Trang chủ ›
Tin Giáo dục-Khoa học ›
Dạy học kết hợp online và offline – Xa mặt nhưng không cách lòng!
Dạy học kết hợp online và offline – Xa mặt nhưng không cách lòng!
12/06/2020Ở Việt Nam, sau thời gian dài học từ xa qua mạng, đến giờ Bộ Giáo dục đã đánh giá lại quá trình học trực tuyến và ghi nhận ưu nhược điểm của nó. Bộ trưởng đã đưa ra rõ ràng các hướng đi để đẩy mạnh ưu thế của việc học trực tuyến, cụ thể là 6 phần việc để hiện thực hóa chuyển đổi số giáo dục.
Tại Mỹ, trường chúng tôi cũng như các trường khác trong học khu chỗ tôi làm đã bước sang tuần thứ 13 học từ xa qua mạng. Tổng hợp các nguồn thông tin chính thức từ chính quyền và bộ máy quản lý giáo dục khá bình tĩnh và chuyên nghiệp tại Mỹ, tôi xin đóng góp các ý kiến “thực chiến” để tạo hiệu quả tốt hơn nữa cho việc học trực tuyến. Bản thân dịch bệnh lần này chưa hoàn toàn chấm dứt tại đâu mà đang dịch chuyển giữa các khu vực với tốc độ và cách thức khó lường, và về sau, rõ ràng chúng ta cần thường trực ý thức chiến đấu với những đại dịch hoặc thiên tai toàn cầu như thế này. Vậy thì, cần luôn sẵn sàng để học online và offline đều hiệu quả và đong đầy yêu thương đoàn kết. Các thầy cô cần sẵn sàng trực chiến để dạy học tốt trong mọi hoàn cảnh và duy trì kết nối cảm xúc với học trò, bố mẹ cũng luôn cần ở thế sẵn sàng để hỗ trợ con tự học ở nhà hoặc học xa nhà ở nước ngoài, các học trò cũng cần sẵn sàng để phát huy tinh thần chủ động.
Thuật ngữ DLD hay Digital Learning Days chưa bao giờ được sử dụng nhiều như thời gian này. Tại Mỹ, chữ D đầu tiên – có thể được hiểu là digital nhưng cũng có nhiều học khu chọn gọi là distance – từ xa, tại nhà. Tôi thích cách gọi “từ xa” thứ hai hơn, vì nó có ý nghĩa rộng lớn hơn so với cách gọi thứ nhất. Thời gian này, việc dạy và học không nên chỉ bó hẹp trong không gian điện tử hay trên mạng (digital hay online). Gọi việc học thời gian này là digital là vô thức phủ nhận vai trò của gia đình, là vô thức gạt bỏ cơ hội của những em học sinh không có điều kiện sống trong không gian như thế.
Bản thân tôi và rất nhiều giáo viên khác (cả ở Việt Nam lẫn nước ngoài) đã viết rất nhiều về những cách thức triển khai việc dạy học trực tuyến, và cung cấp nhiều nguồn tài nguyên mở: vô số những website tài liệu tham khảo miễn phí, nhiều khóa học từ rất nhiều trường, những hình thức và nền tảng online khác nhau như Microsoft Teams, Zoom, Google Meet, Google Classroom… Đó là đối diện với học trò và để hỗ trợ đồng nghiệp ở Việt Nam, còn chúng tôi cũng liên tục tự tập huấn nhau tại Mỹ. Tôi và các thầy cô giáo học khu tôi triển khai việc dạy học từ xa theo các bước cụ thể như sau:
Bước chuẩn bị: Học khu của chúng tôi tổ chức những khóa học online về kỹ năng giao tiếp, cách liên lạc với nhau và với cha mẹ học sinh, cách xử lý thông tin, cách xử lý khủng hoảng… cho các lãnh đạo nhà trường và các cán bộ hỗ trợ cho giáo viên.
Bước 1: Họp mặt toàn trường lần đầu để thống nhất cách thức, các quy định cũng như những thông tin về ngày giờ, cách thức giao tiếp (sau đó, nếu họp đều qua email hay điện thoại). Vào thời điểm bắt đầu triển khai việc này, mặc dù học khu chúng tôi còn 2 tháng nữa mới hết năm học nhưng hiệu trưởng đã thông báo là sẽ chuẩn bị mọi việc để kết thúc năm học và sẵn sàng cho năm học mới. Thông báo sớm như vậy, theo tôi, sẽ rất tốt cho giáo viên, để họ chủ động thu xếp mọi việc, từ chuẩn bị bài cho học sinh đến chấm điểm, rồi làm những thủ tục khác nếu muốn…
Bước 2: Từng thầy cô và từng khối lớp ngồi lại với nhau xem lượng bài cho từng tuần, từng môn ra sao, phù hợp với lịch chương trình học còn lại của năm học này hay không, cần điều chỉnh thế nào. Đồng thời, các thầy cô hỗ trợ nhau chuẩn bị sẵn tài liệu thêm để giúp các em thực sự sẵn sàng cho năm học sau.
Bước 3: Chuẩn bị kỹ lưỡng về nội dung bài học, kiến thức; bao gồm:
1. Nếu bài là dạng file điện tử thì in ra bản giấy.
2. Nếu bài là dạng bản giấy thì scan/chụp thành bản mềm.
3. Vào từng trang web/platform để lên kế hoạch bài giảng cho từng tuần. Như khối lớp 3 của tôi dùng Epic, ReadWorks, Readtheory, NewsELA, Wonders, IXL cho Ngữ văn; Prodigy và IXL cho Toán, Mystery science và Project cho Khoa học tự nhiên, Discovery Education & Duckster cho Khoa học xã hội.
4. Tổng hợp bài vở từ thầy cô các môn phụ rồi làm như trên.
Bước 4: Viết thư/email gửi cho bố mẹ giải thích về các bài vở từng tuần. Những thông tin này cũng được post trong trang web của riêng từng thầy cô hay những không gian online như eClass hay Google classroom.
Bước 5: Photocopy các bài học thành những folder/packet rồi để ở khu vực phòng ăn của trường, mỗi lớp/thầy cô có ô để riêng, để phụ huynh và học sinh đến lấy về nhà làm. Bước này đặc biệt dành cho những học sinh không có máy tính ở nhà, hay mạng Internet quá chậm. Không phải học khu nào tại Mỹ cũng có tỉ lệ máy móc 1:1 lý tưởng (mỗi học sinh 1 thiết bị điện tử), có nhiều nơi chưa thể phát miễn phí hoặc cho học sinh mượn máy về nhà được.
Thuật ngữ DLD hay Digital Learning Days chưa bao giờ được sử dụng nhiều như thời gian này. Tại Mỹ, chữ D đầu tiên – có thể được hiểu là digital nhưng cũng có nhiều học khu chọn gọi là distance – từ xa, tại nhà. Tôi thích cách gọi “từ xa” thứ hai hơn, vì nó có ý nghĩa rộng lớn hơn so với cách gọi thứ nhất. Thời gian này, việc dạy và học không nên chỉ bó hẹp trong không gian điện tử hay trên mạng (digital hay online). Gọi việc học thời gian này là digital là vô thức phủ nhận vai trò của gia đình, là vô thức gạt bỏ cơ hội của những em học sinh không có điều kiện sống trong không gian như thế.
Bản thân tôi và rất nhiều giáo viên khác (cả ở Việt Nam lẫn nước ngoài) đã viết rất nhiều về những cách thức triển khai việc dạy học trực tuyến, và cung cấp nhiều nguồn tài nguyên mở: vô số những website tài liệu tham khảo miễn phí, nhiều khóa học từ rất nhiều trường, những hình thức và nền tảng online khác nhau như Microsoft Teams, Zoom, Google Meet, Google Classroom… Đó là đối diện với học trò và để hỗ trợ đồng nghiệp ở Việt Nam, còn chúng tôi cũng liên tục tự tập huấn nhau tại Mỹ. Tôi và các thầy cô giáo học khu tôi triển khai việc dạy học từ xa theo các bước cụ thể như sau:
Bước chuẩn bị: Học khu của chúng tôi tổ chức những khóa học online về kỹ năng giao tiếp, cách liên lạc với nhau và với cha mẹ học sinh, cách xử lý thông tin, cách xử lý khủng hoảng… cho các lãnh đạo nhà trường và các cán bộ hỗ trợ cho giáo viên.
Bước 1: Họp mặt toàn trường lần đầu để thống nhất cách thức, các quy định cũng như những thông tin về ngày giờ, cách thức giao tiếp (sau đó, nếu họp đều qua email hay điện thoại). Vào thời điểm bắt đầu triển khai việc này, mặc dù học khu chúng tôi còn 2 tháng nữa mới hết năm học nhưng hiệu trưởng đã thông báo là sẽ chuẩn bị mọi việc để kết thúc năm học và sẵn sàng cho năm học mới. Thông báo sớm như vậy, theo tôi, sẽ rất tốt cho giáo viên, để họ chủ động thu xếp mọi việc, từ chuẩn bị bài cho học sinh đến chấm điểm, rồi làm những thủ tục khác nếu muốn…
Bước 2: Từng thầy cô và từng khối lớp ngồi lại với nhau xem lượng bài cho từng tuần, từng môn ra sao, phù hợp với lịch chương trình học còn lại của năm học này hay không, cần điều chỉnh thế nào. Đồng thời, các thầy cô hỗ trợ nhau chuẩn bị sẵn tài liệu thêm để giúp các em thực sự sẵn sàng cho năm học sau.
Bước 3: Chuẩn bị kỹ lưỡng về nội dung bài học, kiến thức; bao gồm:
1. Nếu bài là dạng file điện tử thì in ra bản giấy.
2. Nếu bài là dạng bản giấy thì scan/chụp thành bản mềm.
3. Vào từng trang web/platform để lên kế hoạch bài giảng cho từng tuần. Như khối lớp 3 của tôi dùng Epic, ReadWorks, Readtheory, NewsELA, Wonders, IXL cho Ngữ văn; Prodigy và IXL cho Toán, Mystery science và Project cho Khoa học tự nhiên, Discovery Education & Duckster cho Khoa học xã hội.
4. Tổng hợp bài vở từ thầy cô các môn phụ rồi làm như trên.
Bước 4: Viết thư/email gửi cho bố mẹ giải thích về các bài vở từng tuần. Những thông tin này cũng được post trong trang web của riêng từng thầy cô hay những không gian online như eClass hay Google classroom.
Bước 5: Photocopy các bài học thành những folder/packet rồi để ở khu vực phòng ăn của trường, mỗi lớp/thầy cô có ô để riêng, để phụ huynh và học sinh đến lấy về nhà làm. Bước này đặc biệt dành cho những học sinh không có máy tính ở nhà, hay mạng Internet quá chậm. Không phải học khu nào tại Mỹ cũng có tỉ lệ máy móc 1:1 lý tưởng (mỗi học sinh 1 thiết bị điện tử), có nhiều nơi chưa thể phát miễn phí hoặc cho học sinh mượn máy về nhà được.
Trong quá trình dạy học online, thầy cô cần liên tục duy trì các biện pháp offline sau (và cả những biện pháp khác nữa tùy theo sáng kiến của từng cá nhân) để khiến việc học trở nên gắn kết, yêu thương và hiệu quả.
1. Biện pháp hỗ trợ thứ nhất: nằm trong chính mỗi ông bố bà mẹ. Chính là tinh thần lạc quan, là sự gắn kết và tình yêu thương trong mỗi gia đình sẽ luôn là hỗ trợ lớn nhất, tốt nhất, lâu bền nhất qua mọi mùa dịch bệnh. Thầy cô chia sẻ thông tin đầy đủ và động viên cha mẹ đồng hành cùng các con.
2. Biện pháp hỗ trợ thứ hai: đều đặn photocopy các bài tập cho học sinh. Các tệp bài này có thể được dùng độc lập hoặc kết hợp với những trang web. Làm thế này giúp mọi học sinh không quá tải thời gian nhìn màn hình, đồng thời giúp đỡ các em không có máy móc và mạng tốt không bị tụt hậu so với các bạn. (Biện pháp này khiến tôi liên tưởng đến việc đọc sách giấy và đọc sách điện tử, sách giấy vẫn có giá trị đặc biệt không thể thay thế hoàn toàn bằng sách điện tử.)
3. Biện pháp hỗ trợ thứ ba: để phát huy tối đa hiệu quả những môn KHTN hay KHXH, chúng tôi giao cho các em làm dự án tại nhà: tự thu thập thông tin về một đề tài rồi làm ra sản phẩm (có thể là dự án trồng cây rau, dự án dọn dẹp phòng ngủ, dự án làm kinh tế nhỏ…).
4. Biện pháp hỗ trợ thứ tư mà các thầy cô đều được khuyến cáo sử dụng là gọi điện thoại trực tiếp cho bố mẹ để nói chuyện với các em. (Có phiên bản nâng cấp rất hay nữa mà trường Robertson ở tiểu bang Texas áp dụng là thầy cô lái xe quanh khu nhà ở của học sinh quanh trường để các em nhìn thấy thầy cô và hai bên vẫy tay chào nhau.) Ngoài việc online với các trò nhỏ qua Microsoft Teams, rồi trả lời rất nhiều email của phụ huynh, tôi đã và sẽ đều đặn gọi điện thoại cho các trò nhỏ của mình. Chúng tôi được hướng dẫn thể hiện nỗi nhớ các trò nhỏ bằng lời, các trò cũng nói rất nhớ trường lớp, cô và các bạn
5. Biện pháp hỗ trợ thứ năm: giao bài tập thiết thực với hoàn cảnh. Như cách cô giáo dạy mỹ thuật trường tôi Ms. Connor áp dụng: Cứ mỗi sáng sớm thứ hai, Ms. Connor sẽ email cho các thầy cô giáo chủ nhiệm hoạt động của tuần, để thầy cô chủ nhiệm forward email cho các phụ huynh lớp mình. Trong email, Ms. Connor sẽ có nội dung bài học kèm giải thích và hình ảnh minh họa cùng video hướng dẫn. Các bài học đều tận dụng những nguyên vật liệu dễ kiếm tại nhà như tạo ra một bức tranh (trừu tượng hoặc hiện thực tùy ý) bằng cách vẽ khung các món đồ gia đình nho nhỏ (chìa khóa, chiếc thìa…); tạo tác phẩm sắp đặt hay bức tranh từ những thứ ngoài sân vườn nhà (cành cây, lá khô, hòn sỏi…) Youtube video Ms. Connor hướng dẫn làm bài tập: https://youtu.be/RaI3_cX9epQ
6. Biện pháp hỗ trợ thứ sáu là dùng hình chính phòng học hay khu vực bảng trong lớp của mình để làm background cho các buổi học trực tuyến trên Zoom hay Microsoft Teams. Các học sinh sẽ được nhìn lại môi trường thân thuộc và nhớ lại những giây phút vui vẻ bên thầy cô và bạn bè.
7. Biện pháp hỗ trợ thứ bảy là làm shout out video. Trong nỗ lực giúp các thầy cô giữ quan hệ gần gũi với học sinh hơn giữa bối cảnh trường học đóng cửa, cứ mỗi tuần trường tôi sẽ gửi 3-4 video cho phụ huynh và học sinh. Các video clip “cây nhà lá vườn” do thầy cô tự biên tự diễn, gồm nhiều thông điệp phong phú như đọc truyện, động viên, cùng tập thể thao, hay đưa ra những gợi ý nho nhỏ trong cuộc sống. Đây là ví dụ video của tôi với lời động viên và gợi ý cho các trò làm hoạt động toán và khoa học đơn giản tại nhà https://www.youtube.com/watch?v=FVEfAvlzx1s&t=3s
8. Biện pháp hỗ trợ thứ tám là lời nhắn bằng tranh và poster đến cửa nhà (signs and posters). Các thầy cô khắp nơi trên đất Mỹ còn có sáng kiến tạo ra những bức tranh hay poster để dán ngoài cửa hay cắm trên thảm cỏ trước nhà học sinh. Những lời lẽ trên poster đầy tính khích lệ, động viên, yêu thương như: I’m so proud of you! (Cô rất tự hào về em!), Best reader is here! (Người đọc giỏi nhất là đây!), Alexia, you rock! (Alexia, em giỏi lắm!)…
9. Biện pháp hỗ trợ thứ chín là tổ chức thử thách online, ví dụ Flat Stanley/Take Me with You Challenge tựa như trò Flat Stanley trong loạt truyện về những cuộc phiêu lưu của cậu bé Stanley (https://amzn.to/3b2CECn) rất nhiều bạn nhỏ Mỹ và toàn cầu thích và hay tham gia. Nếu ai đã xem phim Up in the Air thì chắc còn nhớ nhân vật chính (do George Clooney đóng) đi công tác đến đâu là phải chụp hình cho standee cô em họ và chồng sắp cưới, tựa như họ đang đi tuần trăng mật ở đó vậy. Tôi học ý tưởng này từ một nhóm các thầy cô dạy khối lớp 3, tôi gửi email cho phụ huynh, sau đó cứ khi nào học sinh làm gì thì đặt hình của cô bên cạnh, như là cô cũng có mặt ở đấy vậy! Các bạn nhỏ lớp tôi rất hào hứng tham gia thử thách này, cho cô tham gia cùng bao nhiêu hoạt động: từ ăn sáng đến làm bài tập, từ đọc sách đến chơi bóng rổ, từ chơi đồ chơi đến ngồi phơi nắng… Vậy là cô trò luôn luôn bên nhau!
Còn có những biện pháp thứ mười, thứ mười một… góp phần cho chúng ta thấy những em bé thời Covid và những tiến bộ bất ngờ
Rất nhiều người lớn lo ngại rằng dịch bệnh và trường đóng cửa làm việc học tập của con mình năm học này ngắt quãng, chậm trễ, thậm chí thụt lùi. Đúng, các con có thể bị thụt lùi nếu chỉ nói riêng về việc học tập tại lớp. Thế nhưng, chính những bạn nhỏ đang trải qua mùa dịch bệnh hiếm có trong lịch sử này không hề thụt lùi về nhiều mặt khác. Được hỗ trợ đầy đủ cả online và offline, rất nhiều học sinh đã đạt được nhiều tiến bộ rõ ràng:
– Các con biết đồng cảm hơn với mọi người và với người thân, có sự gắn kết với gia đình, sáng tạo hơn, biết tự tìm cách giải trí, thích viết, thích đọc sách.
– Các con biết tận hưởng những điều đơn giản hướng vào bên trong mình như chơi ngoài sân sau, ngồi yên lặng bên cửa sổ để quan sát…
– Các con biết để ý tới thiên nhiên nhiều hơn, nhận ra những con chim nhỏ, những ngày khác nhau mà các loài hoa khác nhau sẽ nở, cảm giác mát mẻ dịu nhẹ của cơn mưa rào nhẹ cuối xuân đầu hè, những bông hoa hè bừng nở…
– Các con biết nấu nướng, giặt giũ, sắp xếp sách vở, dọn dẹp phòng ốc… tức là thu vén việc nhà ổn thỏa.
– Các con biết quý trọng đồng tiền, tiết kiệm hơn, ít đòi hỏi hơn.
– Các con biết lên kế hoạch đi mua đồ cũng như chuẩn bị cho các bữa ăn ở nhà.
– Các con biết giá trị của việc cả nhà quây quần bên mâm cơm cũng như biết tìm ra niềm vui nho nhỏ trong những việc hằng ngày để chia sẻ.
– Các con biết trân quý những nỗ lực của thầy cô giáo, bác gác cổng trưởng, cả những người làm công ích xã hội mà trước kia ít ai để ý tới như những người chuyên chở, người tính tiền, người quét dọn, những người làm trong ngành y tế, chiến sĩ bộ đội cùng rất nhiều người khác đang chăm lo cho xã hội.
– Biết đâu trong số các con sẽ có những nhà lãnh đạo mới, những người có lợi thế hơn thế hệ cũ vì sớm nhận ra những gì là quan trọng nhất trong cuộc sống sau khi đã sống một quãng thời gian chậm rãi hơn và đơn giản hơn.
Những tiến bộ của các học trò trên toàn thế giới này được vun đắp không chỉ nhờ các chính sách giáo dục kịp thời và việc cung cấp kiến thức đều đặn và liên tục từ hệ thống giáo dục, mà quan trọng hơn, còn nhờ vào việc người lớn chúng ta duy trì kết nối cảm xúc và chăm sóc đời sống tinh thần tình cảm của các con. Việc đó phải kết hợp cả yếu tố online lẫn offline, và sự kết hợp này không chỉ giới hạn trong đại dịch mà sẽ được duy trì tiếp tục sau này.
Tác giả: Hồng Đinh
1. Biện pháp hỗ trợ thứ nhất: nằm trong chính mỗi ông bố bà mẹ. Chính là tinh thần lạc quan, là sự gắn kết và tình yêu thương trong mỗi gia đình sẽ luôn là hỗ trợ lớn nhất, tốt nhất, lâu bền nhất qua mọi mùa dịch bệnh. Thầy cô chia sẻ thông tin đầy đủ và động viên cha mẹ đồng hành cùng các con.
2. Biện pháp hỗ trợ thứ hai: đều đặn photocopy các bài tập cho học sinh. Các tệp bài này có thể được dùng độc lập hoặc kết hợp với những trang web. Làm thế này giúp mọi học sinh không quá tải thời gian nhìn màn hình, đồng thời giúp đỡ các em không có máy móc và mạng tốt không bị tụt hậu so với các bạn. (Biện pháp này khiến tôi liên tưởng đến việc đọc sách giấy và đọc sách điện tử, sách giấy vẫn có giá trị đặc biệt không thể thay thế hoàn toàn bằng sách điện tử.)
3. Biện pháp hỗ trợ thứ ba: để phát huy tối đa hiệu quả những môn KHTN hay KHXH, chúng tôi giao cho các em làm dự án tại nhà: tự thu thập thông tin về một đề tài rồi làm ra sản phẩm (có thể là dự án trồng cây rau, dự án dọn dẹp phòng ngủ, dự án làm kinh tế nhỏ…).
4. Biện pháp hỗ trợ thứ tư mà các thầy cô đều được khuyến cáo sử dụng là gọi điện thoại trực tiếp cho bố mẹ để nói chuyện với các em. (Có phiên bản nâng cấp rất hay nữa mà trường Robertson ở tiểu bang Texas áp dụng là thầy cô lái xe quanh khu nhà ở của học sinh quanh trường để các em nhìn thấy thầy cô và hai bên vẫy tay chào nhau.) Ngoài việc online với các trò nhỏ qua Microsoft Teams, rồi trả lời rất nhiều email của phụ huynh, tôi đã và sẽ đều đặn gọi điện thoại cho các trò nhỏ của mình. Chúng tôi được hướng dẫn thể hiện nỗi nhớ các trò nhỏ bằng lời, các trò cũng nói rất nhớ trường lớp, cô và các bạn
5. Biện pháp hỗ trợ thứ năm: giao bài tập thiết thực với hoàn cảnh. Như cách cô giáo dạy mỹ thuật trường tôi Ms. Connor áp dụng: Cứ mỗi sáng sớm thứ hai, Ms. Connor sẽ email cho các thầy cô giáo chủ nhiệm hoạt động của tuần, để thầy cô chủ nhiệm forward email cho các phụ huynh lớp mình. Trong email, Ms. Connor sẽ có nội dung bài học kèm giải thích và hình ảnh minh họa cùng video hướng dẫn. Các bài học đều tận dụng những nguyên vật liệu dễ kiếm tại nhà như tạo ra một bức tranh (trừu tượng hoặc hiện thực tùy ý) bằng cách vẽ khung các món đồ gia đình nho nhỏ (chìa khóa, chiếc thìa…); tạo tác phẩm sắp đặt hay bức tranh từ những thứ ngoài sân vườn nhà (cành cây, lá khô, hòn sỏi…) Youtube video Ms. Connor hướng dẫn làm bài tập: https://youtu.be/RaI3_cX9epQ
6. Biện pháp hỗ trợ thứ sáu là dùng hình chính phòng học hay khu vực bảng trong lớp của mình để làm background cho các buổi học trực tuyến trên Zoom hay Microsoft Teams. Các học sinh sẽ được nhìn lại môi trường thân thuộc và nhớ lại những giây phút vui vẻ bên thầy cô và bạn bè.
7. Biện pháp hỗ trợ thứ bảy là làm shout out video. Trong nỗ lực giúp các thầy cô giữ quan hệ gần gũi với học sinh hơn giữa bối cảnh trường học đóng cửa, cứ mỗi tuần trường tôi sẽ gửi 3-4 video cho phụ huynh và học sinh. Các video clip “cây nhà lá vườn” do thầy cô tự biên tự diễn, gồm nhiều thông điệp phong phú như đọc truyện, động viên, cùng tập thể thao, hay đưa ra những gợi ý nho nhỏ trong cuộc sống. Đây là ví dụ video của tôi với lời động viên và gợi ý cho các trò làm hoạt động toán và khoa học đơn giản tại nhà https://www.youtube.com/watch?v=FVEfAvlzx1s&t=3s
8. Biện pháp hỗ trợ thứ tám là lời nhắn bằng tranh và poster đến cửa nhà (signs and posters). Các thầy cô khắp nơi trên đất Mỹ còn có sáng kiến tạo ra những bức tranh hay poster để dán ngoài cửa hay cắm trên thảm cỏ trước nhà học sinh. Những lời lẽ trên poster đầy tính khích lệ, động viên, yêu thương như: I’m so proud of you! (Cô rất tự hào về em!), Best reader is here! (Người đọc giỏi nhất là đây!), Alexia, you rock! (Alexia, em giỏi lắm!)…
9. Biện pháp hỗ trợ thứ chín là tổ chức thử thách online, ví dụ Flat Stanley/Take Me with You Challenge tựa như trò Flat Stanley trong loạt truyện về những cuộc phiêu lưu của cậu bé Stanley (https://amzn.to/3b2CECn) rất nhiều bạn nhỏ Mỹ và toàn cầu thích và hay tham gia. Nếu ai đã xem phim Up in the Air thì chắc còn nhớ nhân vật chính (do George Clooney đóng) đi công tác đến đâu là phải chụp hình cho standee cô em họ và chồng sắp cưới, tựa như họ đang đi tuần trăng mật ở đó vậy. Tôi học ý tưởng này từ một nhóm các thầy cô dạy khối lớp 3, tôi gửi email cho phụ huynh, sau đó cứ khi nào học sinh làm gì thì đặt hình của cô bên cạnh, như là cô cũng có mặt ở đấy vậy! Các bạn nhỏ lớp tôi rất hào hứng tham gia thử thách này, cho cô tham gia cùng bao nhiêu hoạt động: từ ăn sáng đến làm bài tập, từ đọc sách đến chơi bóng rổ, từ chơi đồ chơi đến ngồi phơi nắng… Vậy là cô trò luôn luôn bên nhau!
Còn có những biện pháp thứ mười, thứ mười một… góp phần cho chúng ta thấy những em bé thời Covid và những tiến bộ bất ngờ
Rất nhiều người lớn lo ngại rằng dịch bệnh và trường đóng cửa làm việc học tập của con mình năm học này ngắt quãng, chậm trễ, thậm chí thụt lùi. Đúng, các con có thể bị thụt lùi nếu chỉ nói riêng về việc học tập tại lớp. Thế nhưng, chính những bạn nhỏ đang trải qua mùa dịch bệnh hiếm có trong lịch sử này không hề thụt lùi về nhiều mặt khác. Được hỗ trợ đầy đủ cả online và offline, rất nhiều học sinh đã đạt được nhiều tiến bộ rõ ràng:
– Các con biết đồng cảm hơn với mọi người và với người thân, có sự gắn kết với gia đình, sáng tạo hơn, biết tự tìm cách giải trí, thích viết, thích đọc sách.
– Các con biết tận hưởng những điều đơn giản hướng vào bên trong mình như chơi ngoài sân sau, ngồi yên lặng bên cửa sổ để quan sát…
– Các con biết để ý tới thiên nhiên nhiều hơn, nhận ra những con chim nhỏ, những ngày khác nhau mà các loài hoa khác nhau sẽ nở, cảm giác mát mẻ dịu nhẹ của cơn mưa rào nhẹ cuối xuân đầu hè, những bông hoa hè bừng nở…
– Các con biết nấu nướng, giặt giũ, sắp xếp sách vở, dọn dẹp phòng ốc… tức là thu vén việc nhà ổn thỏa.
– Các con biết quý trọng đồng tiền, tiết kiệm hơn, ít đòi hỏi hơn.
– Các con biết lên kế hoạch đi mua đồ cũng như chuẩn bị cho các bữa ăn ở nhà.
– Các con biết giá trị của việc cả nhà quây quần bên mâm cơm cũng như biết tìm ra niềm vui nho nhỏ trong những việc hằng ngày để chia sẻ.
– Các con biết trân quý những nỗ lực của thầy cô giáo, bác gác cổng trưởng, cả những người làm công ích xã hội mà trước kia ít ai để ý tới như những người chuyên chở, người tính tiền, người quét dọn, những người làm trong ngành y tế, chiến sĩ bộ đội cùng rất nhiều người khác đang chăm lo cho xã hội.
– Biết đâu trong số các con sẽ có những nhà lãnh đạo mới, những người có lợi thế hơn thế hệ cũ vì sớm nhận ra những gì là quan trọng nhất trong cuộc sống sau khi đã sống một quãng thời gian chậm rãi hơn và đơn giản hơn.
Những tiến bộ của các học trò trên toàn thế giới này được vun đắp không chỉ nhờ các chính sách giáo dục kịp thời và việc cung cấp kiến thức đều đặn và liên tục từ hệ thống giáo dục, mà quan trọng hơn, còn nhờ vào việc người lớn chúng ta duy trì kết nối cảm xúc và chăm sóc đời sống tinh thần tình cảm của các con. Việc đó phải kết hợp cả yếu tố online lẫn offline, và sự kết hợp này không chỉ giới hạn trong đại dịch mà sẽ được duy trì tiếp tục sau này.
Tác giả: Hồng Đinh
Thạc sĩ giáo dục chuyên ngành tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai, giáo viên tiểu học tại tiểu bang Georgia Hoa Kỳ, tác giả Học kiểu Mỹ tại nhà và Học STEM kiểu Mỹ tại nhà
Tin liên quan
- Bộ GDĐT công bố lịch thi tốt nghiệp THPT năm 2024
- Phương án thi tốt nghiệp THPT 2025 với 4 môn: Đảm bảo công bằng, giảm tải áp lực
- Thư viện số 100 năm trao tặng 2.000 Thẻ Thư viện số 100 năm cho THPT Lê Hồng Phong, Nam Định và tư vấn chiến lược phát triển CLB đọc sách
- Cô giáo Việt đầu tiên giành giải thưởng 100.000 USD về giáo dục
- Nam Định tuyên dương 93 gương mặt tiêu biểu dự thi học sinh giỏi quốc gia