Trang chủ ›
Tin tức nhà trường ›
THPT chuyên Lê Hồng Phong dạy và học trong mùa Covid-19: Thách thức và cơ hội
THPT chuyên Lê Hồng Phong dạy và học trong mùa Covid-19: Thách thức và cơ hội
17/04/2020Trước những thách thức từ dịch bệnh Covid-19, cũng giống như nhiều trường khác, trường THPT chuyên Lê Hồng Phong cũng đang chịu ảnh hưởng lớn, có nhiều xáo trộn trong dạy và học. Nhưng, trong thách thức mới, khoảng “thời gian vàng” để nhà trường chuyển mình mạnh mẽ cùng công nghệ đang mở ra.
Trường học đóng cửa và nỗi lo trò mất mạch kiến thức
Dịch bệnh Covid-19 bùng phát và diễn biến phức tạp khiến cho các trường học ở Việt Nam phải đóng cửa từ tháng 2/2020, mở cửa trở lại trong 2-3 tuần tháng 3 và tiếp tục đóng cửa cho đến hiện tại. Thời gian nghỉ kéo dài, học sinh không đến lớp, nhịp điệu học tập bị đứt đoạn. Nỗi lo đảm bảo duy trì nền nếp học tập và đảm bảo mạch kiến thức cho học sinh, đặc biệt là học sinh cuối cấp hiện hữu. Một thách thức lớn đang đặt ra với ngành giáo dục Việt Nam và nhà trường.
Những “lớp học trên mây” và những khó khăn ban đầu
Để giải quyết thách thức này, Bộ giáo dục đã có những hành động kịp thời như lùi thời gian năm học, tinh giản chương trình và triển khai dạy học từ xa, dạy học trực tuyến (trên truyền hình, trên Internet…).
Là trường chuyên trọng điểm của tỉnh Nam Định, ngay từ đầu mùa dịch, trường THPT chuyên Lê Hồng Phong đã sớm bắt nhịp và có kế hoạch cùng những hành động cụ thể: tập huấn cho giáo viên toàn trường về xây dựng bài giảng tĩnh E-learning, tạo lớp học trực tuyến (bằng công cụ Zoom và Microsoft Teams); xây dựng kho bài giảng và đề tự kiểm tra trên Vnpt-elearning và Viettelstudy…
Và những “lớp học trên mây” dần ra đời
Nhưng, sự thay đổi nào ban đầu cũng gặp những khó khăn. Các thầy cô lần đầu tiên soạn bài cần suy nghĩ nhiều hơn về những phương án kết nối công cụ dạy trực tuyến (bảng đen phấn trắng nên thay thế bằng việc chia sẻ White Board hay Powerpoint, Word, Pdf, Violet, Scrom…), ; lần đầu tiên giảng bài trên ống kính máy quay trên trường quay đài truyền hình hoặc ở nhà mà không có học sinh; lần đầu tiên vừa hướng dẫn học sinh qua ứng dụng họp trực tuyến vừa mày mò khám phá các thanh công cụ, lần đầu tiên…
Rồi bỗng một ngày mạng đơ, thầy đang say sưa giảng thì “out”, thầy và trò lại lục tục kết nối lại. Rồi vấn đề bảo mật thông tin: Để kết nối an toàn, mỗi thầy cô lại tìm đến một phương án sử dụng công cụ trực tuyến khác nhau. Việc tổ chức lớp học và quản lí học sinh hiệu quả cũng làm không ít thầy cô trăn trở. Rồi việc phân phối thời gian soạn bài và dạy online để có thời gian quan tâm những người thân khi mọi người cũng ở nhà, cùng thực hiện giãn cách xã hội. Và nhiều khó khăn khác nữa…
“Thời gian vàng” cho những thay đổi tích cực
Khó khăn rồi sẽ được khắc phục bởi hoàn cảnh mới đã tạo động lực cho thầy cô tìm hiểu, điều chỉnh, thay đổi để thích nghi. Thời điểm này thực sự là khoảng “thời gian vàng” cho những chuyển biến tích cực ở trường Lê Hồng Phong.
Nhiều thầy cô đã bắt nhịp nhanh với công nghệ, làm chủ được cách tổ chức dạy học trực tuyến, tạo ra những bài học sinh động, dễ tiếp thu, tạo hứng thú cho học sinh trên nền tảng Zoom, Microsoft Teams, truyền hình…
Những buổi sinh hoạt chuyên môn giáo viên qua bộ công cụ Office 365 hiệu quả. Nhiều tổ chuyên môn đã tạo được thư mục lưu trữ chung trên Onedrive, Microsoft Teams.
Công tác chủ nhiệm dễ dàng hơn nhờ ứng dụng Forms để thu thập thông tin, tận dụng Microsoft Teams trong chia sẻ dữ liệu chung của lớp…
Hoạt động tập thể của học sinh trong nhà trường được duy trì, khoác lên mình chiếc áo công nghệ cuốn hút với chương trình “Chào cờ trực tuyến” (Gồm nghi thức chào cờ, điểm tin hoạt động nổi bật của nhà trường trong tuần và các chuyên mục online của học sinh các khối).
Nhiều giáo viên và tổ bộ môn đã tích cực tự tìm hiểu và trao đổi chuyên môn về các xu hướng giáo dục mới, phương pháp giáo dục tích cực, kĩ thuật dạy học hiện đại nhờ công nghệ và nhằm đáp ứng yêu cầu dạy học qua công nghệ thời Covid-19. Những tri thức giáo dục này sẽ là hành trang để tạo ra những thay đổi mạnh mẽ hơn trong việc thực hiện chiến lược đào tạo mũi nhọn song hành với giáo dục toàn diện của nhà trường trong giai đoạn tiếp theo.
Điều còn lại, giản dị mà quan trọng: Thầy cô hạnh phúc. Hạnh phúc vì làm chủ công nghệ hỗ trợ giáo dục, hạnh phúc vì tự vượt qua được giới hạn của bản thân, hạnh phúc vì có thêm thời gian cho gia đình, cho hoạt động vì cộng đồng và cho bản thân. Những người thầy hạnh phúc sẽ kiến tạo nên ngôi trường hạnh phúc.
Covid-19 là thách thức nhưng cũng mang đến cơ hội để thầy cô chúng ta thay đổi. Sẽ là một dấu ấn đáng nhớ!
Dịch bệnh Covid-19 bùng phát và diễn biến phức tạp khiến cho các trường học ở Việt Nam phải đóng cửa từ tháng 2/2020, mở cửa trở lại trong 2-3 tuần tháng 3 và tiếp tục đóng cửa cho đến hiện tại. Thời gian nghỉ kéo dài, học sinh không đến lớp, nhịp điệu học tập bị đứt đoạn. Nỗi lo đảm bảo duy trì nền nếp học tập và đảm bảo mạch kiến thức cho học sinh, đặc biệt là học sinh cuối cấp hiện hữu. Một thách thức lớn đang đặt ra với ngành giáo dục Việt Nam và nhà trường.
Những “lớp học trên mây” và những khó khăn ban đầu
Để giải quyết thách thức này, Bộ giáo dục đã có những hành động kịp thời như lùi thời gian năm học, tinh giản chương trình và triển khai dạy học từ xa, dạy học trực tuyến (trên truyền hình, trên Internet…).
Là trường chuyên trọng điểm của tỉnh Nam Định, ngay từ đầu mùa dịch, trường THPT chuyên Lê Hồng Phong đã sớm bắt nhịp và có kế hoạch cùng những hành động cụ thể: tập huấn cho giáo viên toàn trường về xây dựng bài giảng tĩnh E-learning, tạo lớp học trực tuyến (bằng công cụ Zoom và Microsoft Teams); xây dựng kho bài giảng và đề tự kiểm tra trên Vnpt-elearning và Viettelstudy…
Và những “lớp học trên mây” dần ra đời
Nhưng, sự thay đổi nào ban đầu cũng gặp những khó khăn. Các thầy cô lần đầu tiên soạn bài cần suy nghĩ nhiều hơn về những phương án kết nối công cụ dạy trực tuyến (bảng đen phấn trắng nên thay thế bằng việc chia sẻ White Board hay Powerpoint, Word, Pdf, Violet, Scrom…), ; lần đầu tiên giảng bài trên ống kính máy quay trên trường quay đài truyền hình hoặc ở nhà mà không có học sinh; lần đầu tiên vừa hướng dẫn học sinh qua ứng dụng họp trực tuyến vừa mày mò khám phá các thanh công cụ, lần đầu tiên…
Rồi bỗng một ngày mạng đơ, thầy đang say sưa giảng thì “out”, thầy và trò lại lục tục kết nối lại. Rồi vấn đề bảo mật thông tin: Để kết nối an toàn, mỗi thầy cô lại tìm đến một phương án sử dụng công cụ trực tuyến khác nhau. Việc tổ chức lớp học và quản lí học sinh hiệu quả cũng làm không ít thầy cô trăn trở. Rồi việc phân phối thời gian soạn bài và dạy online để có thời gian quan tâm những người thân khi mọi người cũng ở nhà, cùng thực hiện giãn cách xã hội. Và nhiều khó khăn khác nữa…
“Thời gian vàng” cho những thay đổi tích cực
Khó khăn rồi sẽ được khắc phục bởi hoàn cảnh mới đã tạo động lực cho thầy cô tìm hiểu, điều chỉnh, thay đổi để thích nghi. Thời điểm này thực sự là khoảng “thời gian vàng” cho những chuyển biến tích cực ở trường Lê Hồng Phong.
Nhiều thầy cô đã bắt nhịp nhanh với công nghệ, làm chủ được cách tổ chức dạy học trực tuyến, tạo ra những bài học sinh động, dễ tiếp thu, tạo hứng thú cho học sinh trên nền tảng Zoom, Microsoft Teams, truyền hình…
Những buổi sinh hoạt chuyên môn giáo viên qua bộ công cụ Office 365 hiệu quả. Nhiều tổ chuyên môn đã tạo được thư mục lưu trữ chung trên Onedrive, Microsoft Teams.
Công tác chủ nhiệm dễ dàng hơn nhờ ứng dụng Forms để thu thập thông tin, tận dụng Microsoft Teams trong chia sẻ dữ liệu chung của lớp…
Hoạt động tập thể của học sinh trong nhà trường được duy trì, khoác lên mình chiếc áo công nghệ cuốn hút với chương trình “Chào cờ trực tuyến” (Gồm nghi thức chào cờ, điểm tin hoạt động nổi bật của nhà trường trong tuần và các chuyên mục online của học sinh các khối).
Nhiều giáo viên và tổ bộ môn đã tích cực tự tìm hiểu và trao đổi chuyên môn về các xu hướng giáo dục mới, phương pháp giáo dục tích cực, kĩ thuật dạy học hiện đại nhờ công nghệ và nhằm đáp ứng yêu cầu dạy học qua công nghệ thời Covid-19. Những tri thức giáo dục này sẽ là hành trang để tạo ra những thay đổi mạnh mẽ hơn trong việc thực hiện chiến lược đào tạo mũi nhọn song hành với giáo dục toàn diện của nhà trường trong giai đoạn tiếp theo.
Điều còn lại, giản dị mà quan trọng: Thầy cô hạnh phúc. Hạnh phúc vì làm chủ công nghệ hỗ trợ giáo dục, hạnh phúc vì tự vượt qua được giới hạn của bản thân, hạnh phúc vì có thêm thời gian cho gia đình, cho hoạt động vì cộng đồng và cho bản thân. Những người thầy hạnh phúc sẽ kiến tạo nên ngôi trường hạnh phúc.
Covid-19 là thách thức nhưng cũng mang đến cơ hội để thầy cô chúng ta thay đổi. Sẽ là một dấu ấn đáng nhớ!
Một số hình ảnh trường THPT chuyên Lê Hồng Phong trong mùa dịch Covid-19:
Chương trình “Chào cờ trực tuyến” của Đoàn thanh niên
Cô Trần Thị Vũ Hằng dạy học trên truyền hình Nam Định
Bài giảng E-learning của cô Nguyễn Thị Thái trên youtube
Một trong các kết quả khảo sát về hoạt động của giáo viên trường Lê Hồng Phong trong giai đoạn nghỉ để chống dịch Covid-19
Tin liên quan
- Đón đoàn công tác của Đại sứ Vương quốc Anh và Bắc Ai – len thăm và làm việc tại trường THPT chuyên Lê Hồng Phong Nam Định
- Thầy Nguyễn Văn Huyên- Người “kiến tạo” những tấm Huy chương
- Gặp gỡ, chúc mừng đồng chí Bùi Thị Bích Phượng – Nguyên giáo viên môn Tiếng Anh nghỉ hưu hưởng chế độ bảo hiểm xã hội
- Thầy trò trường THPT chuyên Lê Hồng Phong được vinh danh, trao thưởng
- Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong đạt kết quả xuất sắc tại Hội thi Giai điệu tuổi hồng tỉnh Nam Định năm 2024