Cội nguồn phù sa - Lớp 10 Văn 1,2
23/12/2013Vượt qua khoảng cách không gian và thời gian, văn học luôn là nhu cầu không thể thiếu trog thế giới tinh thần của con người. Trong nhịp sống hối hả của thời hiện đại, người ta lại càng cần có văn chương như một bến đỗ tâm hồn. Đối với người học văn, việc nuôi dưỡng niềm say mê đối với văn học lại càng cần thiết. Từ những thời đại xa xưa trong lịch sử loài người, từ khi con người bắt đầu có những định hình về thẩm mĩ cũng là lúc văn học dân gian ra đời. Văn học dân gian là bầu sữa ngọt ngào, nuôi dưỡng tâm hồn người Việt từ bao đời nay.
Trong cái giá lạnh của ngày
mùa đông 20/12/2013, chương trình câu lạc bộ văn học dân gian với chủ đề ‘Cội
nguồn phù sa’ của hai lớp 10 chuyên văn
1 và 10 chuyên văn 2 được tổ chức dường như đã thắp lên ngọn lửa sưởi ấm mỗi
tâm hồn người Việt. ‘Chúng ta hòa nhập nhưng không hòa tan ‘ (lời phát biểu
của Nhà giáo ưu tú Cao Xuân Hùng-Hiệu trưởng nhà trường trong chương trình),
câu lạc bộ văn học dân gian là một hoạt động thường xuyên của khối chuyên văn
và cũng chính là một hoạt động góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc.
Mở đầu chương trình là báo
cáo tổng kết chuyên đề Văn học dân gian khối 10 chuyên văn, cô Trần Thị Minh
Thanh đã trao phần thưởng cho các bạn học sinh đạt kết quả chuyên đề cao. Với ý
tưởng : văn học dân gian như dòng chảy phù sa từ cội nguồn, hòa nhập vào
cuộc sống hiện đại, chương trình biểu diễn văn nghệ gồm 2 phần : văn học
dân gian từ truyền thống tới hiện đại. Đưa khán giả đắm mình trong khúc hát
giao duyên ‘Trúc mai’ ngọt ngào, vương vấn thuở còn nằm nôi trong câu hát ‘Cò lả’,
duyên dáng người con gái Việt truyền thống được tôn vinh qua tiếng ca ‘Cây trúc
xinh’, các bạn học sinh khối 10 chuyên văn lại tiếp tục làm khán giả hồi hộp,
vui vẻ, rồi cả sâu lắng những suy nghĩ về văn hóa dân tộc qua hai vở kịch ‘Tam
đại con gà’ và ‘Việc làng’.
Không những thế, các bạn
khán giả còn được tham gia vào hai trò chơi dân gian : Đố vui và đập niêu
đất rất vui vẻ và đầy chất trí tuệ. Tiếp theo chương trình là nhạc phẩm ‘Tát nước
đầu đình’ sôi động, trẻ trung kết hợp phần lời từ ca dao với âm nhạc hiện đại
và liên khúc ‘Trống cơm’, ‘Chú cuội chơi trăng’ với chất liệu âm nhạc hiện đại
tươi mới. Kết thúc chương trình văn nghệ, khá giả được hòa nhịp tâm hồn mình
qua ca khúc ‘Đất nước lời ru’ mà nhạc sĩ Văn Thành Nho đã viết nên bằng chính
những lời gan ruột của mình.
‘Cội nguồn phù sa’, nơi tìm
về với những nét đẹp truyền thống của tâm hồn dân tộc, chương trình kết thúc
nhưng còn lại đó trong lòng mỗi người xem là cảm xúc lắng đọng, là những suy
nghĩ, là bài ca quê hương, đất nước vang mãi…vang mãi…
Tin liên quan
- Đón đoàn công tác của Đại sứ Vương quốc Anh và Bắc Ai – len thăm và làm việc tại trường THPT chuyên Lê Hồng Phong Nam Định
- Thầy Nguyễn Văn Huyên- Người “kiến tạo” những tấm Huy chương
- Gặp gỡ, chúc mừng đồng chí Bùi Thị Bích Phượng – Nguyên giáo viên môn Tiếng Anh nghỉ hưu hưởng chế độ bảo hiểm xã hội
- Thầy trò trường THPT chuyên Lê Hồng Phong được vinh danh, trao thưởng
- Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong đạt kết quả xuất sắc tại Hội thi Giai điệu tuổi hồng tỉnh Nam Định năm 2024