nhân cách của học sinh.
Tôi cảm thấy thật may mắn được về công tác tại trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, nơi có đội ngũ giáo viên giỏi, nhiệt tình và tâm huyết với nghề. Hội đồng sư phạm của nhà trường gồm nhiều thế hệ vừa là thầy trò, vừa là đồng nghiệp luôn giúp đỡ, học hỏi lẫn nhau, tạo nên một tập thể đoàn kết, có sức mạnh tổng hợp giữa kinh nghiệm của người đi trước với sự năng động, kiến thức cập nhật của người đi sau. Mỗi cá nhân chúng tôi đều ý thức được trách nhiệm, sứ mệnh của mình trong tiến trình phát triển của nhà trường, góp phần tạo dựng nên giá trị cốt lõi của trường Lê Hồng Phong, đó là: Trí tuệ, Nhân văn, Trách nhiệm, Tự tôn và Sáng tạo.
CT Hồ Chí Minh từng dạy “Làm việc gì cũng phải có cái tâm và yêu nghề thì chúng ta mới thành công được”. Đối với người giáo viên thì càng phải có cái “tâm” ấy. Qua thực tế giảng dạy nhiều năm, tôi thấy rằng, chỉ khi nào mình đối xử với học sinh bằng cái tâm thật lòng, gần gũi, yêu thương, quan tâm và đồng hành cùng các em thì mình mới mở được cánh cửa vào thế giới của các em, và khi ấy công tác giáo dục mới đem lại hiệu quả. Nhiều khi chính lòng nhiệt tình và sự quan tâm của thầy cô sẽ tác động mạnh đến tình cảm của các em, truyền cảm hứng cho các em. Có nhiều em từ yêu quý, cảm phục thầy cô mà dẫn đến yêu thích bộ môn và quyết tâm học tập.
Trong quá trình giảng dạy, chúng tôi cũng luôn chú trọng giáo dục tư tưởng, tình cảm, thái độ cho học sinh kết hợp dạy chữ với dạy người, phát huy lợi thế của bộ môn Lịch sử trong việc giáo dục thế hệ trẻ. Qua các bài giảng lịch sử, chúng tôi giúp học sinh hiểu biết về quá khứ, cội nguồn của dân tộc, lồng ghép Lịch sử địa phương và giáo dục cho các em ý thức bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống, ý thức trách nhiệm của bản thân với quê hương, đất nước đồng thời giáo dục tư tưởng, đạo đức, bồi dưỡng nhân cách cho học sinh.
Thứ hai, nêu cao tinh thần tự học, tự nghiên cứu, sáng tạo. Bác dạy “Nếu không chịu khó học thì không tiến bộ được. không tiến bộ là thoái bộ. Xã hội ngày càng đi tới, công việc ngày càng nhiều, máy móc càng tinh xảo. Mình mà không chịu học thì lạc hậu, mà lạc hậu là bị đào thải, tự mình đào thải mình”. Bản thân Người chính là một tấm gương lớn về tinh thần tự học và sáng tạo.
Hiện nay, dưới tác động của CM KH công nghệ, nguồn tri thức luôn là vô tận và không ngừng nhân lên. Sự phát triển mạnh mẽ của xu thế toàn cầu hóa vừa tạo ra thời cơ vừa đặt ra những thách thức lớn đối với giáo dục. Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong với trọng trách cao cả là một trường trọng điểm chất lượng cao, cũng cần phát triển toàn diện với tầm nhìn mới, triết lý mới, hướng tới những mục tiêu cao hơn, mở rộng tầm ảnh hưởng trên phạm vi toàn quốc và quốc tế. Là một thành viên trong nhà trường, chúng tôi hiểu rằng, để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của giáo dục thì bản thân phải không ngừng học hỏi, tự cập nhật, trau dồi kiến thức chuyên môn, khắc phục khó khăn, tự nâng tầm mình lên mới có thể hội nhập và phát triển.
Nhà trường đã rất quan tâm đến công tác bồi dưỡng đội ngũ đặc biệt quan tâm đến việc bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên thông qua các hình thức như cử đi học tập trung, tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt là chú trọng hình thức bồi dưỡng tại chỗ. Hàng năm, chúng tôi đều đăng kí các chuyên đề tự bồi dưỡng và trình bày trước tổ trong các giờ sinh hoạt. Sau khi được nhận xét, bổ sung hoàn thiện thì chuyên đề có có thể dùng để giảng dạy ở các lớp hoặc phục vụ công tác bồi dưỡng HSG. Đó là cách đào tạo đội ngũ tại chỗ rất hiệu quả. Chúng tôi luôn cố gắng trao đổi, học tập kinh nghiệm của các đồng nghiệp trong và ngoài tỉnh thông qua các trao đổi, hội giảng, dự giờ, sinh hoạt tổ chuyên môn, hội thảo khoa học, dự tập huấn,... Hàng năm 100% giáo viên của nhà trường đều có sáng kiến kinh nghiệm hay sản phẩm khoa học ứng dụng. Bản thân tôi cũng có nhiều sáng kiến được áp dụng hiệu quả tại trường THPT chuyên Lê Hồng Phong và được xếp loại Tốt cấp ngành.
Trong tư tưởng giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng phương pháp giáo dục, nhấn mạnh nguyên lí “học đi đôi với hành”. Điều này đã được kế thừa và phát huy trong công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục và đào tạo. Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong tự hào là một trong những đơn vị đi đầu trong phong trào đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá. Với phương châm biến quá trình đào tạo thành tự đào tạo, các thầy cô đã thực sự trở thành người tổ chức, hướng dẫn hoạt động để học sinh chủ động nắm bắt kiến thức, khơi dậy hứng thú cho các em, rèn luyện thói quen và khả năng tự học. Nhà trường dành khá nhiều thời gian cho các hoạt động trải nghiệm, rèn luyện kĩ năng sống, kĩ năng hoạt động xã hội cho học sinh. Cung cấp kiến thức lí thuyết đi đôi với tạo môi trường cho học sinh thực hành, thực nghiệm; dạy kiến thức không tách rời việc dạy nhân cách – đó đều là định hướng giáo dục vừa tập trung, vừa toàn diện của nhà trường.
Bản thân tôi trong quá trình dạy học lịch sử, cũng luôn tìm tòi, tự học, tự nghiên cứu, ứng dụng CNTT, sử dụng các phần mềm thiết kế bài giảng, khai thác hiệu quả các tranh ảnh, đồ dùng trực quan sinh động, các phim tư liệu… làm cho giờ học sinh động, hấp dẫn, tự tương tác giữa thầy và trò tăng lên. Việc học tập lịch sử đã được gắn liền với các hoạt động ngoại khóa, các buổi trải nghiệm sáng tạo tại các khu di tích hay các bảo tàng lịch sử…
Gần đây, do ảnh hưởng của đại dịch Covid, chúng tôi đã kịp thời chuyển từ hình thức dạy trực tiếp sang trực tuyến đảm bảo đúng tiến độ cũng như chất lượng dạy học. Mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng với tinh thần trách nhiệm, không ngại khó, không ngại khổ, noi theo tấm gương đạo đức và phong cách của CT Hồ Chí Minh, chúng tôi vẫn quyết tâm vượt qua thử thách, chủ động, sáng tạo trong công việc để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
Kính thưa các quý vị đại biểu!
Từ kết quả phấn đấu, rèn luyện của bản thân trong 5 năm vừa qua, tôi đã góp phần nhỏ bé vào thành tích chung của trường THPT chuyên Lê Hồng Phong. Đặc biệt trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, từ năm 2016 đến nay, tôi liên tục tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi Quốc gia môn Lịch sử, trong đó có 2 năm trực tiếp phụ trách đội tuyển. Kết quả của đội tuyển học sinh giỏi Quốc gia môn Lịch sử các năm của chúng tôi đều đạt thành tích tốt (gần như 100% học sinh đều có giải). Tuy nhiên thành quả lớn nhất mà những người làm nghề giáo chúng tôi nhận được chính là được chứng kiến sự tiến bộ và trưởng thành của các thế hệ học sinh nhà trường. Chúng tôi tự hào đã góp phần tạo ra giá trị cho xã hội, để rồi các thế hệ học sinh của chúng tôi sẽ tiếp tục lan tỏa những giá trị ấy. Điều này càng khẳng định việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh đã giúp ích cho chúng ta rất nhiều trong công việc cũng như trong cuộc sống.
Tuy nhiên bản thân thôi cũng nhận thấy những gì mình đã làm được còn quá nhỏ bé so với mục tiêu và ý nghĩa của cuộc vận động “học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Vì thế trong hội nghị hôm nay, tôi rất mong muốn được chia sẻ, học hỏi những tấm gương điển hình tiên tiến ở các ngành, các đơn vị để cuộc vận động có sức lan tỏa toàn xã hội.
Cuối cùng. Một lần nữa cho phép tôi được gửi tới các vị đại biểu lời kính chúc sức khỏe, hạnh phúc, chúc Hội nghị thành công rực rỡ!
Sau đây là toàn văn bản tham luận:
Kính thưa các quý vị đại biểu!
Nhắc đến Chủ tịch Hồ Chí Minh, mỗi người dân Việt Nam chúng ta luôn thấy tự hào và biết ơn vô hạn đối với vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc, Người đã dành cả cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta. Người đã để lại tài sản vô giá là tư tưởng và tấm gương đạo đức trong sáng, mẫu mực cùng với phong cách sống giản dị, thanh cao, kết tinh những giá trị truyền thống của dân tộc, của nhân loại và thời đại. Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách của Bác là niềm vinh dự, tự hào đối với mỗi cán bộ, đảng viên và mọi người Việt Nam. Tuy nhiên, học và làm như thế nào để phù hợp thực tế, mang lại hiệu quả thiết thực; đó chính là điều mà mỗi chúng ta cần nhận thức đầy đủ với tinh thần trách nhiệm cao trong suốt quá trình nghiên cứu, học tập, vận dụng.
Dưới sự chỉ đạo của Thành ủy Nam Định, trong những năm qua, Đảng ủy trường THPT chuyên Lê Hồng Phong đã thực hiện tuyên truyền sâu rộng nội dung chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về “Học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh” tới toàn thể cán bộ giáo viên, đảng viên trong nhà trường với những cách làm sáng tạo, phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường và gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn. Cuộc vận động đã đi vào chiều sâu, có sức lan tỏa và tạo được sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của mỗi cán bộ, giáo viên, đảng viên của nhà trường.
Kính thưa các quý vị đại biểu
Là một người làm trong ngành giáo dục, lại là một giáo viên dạy lịch sử, có điều kiện tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của chủ tịch Hồ Chí Minh, bản thân tôi càng hiểu sâu sắc những cống hiến to lớn của Người đối với dân tộc và thời đại, đặc biệt là di sản quý giá Người để lại cho nhân dân ta, đó là tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Vì thế, tôi cũng như các giáo viên trong trường đã tích cực tham gia học tập các chuyên đề về tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Quán triệt sâu sắc tinh thần của cuộc vận động, trong mọi công tác, chúng tôi không dừng lại ở việc "học tập” mà cố gắng "làm theo” tấm gương đạo đức và tác phong của Người. Tuy nhiên, đây là vấn đề rất rộng, nên trong khuôn khổ bản tham luận, tôi chỉ xin đi vào một số nội dung gắn với hoạt động chuyên môn mà bản thân tôi đã cố gắng nỗ lực để học tập và làm theo tấm gương của Người.
Thứ nhất, nâng cao phẩm chất chính trị, ý thức đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm của người giáo viên.
Từ xưa đến nay, với truyền thống “tôn sư trọng đạo” của dân tộc Việt Nam, vai trò của người thầy luôn được xã hội tôn vinh đồng thời cũng mang theo nhiều kì vọng. Mỗi giáo viên khi bước chân vào nghề đều hiểu rằng, có rất nhiều sự quan sát hướng đến mình, với học trò là để học tập làm theo, với xã hội là thái độ trân trọng cùng sự gửi gắm về tương lai của thế hệ trẻ. Người thầy không chỉ truyền thụ về tri thức mà còn giáo dục về nhân cách cho học sinh, thông qua “dạy chữ” để “dạy người”. Vì thế, bản thân mỗi thầy giáo, cô giáo phải là một tấm gương sáng về đạo đức.
Vào đầu mỗi năm học, chúng tôi đều tổ chức đăng kí thi đua, đề ra chương trình hành động của mỗi cá nhân và tập thể, cam kết thực hiện tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ, quyết tâm xây dựng nhà trường thành một tập thể đoàn kết vững mạnh, mỗi cá nhân thầy cô giáo phấn đấu là một mẫu mực về phẩm chất đạo đức, lối sống, thật sự yêu thương và tôn trọng nhân cách của học sinh.
Tôi cảm thấy thật may mắn được về công tác tại trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, nơi có đội ngũ giáo viên giỏi, nhiệt tình và tâm huyết với nghề. Hội đồng sư phạm của nhà trường gồm nhiều thế hệ vừa là thầy trò, vừa là đồng nghiệp luôn giúp đỡ, học hỏi lẫn nhau, tạo nên một tập thể đoàn kết, có sức mạnh tổng hợp giữa kinh nghiệm của người đi trước với sự năng động, kiến thức cập nhật của người đi sau. Mỗi cá nhân chúng tôi đều ý thức được trách nhiệm, sứ mệnh của mình trong tiến trình phát triển của nhà trường, góp phần tạo dựng nên giá trị cốt lõi của trường Lê Hồng Phong, đó là: Trí tuệ, Nhân văn, Trách nhiệm, Tự tôn và Sáng tạo.
CT Hồ Chí Minh từng dạy “Làm việc gì cũng phải có cái tâm và yêu nghề thì chúng ta mới thành công được”. Đối với người giáo viên thì càng phải có cái “tâm” ấy. Qua thực tế giảng dạy nhiều năm, tôi thấy rằng, chỉ khi nào mình đối xử với học sinh bằng cái tâm thật lòng, gần gũi, yêu thương, quan tâm và đồng hành cùng các em thì mình mới mở được cánh cửa vào thế giới của các em, và khi ấy công tác giáo dục mới đem lại hiệu quả. Nhiều khi chính lòng nhiệt tình và sự quan tâm của thầy cô sẽ tác động mạnh đến tình cảm của các em, truyền cảm hứng cho các em. Có nhiều em từ yêu quý, cảm phục thầy cô mà dẫn đến yêu thích bộ môn và quyết tâm học tập.
Trong quá trình giảng dạy, chúng tôi cũng luôn chú trọng giáo dục tư tưởng, tình cảm, thái độ cho học sinh kết hợp dạy chữ với dạy người, phát huy lợi thế của bộ môn Lịch sử trong việc giáo dục thế hệ trẻ. Qua các bài giảng lịch sử, chúng tôi giúp học sinh hiểu biết về quá khứ, cội nguồn của dân tộc, lồng ghép Lịch sử địa phương và giáo dục cho các em ý thức bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống, ý thức trách nhiệm của bản thân với quê hương, đất nước đồng thời giáo dục tư tưởng, đạo đức, bồi dưỡng nhân cách cho học sinh.
Thứ hai, nêu cao tinh thần tự học, tự nghiên cứu, sáng tạo. Bác dạy “Nếu không chịu khó học thì không tiến bộ được. không tiến bộ là thoái bộ. Xã hội ngày càng đi tới, công việc ngày càng nhiều, máy móc càng tinh xảo. Mình mà không chịu học thì lạc hậu, mà lạc hậu là bị đào thải, tự mình đào thải mình”. Bản thân Người chính là một tấm gương lớn về tinh thần tự học và sáng tạo.
Hiện nay, dưới tác động của CM KH công nghệ, nguồn tri thức luôn là vô tận và không ngừng nhân lên. Sự phát triển mạnh mẽ của xu thế toàn cầu hóa vừa tạo ra thời cơ vừa đặt ra những thách thức lớn đối với giáo dục. Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong với trọng trách cao cả là một trường trọng điểm chất lượng cao, cũng cần phát triển toàn diện với tầm nhìn mới, triết lý mới, hướng tới những mục tiêu cao hơn, mở rộng tầm ảnh hưởng trên phạm vi toàn quốc và quốc tế. Là một thành viên trong nhà trường, chúng tôi hiểu rằng, để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của giáo dục thì bản thân phải không ngừng học hỏi, tự cập nhật, trau dồi kiến thức chuyên môn, khắc phục khó khăn, tự nâng tầm mình lên mới có thể hội nhập và phát triển.
Nhà trường đã rất quan tâm đến công tác bồi dưỡng đội ngũ đặc biệt quan tâm đến việc bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên thông qua các hình thức như cử đi học tập trung, tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt là chú trọng hình thức bồi dưỡng tại chỗ. Hàng năm, chúng tôi đều đăng kí các chuyên đề tự bồi dưỡng và trình bày trước tổ trong các giờ sinh hoạt. Sau khi được nhận xét, bổ sung hoàn thiện thì chuyên đề có có thể dùng để giảng dạy ở các lớp hoặc phục vụ công tác bồi dưỡng HSG. Đó là cách đào tạo đội ngũ tại chỗ rất hiệu quả. Chúng tôi luôn cố gắng trao đổi, học tập kinh nghiệm của các đồng nghiệp trong và ngoài tỉnh thông qua các trao đổi, hội giảng, dự giờ, sinh hoạt tổ chuyên môn, hội thảo khoa học, dự tập huấn,... Hàng năm 100% giáo viên của nhà trường đều có sáng kiến kinh nghiệm hay sản phẩm khoa học ứng dụng. Bản thân tôi cũng có nhiều sáng kiến được áp dụng hiệu quả tại trường THPT chuyên Lê Hồng Phong và được xếp loại Tốt cấp ngành.
Trong tư tưởng giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng phương pháp giáo dục, nhấn mạnh nguyên lí “học đi đôi với hành”. Điều này đã được kế thừa và phát huy trong công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục và đào tạo. Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong tự hào là một trong những đơn vị đi đầu trong phong trào đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá. Với phương châm biến quá trình đào tạo thành tự đào tạo, các thầy cô đã thực sự trở thành người tổ chức, hướng dẫn hoạt động để học sinh chủ động nắm bắt kiến thức, khơi dậy hứng thú cho các em, rèn luyện thói quen và khả năng tự học. Nhà trường dành khá nhiều thời gian cho các hoạt động trải nghiệm, rèn luyện kĩ năng sống, kĩ năng hoạt động xã hội cho học sinh. Cung cấp kiến thức lí thuyết đi đôi với tạo môi trường cho học sinh thực hành, thực nghiệm; dạy kiến thức không tách rời việc dạy nhân cách – đó đều là định hướng giáo dục vừa tập trung, vừa toàn diện của nhà trường.
Bản thân tôi trong quá trình dạy học lịch sử, cũng luôn tìm tòi, tự học, tự nghiên cứu, ứng dụng CNTT, sử dụng các phần mềm thiết kế bài giảng, khai thác hiệu quả các tranh ảnh, đồ dùng trực quan sinh động, các phim tư liệu… làm cho giờ học sinh động, hấp dẫn, tự tương tác giữa thầy và trò tăng lên. Việc học tập lịch sử đã được gắn liền với các hoạt động ngoại khóa, các buổi trải nghiệm sáng tạo tại các khu di tích hay các bảo tàng lịch sử…
Gần đây, do ảnh hưởng của đại dịch Covid, chúng tôi đã kịp thời chuyển từ hình thức dạy trực tiếp sang trực tuyến đảm bảo đúng tiến độ cũng như chất lượng dạy học. Mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng với tinh thần trách nhiệm, không ngại khó, không ngại khổ, noi theo tấm gương đạo đức và phong cách của CT Hồ Chí Minh, chúng tôi vẫn quyết tâm vượt qua thử thách, chủ động, sáng tạo trong công việc để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
Kính thưa các quý vị đại biểu!
Từ kết quả phấn đấu, rèn luyện của bản thân trong 5 năm vừa qua, tôi đã góp phần nhỏ bé vào thành tích chung của trường THPT chuyên Lê Hồng Phong. Đặc biệt trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, từ năm 2016 đến nay, tôi liên tục tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi Quốc gia môn Lịch sử, trong đó có 2 năm trực tiếp phụ trách đội tuyển. Kết quả của đội tuyển học sinh giỏi Quốc gia môn Lịch sử các năm của chúng tôi đều đạt thành tích tốt (gần như 100% học sinh đều có giải). Tuy nhiên thành quả lớn nhất mà những người làm nghề giáo chúng tôi nhận được chính là được chứng kiến sự tiến bộ và trưởng thành của các thế hệ học sinh nhà trường. Chúng tôi tự hào đã góp phần tạo ra giá trị cho xã hội, để rồi các thế hệ học sinh của chúng tôi sẽ tiếp tục lan tỏa những giá trị ấy. Điều này càng khẳng định việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh đã giúp ích cho chúng ta rất nhiều trong công việc cũng như trong cuộc sống.
Tuy nhiên bản thân thôi cũng nhận thấy những gì mình đã làm được còn quá nhỏ bé so với mục tiêu và ý nghĩa của cuộc vận động “học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Vì thế trong hội nghị hôm nay, tôi rất mong muốn được chia sẻ, học hỏi những tấm gương điển hình tiên tiến ở các ngành, các đơn vị để cuộc vận động có sức lan tỏa toàn xã hội.
Cuối cùng. Một lần nữa cho phép tôi được gửi tới các vị đại biểu lời kính chúc sức khỏe, hạnh phúc, chúc Hội nghị thành công rực rỡ!
Tin liên quan
- V/v tuyên truyền xây dựng “Tỉnh an toàn phòng cháy, chữa cháy”
- Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khóa XIII
- Lịch sử ngày truyền thống học sinh, sinh viên Việt Nam 09/01/1950
- Tổng kết công tác Tuyên giáo, báo cáo viên, tuyên truyền miệng năm 2022
- Tự hào Ngày Truyền thống học sinh, sinh viên Việt Nam 9/1