Dạy học kết nối - Dấu ấn đặc biệt trên hành trình Đổi mới phương pháp dạy học trong thời đại công nghệ 4.0
11/11/2022Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá là yêu cầu tất yếu trong giáo dục ở thời đại công nghệ 4.0. Triển khai thực hiện Kế hoạch số 1696/KH-THPTCLHP ngày 25/10/2022 của Sở GD&ĐT Nam Định về việc tổ chức dạy học kết nối năm học 2022 - 2023, ngày 8/11/2022, trường THPT chuyên Lê Hồng Phong đã tổ chức thành công 02 tiết học theo mô hình dạy học kết nối với các trường trung học cơ sở (THCS) xây dựng cơ sở giáo dục Chất lượng cao (CLC) tại các huyện/ thành phố trong toàn tỉnh Nam Định. Hoạt động chuyên môn này đã ghi dấu ấn đặc biệt trên hành trình đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý và dạy học.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ số đối với dạy học trong thời đại mới, trường THPT chuyên Lê Hồng Phong đã tích cực đổi mới phương pháp dạy học, tích cực tập huấn năng lực công nghệ thông tin cho cán bộ giáo viên nhân viên nhà trường từ nhiều năm qua. Cùng với năng lực chuyên môn tốt, công nghệ thông tin thuần thục, giáo viên nhà trường đã ứng phó linh hoạt trước những khó khăn của việc dạy học trong bối cảnh đại dịch COVID-19, chủ động tổ chức các giờ dạy theo mô hình dạy học trực tuyến kết hợp trực tiếp. Đặc biệt, nhà trường đã bước đầu áp dụng mô hình dạy học kết nối phục vụ công tác bồi dưỡng học sinh giỏi cấp tỉnh/ quốc gia. Tiết họp kết nối môn Ngữ văn của thầy giáo Phạm Bá Quyết - Giáo viên tổ Ngữ văn và cô giáo Hà Diệu Hương - Giáo viên tổ Địa lý là một minh chứng cho thành công của mô hình dạy học mới.
Bài: “Dẫn chứng trong làm văn Nghị luận xã hội” do thầy giáo Phạm Bá Quyết giảng dạy.
Các điểm cầu cùng làm việc trên không gian của trang CHUYÊN LÊ HỒNG PHONG - VIẾT LÀ ĐANG SỐNG (padlet.com)
Chính mô hình dạy học kết nối giúp giáo viên giữa các đơn vị giao lưu học tập về năng lực chuyên môn nghiệp vụ. Đặc biệt, trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, dạy học kết nối còn mở cánh cửa giúp các nhà trường cấp THCS hợp tác bồi dưỡng học sinh giỏi với các giáo viên THPT có uy tín, các chuyên gia đầu ngành về các môn học, các lĩnh vực. Điều này đã mở ra khả năng học tập vô tận cho học sinh, giáo viên các trường trên địa bàn tỉnh.
Trao đổi về tiết dạy học kết nối, cô giáo Hà Diệu Hương cho biết: “ Nếu trước kia, muốn nội dung chuyên đề học tập này chuyển tải tới học sinh các trường THCS xây dựng cơ sở giáo dục chất lượng cao trên địa bàn tỉnh thì người dạy phải dùng tới 10 tiết dạy, đi khắp các huyện trên toàn tỉnh, thì nay, nhờ việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học, sử dụng mô hình lớp học kết nối, người dạy chỉ dùng 60 phút. Dạy 01 tiết thay cho 10 tiết - điều này chỉ có thể mà được khi sử dụng những tính năng ưu việt của công nghệ”. Chính mô hình dạy học kết nối đã tạo điều kiện để rút ngắn khoảng cách không gian địa lý giữa các vùng miền, tiết kiệm thời gian giảng dạy của giáo viên, góp phần giải phóng sức lao động cho giáo viên.
Chuyên đề “Dân cư Việt Nam và các dạng bài tập” do cô giáo Hà Diệu Hương giảng dạy.
Tin liên quan
- Đón đoàn công tác của Đại sứ Vương quốc Anh và Bắc Ai – len thăm và làm việc tại trường THPT chuyên Lê Hồng Phong Nam Định
- Thầy Nguyễn Văn Huyên- Người “kiến tạo” những tấm Huy chương
- Gặp gỡ, chúc mừng đồng chí Bùi Thị Bích Phượng – Nguyên giáo viên môn Tiếng Anh nghỉ hưu hưởng chế độ bảo hiểm xã hội
- Thầy trò trường THPT chuyên Lê Hồng Phong được vinh danh, trao thưởng
- Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong đạt kết quả xuất sắc tại Hội thi Giai điệu tuổi hồng tỉnh Nam Định năm 2024