Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong Nam Định

SỨ MỆNH: Phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi, góp phần đào tạo hiền tài

TẦM NHÌN: Xây dựng trường chuyên chất lượng cao, vươn tầm khu vực, hội nhập quốc tế.

GIÁ TRỊ CỐT LÕI: Trí tuệ, Nhân văn, Trách nhiệm, Tự tôn, Sáng tạo.

Tin tức nhà trường

Trang chủ Tin tức nhà trường Ghi nhận từ những tiết dạy thử nghiệm mô hình dạy học kết hợp tại trường THPT Mỹ Tho và trường THPT Mỹ Lộc

Ghi nhận từ những tiết dạy thử nghiệm mô hình dạy học kết hợp tại trường THPT Mỹ Tho và trường THPT Mỹ Lộc

07/10/2022

Tin bài: Nguyễn Thị Hồng
Ảnh: Ngô Khoa Học, Nguyễn Hoàng Anh Tuấn và nhóm đề tài KHCN
 
Nằm trong phạm vi của đề tài Khoa học Công nghệNghiên cứu đề xuất mô hình dạy học kết hợp (trực tuyến và trực tiếp) tại trường Trung học phổ thông chuyên Lê Hồng Phong và một số trường Trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Nam Định” do Uỷ ban nhân dân tỉnh Nam Định giao cho trường THPT chuyên Lê Hồng Phong thực hiện[1], ngày 05 tháng 10 năm 2022, nhóm đề tài đã tiến hành dự giờ các tiết dạy thử nghiệm tại trường THPT Mỹ Tho và THPT Mỹ Lộc đối với 03 môn: Ngữ văn, Toán và Hoá học.

Tham dự buổi dự giờ dạy thử nghiệm bao gồm: đại diện của Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam - TS. Phạm Thị Bích Đào - Phó Trưởng phòng Quán lí khoa học và hợp tác quốc tế và ThS. Phan Thị Bích Lợi - chuyên viên chính; Đại diện của Sở Giáo dục và Đào tạo Nam Định - ông Ngô Hà Vũ - Phó trưởng phòng Giáo dục trung học và bà Vũ Thị Mỹ Hạnh - chuyên viên chính; Đại diện Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Nam Định - đơn vị quản lí trực tiếp việc triển khai đề tài - ThS. Trần Giai Nhân - Phó Trưởng phòng Quản lí Khoa học; Đại diện các trường THPT trên địa bàn tỉnh Nam Định: trường THPT Nguyễn Khuyến, THPT Trần Văn Lan,… và nhóm triển khai đề tài KHCN của trường THPT chuyên Lê Hồng Phong Nam Định với đại diện là TS. Phạm Thị Huệ - Chủ nhiệm đề tài.

Nội dung của chương trình dự giờ thử nghiệm gồm 02 phần chính:
- Dự giờ 06 tiết dạy thử nghiệm của ba môn Ngữ văn, Toán, Hoá học.

 
STT Trường Môn Tên bài dạy Người dạy Thời gian Địa điểm dạy
1 THPT
Mỹ Lộc
Ngữ văn Bài 2: Thơ Đường luật (“Tự tình 2”-HXH) Nguyễn Thị Hồng 8h00 – 8h45  Phòng học lớp 10A7
2 Toán Giá trị lượng giác của góc α từ 0 đến 180 Nguyễn Thị Lan Anh 8h00 – 8h45  Phòng học lớp 10A5
3 Hoá học Bài 6: Xu hướng biến đổi một số tính chất của nguyên tử các nguyên tố trong một chu kì và trong một nhóm (Sách KNTT). Trần Thị Hương 8h00 – 8h45  Phòng học lớp 10A2
4 THPT
Mỹ Tho
Ngữ văn Lễ hội Đền Hùng Phạm Thị Thuý Nga 14h00- 14h45 Phòng học lớp 12A1
5 Toán Hoán vị chỉnh hợp tổ hợp Nguyễn Thị Khánh Ly 14h00- 14h45 Phòng học NN
6 Hoá học Xu hướng biến đổi thành phần và tính acid tính base của các oxde và các hydroxide trong chu kỳ Phạm Thị Phương 14h00- 14h45 Phòng học lớp 10A1

- Tổ chức thảo luận, rút kinh nghiệm sau tiết dạy thử nghiệm theo từng môn.

Tiết dạy thử nghiệm môn Hoá học ở trường THPT Mỹ Lộc.


Tiết dạy thử nghiệm môn Hoá học tại trường THPT Mỹ Tho.


Tiết dạy thử nghiệm môn Ngữ văn tại trường THPT Mỹ Tho.


Thảo luận sau tiết dạy môn Toán tại trường THPT Mỹ Lộc
Kết quả:
Các tiết dạy thử nghiệm đã thể hiện rõ tính ưu việt của mô hình dạy học kết hợp (trực tiếp và trực tuyến) trong việc đáp ứng mục tiêu của chương trình Giáo dục phổ thông 2018 là hướng tới hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất, nhân cách của người học, khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời.

Các tiết dạy thử nghiệm ghi nhận sự linh hoạt, sáng tạo của giáo viên trong việc xây dựng ý tưởng, thiết kế bài học, tổ chức hoạt động dạy học; sự thông minh, năng động của học sinh trong việc tiếp cận kiến thức một cách chủ động và tích cực.

Giáo viên vận dụng mô hình dạy học kết hợp một cách phù hợp vừa phát huy được tối đa ưu điểm của hình thức dạy học trực tuyến cũng như hình thức dạy học trực tiếp trong tiết học. Các mô hình dạy học kết hợp được sử dụng nhuần nhuyễn trong từng bài học: dạy học kết hợp song song; dạy học kết hợp nối tiếp, mô hình nối tiếp - trực tuyến là chủ đạo; mô hình nối tiếp - trực tiếp là chủ đạo,… Chính điều này đã góp phần tăng  tính hấp dẫn, sinh động cho tiết học so với các tiết học dạy theo mô hình truyền thống.

Thành công của các tiết dạy thử nghiệm tại trường THPT chuyên Lê Hồng Phong và 04 trường THPT trên địa bàn tỉnh Nam Định: THPT Nam Trực, THPT Lê Quý Đôn, THPT Mỹ Lộc, THPT Mỹ Tho đã khẳng định tính đúng đắn, khoa học của đề tài. Kết quả này là minh chứng khẳng định tính khả thi của việc ứng dụng mô hình dạy học kết hợp ở các trường trung học phổ thông, có thể lan toả rộng rãi kết quả nghiên cứu của đề tài tới các trường THPT trên địa bàn tỉnh Nam Định.

Phát biểu tại buổi hội thảo, ông Ngô Hà Vũ - Phó Trưởng phòng Giáo dục Trung học, Sở Giáo dục và Đào tạo Nam Định đã đánh giá cao mô hình dạy học kết hợp trong thời đại công nghệ 4.0. Đồng thời, mô hình của đề tài cũng mở ra một hướng đi tiếp theo có chiều sâu để nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường, đó là mô hình dạy học kết nối trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi giữa các trường THPT trên địa bàn tỉnh Nam Định. Lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Nam Định ghi nhận những kết quả mà trường THPT chuyên Lê Hồng Phong đã đạt được trong quá trình triển khai đề tài khoa học công nghệ này.


Đại diện Phòng Giáo dục Trung học, Sở Giáo dục và Đào tạo tặng hoa nhóm Nghiên cứu Đề tài KHCN


TS. Phạm Thị Huệ - Chủ nhiệm đề tài KHCN tặng trường THPT Mỹ Tho sản phẩm nghiên cứu của nhóm đề tài được in tại Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Giáo dục với đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Thành công của những tiết dạy thử nghiệm là minh chứng cho sự thay đổi về nhận thức và cách thức tổ chức các giờ học của giáo viên trong bối cảnh xã hội mới, môi trường giáo dục mới và một thế hệ học sinh mới./.




Nhóm đề tài chụp ảnh lưu niệm tại trường THPT Mỹ Tho
 
[1] Theo Quyết định số 938/QĐ-UBND ngày 29/42021 về việc phê duyệt danh mục các nhiệm vụ Khoa học Công nghệ tỉnh Nam Định đợt II năm 2021.