Lịch sử, ý nghĩa của ngày Thương binh Liệt sĩ 27/7
27/07/2021Ngày Thương binh - Liệt sỹ 27/7 hàng năm là dịp toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta kính cẩn tưởng nhớ, tri ân các bậc cách mạng tiền bối, anh hùng liệt sỹ, những người con ưu tú của dân tộc đã dũng cảm chiến đấu, anh dũng hy sinh; biết ơn các thương binh đã cống hiến một phần xương máu của mình trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ. Vậy ngày Thương binh – Liệt sĩ 27/7 chính thức ra đời khi nào?
Đầu năm 1946, Hội Giúp binh sĩ bị nạn ra đời ở Thuận Hóa (Huế), rồi đến Hà Nội và một số địa phương khác…, sau đó ít lâu được đổi thành Hội Giúp binh sĩ bị thương. Ở Trung ương có Tổng hội và Chủ tịch Hồ Chí Minh được bầu là Chủ tịch danh dự của Tổng hội. Chiều ngày 28-5-1946 tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Tống hội tổ chức một cuộc nói chuyện quan trọng để kêu gọi đồng bào gia nhập Hội và hăng hái giúp đỡ các chiến sĩ bị thương. Để giúp chiến sĩ trong mùa đông giá rét, cuộc vận động “Mùa đông binh sĩ” được tổ chức trong cả nước, mở đầu bằng buổi lễ xung phong “Mùa đông binh sĩ” do Hội Liên hiệp Quốc dân Việt Nam tổ chức chiều 17-11-1946 tại Hà Nội. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến dự buối lễ và tặng chiếc áo mà Người đang mặc (chiếc áo sau này bán đấu giá được 3.500 đồng).
Khi cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ, ngày 19-12-1946, theo lời kêu gọi cứu nước của Bác Hồ, nhân dân cả nước nhất tề đứng dậy kháng chiến với tinh thần “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Số người bị thương và hy sinh trong chiến đấu tăng lên. Thương binh, liệt sĩ trở thành vấn đề lớn. Trước yêu cầu bức xúc đó, cùng với việc tiếp tục kêu gọi giúp đỡ thương binh, gia đình tử sĩ, ngày 16-2-1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 20/SL “Quy định chế độ hưu bổng thương tật và tiền tuất tử sĩ’. Đây là văn bản pháp quy đầu tiên khẳng định vị trí quan trọng của công tác thương binh, liệt sĩ đối với công cuộc kháng chiến cứu nước của dân tộc. Để làm cơ quan chủ đạo công tác này trong cả nước, ngày 26-2-1947, Phòng Thương binh (thuộc Chính trị Cục, Quân đội nhân dân Quốc gia Việt Nam) được thành lập vào đầu tháng 7-1947, Bác Hồ đã đồng ý cho thành lập Ban Vận động tổ chức Ngàv Thương binh toàn quốc. Cũng trong thời gian này, tại một địa điểm xóm Bàn Cờ, xã Hùng Sơn thuộc huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, các đại biểu Tổng bộ Việt Minh, Trung ương Hội Phụ nữ cứu quốc, Trung ương Đoàn Thanh niên cứu quốc, Nha Thông tin Tuyên truyền và một số địa phương đã dự một cuộc họp. Tại cuộc họp này, theo đề nghị của đại diện Chính trị Cục, Quân đội nhân dân Quốc gia Việt Nam, các đại biểu đã nhất trí chọn ngày 27-7 hàng năm là Ngày Thương binh toàn quốc,
Từ đấy, hàng năm đến ngày 27-7, Bác Hồ đều gửi thư thăm hỏi, động viên, nhắc nhở mọi người phải biết ơn và hết lòng giúp đỡ thương binh, gia đình liệt sĩ. Từ tháng 7-1955, Ngày Thương binh toàn quốc được đổi thành Ngày Thương binh – Liệt sĩ đế ghi nhận những hi sinh lớn lao của đồng bào, chiến sĩ cả nước cho chiến thắng vẻ vang của toàn dân tộc. Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, theo Chỉ thị 223-CT/TU ngày 8-7-1975 của Ban Bí thư, từ năm 1975, ngày 27-7 hàng năm chính thức trở thành Ngày Thương binh – Liệt sĩ.
Tin liên quan
- Đón đoàn công tác của Đại sứ Vương quốc Anh và Bắc Ai – len thăm và làm việc tại trường THPT chuyên Lê Hồng Phong Nam Định
- Thầy Nguyễn Văn Huyên- Người “kiến tạo” những tấm Huy chương
- Gặp gỡ, chúc mừng đồng chí Bùi Thị Bích Phượng – Nguyên giáo viên môn Tiếng Anh nghỉ hưu hưởng chế độ bảo hiểm xã hội
- Thầy trò trường THPT chuyên Lê Hồng Phong được vinh danh, trao thưởng
- Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong đạt kết quả xuất sắc tại Hội thi Giai điệu tuổi hồng tỉnh Nam Định năm 2024