Kỳ 3 - Ngôi trường bên sông Vị Hoàng lịch sử
30/06/2022
Kỳ 3
Tháng 9 năm 1959, khi được thành lập, trường cấp III Lê Hồng Phong và trường cấp III Lý Tử Trọng chung cở sở vật chất là khu lớp học, hiệu bộ, khu tập thể giáo viên ở khu đất giáp nhà thờ Khoái Đồng, nhìn ra hồ Vị Xuyên. Trong lúc hai trường đang học ở đây, UBND tỉnh Nam Định đã tiến hành xây dựng khu trường học mới cho trường cấp III Lê Hồng Phong ở phố Hàng Cót (nay là phố Vị Xuyên), thành phố Nam Định.
Khu đất xây dựng trường cấp III Lê Hồng Phong vốn là bãi đất ven sông Vị Hoàng. Sông Vị Hoàng chảy từ làng Phù Long[1]. Qua làng Vị Hoàng đến Bến Ngự, chảy thêm một đoạn nữa thì nối vào sông Đào. Sông Vị Hoàng là biểu tượng của vùng đất Nam Định trong quan niệm cặp âm - dương hài hòa của triết học phương Đông: Non Côi - Sông Vị ( Non Côi- núi Gôi, dương/ Sông Vị - sông Vị Hoàng, âm). Biểu tượng cặp âm – dương này chúng ta cũng gặp ở nhiều vùng đất khác, như núi Ngự- sông Hương của Huế; núi Hồng- sông Lam của Nghệ An; Núi Tản - sông Đà của Sơn Tây; núi Đọi - sông Châu của Hà Nam; núi Nùng - sông Tô của Hà Nội; núi Thúy - sông Vân của Ninh Bình v.v…Tuy nhiên, trong tất cả các dòng sông và ngọn núi vừa kể trên, đến nay chỉ có núi Nùng của Hà Nội và sông Vị của Nam Định là đã mất hết dấu vết.
Vị Hoàng là dòng sông của thi ca. Đã có nhiều bài thơ viết về dòng sông này, kể cả khi nó còn tồn tại cũng như khi đã vĩnh viễn chìm vào dĩ vãng. Nhưng bài được nhiều độc giả Việt Nam biết đến nhất có lẽ là bài “Sông Lấp” ( sông Lấp là một cách nói sông Vị Hoàng bị lấp) của Tú Xương:
Không chỉ có vậy, Vị Hoàng còn là dòng sông kinh tế, dòng sông thương mại. Thời phong kiến, thuyền bè buôn bán đi lại tấp tấp nập trên dòng sông này. Dọc đê sông Vị Hoàng, san sát các cửa hàng bán buôn, bán lẻ, về sau hình thành các phố hàng: Hàng Sắt, Hàng Song, Hàng Mâm, Hàng Bát, Hàng Nâu, Hàng Cót. Ngày nay phố Hàng Sắt vẫn giữ nguyên gọi tên cũ; các phố Hàng Song, Hàng Mâm, Hàng Bát, Hàng Nâu được gọi một tên chung là phố Minh Khai; phố Hàng Cót được đổi tên là phố Vị Xuyên. Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong ở số 76 phố Vị Xuyên này.
Năm 1960, trường cấp III Lê Hồng Phong có hai dãy nhà hai tầng, mái lợp ngói Tây. Mỗi dãy chia thành mười lớp học. Lớp học có xen hoa ánh sáng, cửa sổ và cửa ra vào bằng gỗ, nền lát gạch. Nhìn từ cổng vào, dãy nhà bên trái gọi là nhà B, dãy nhà bên phải gọi là và nhà C.
Phía sau hai dãy nhà tầng là sân trường. Qua sân trường tới hai dãy nhà cấp bốn, tường xây, lợp ngói Tây. Một dãy làm thư viện. Thư viện chủ yếu là sách giáo khoa dùng chung để cho học sinh các khóa mượn; ngoài ra thư viện còn các loại sách báo khác nhưng số lượng không nhiều. Một dãy là phòng thí nghiệm. Phía sau hai dãy nhà này là vườn trường. Giáp vườn trường là con ngòi và ruộng rau muống rất rộng của xóm Gốc Mít. Con ngòi này là dấu tích của sông Vị Hoàng ngày trước còn sót lại. Hiện nay con ngòi và khu ruộng muống đã bị san lấp và trở thành khu dân cư.
Trong khuôn viên trường, về phía Nam có dãy nhà cấp 4 được chia thành các gian. Đây là khu tập thể giáo viên của nhà trường
Vào đầu thập kỷ sáu mươi của thế kỷ trước, một trường phổ thông được xây dựng với quy mô như vậy là rất khang trang. Nó cho thấy nỗ lực lớn của Tỉnh ủy, Uỷ ban hành chính tỉnh và Ty Giáo dục tỉnh Nam Định lúc bấy giờ.
Năm học 1960 -1961, trường cấp III Lê Hồng Phong và cấp III Lý Tử Trọng từ bờ hồ Vị Xuyên chuyển về địa chỉ số 76 phố Vị Xuyên. Vẫn trường Lê Hồng Phong học buổi sáng, trường Lý Tử Trọng học chiều. Vào năm học 1962-1963, trường cấp III Lý Tử Trọng chuyển về huyện Nam Trực. Thể theo nguyện vọng, trước khi chuyển đi, một số giáo viên và học sinh của trường cấp III Lý Tử Trọng đã được tách ra để nhập vào trường cấp III Lê Hồng Phong[2].
Tháng 9 năm 1964, một bộ phận giáo viên, học sinh trường cấp III Lê Hồng Phong đã được tách ra để thành lập trường cấp III Hoàng Văn Thụ. Một phần bàn ghế, sách giáo khoa, đồ dùng thí nghiệm v.v… của trường cấp III Lê Hồng Phong được chuyển sang cho trường Hoàng Văn Thụ. Lúc mới được thành lập, trường cấp III Hoàng Văn Thụ đóng tại khu vực trường Trung cấp Sư phạm cạnh bờ hồ Vị Xuyên, là cơ sở của trường cấp III Lê Hồng Phong để lại, từ năm1960 khi chuyển về số 76 Vị Xuyên. Mùa hè năm 1965, Mỹ đánh phá miền Bắc, trường cấp III Hoàng Văn Thụ sơ tán về xã Trung Thành, huyện Vụ Bản và ở lại đây cho đến nay.
Mùa xuân năm 1965, để khuyến khích học sinh nỗ lực rèn luyện ý chí, phấn đấu vươn lên trong học tập, Hiệu trưởng trường cấp III Lê Hồng Phong lúc bấy giờ là ông Lê Văn Hạp đã cho viết bằng sơn ở đầu hồi tầng một nhà B bài thơ “Nghe tiếng giã gạo” trích trong tập “ Nhật ký trong tù”:
Đầu hồi nhà C viết đoạn văn trích trong thư Bác Hồ gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa: “… Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu” - Bác Hồ./.
Ngôi trường bên sông Vị Hoàng lịch sử
(Trích từ bản thảo sách “100 năm trường Thành Chung - Lê Hồng Phong Nam Định” sắp xuất bản
của nhà giáo Trần Xuân Tuyết, nguyên giáo viên Ngữ văn, trường THPT chuyên Lê Hồng Phong)
(Trích từ bản thảo sách “100 năm trường Thành Chung - Lê Hồng Phong Nam Định” sắp xuất bản
của nhà giáo Trần Xuân Tuyết, nguyên giáo viên Ngữ văn, trường THPT chuyên Lê Hồng Phong)
Tháng 9 năm 1959, khi được thành lập, trường cấp III Lê Hồng Phong và trường cấp III Lý Tử Trọng chung cở sở vật chất là khu lớp học, hiệu bộ, khu tập thể giáo viên ở khu đất giáp nhà thờ Khoái Đồng, nhìn ra hồ Vị Xuyên. Trong lúc hai trường đang học ở đây, UBND tỉnh Nam Định đã tiến hành xây dựng khu trường học mới cho trường cấp III Lê Hồng Phong ở phố Hàng Cót (nay là phố Vị Xuyên), thành phố Nam Định.
Khu đất xây dựng trường cấp III Lê Hồng Phong vốn là bãi đất ven sông Vị Hoàng. Sông Vị Hoàng chảy từ làng Phù Long[1]. Qua làng Vị Hoàng đến Bến Ngự, chảy thêm một đoạn nữa thì nối vào sông Đào. Sông Vị Hoàng là biểu tượng của vùng đất Nam Định trong quan niệm cặp âm - dương hài hòa của triết học phương Đông: Non Côi - Sông Vị ( Non Côi- núi Gôi, dương/ Sông Vị - sông Vị Hoàng, âm). Biểu tượng cặp âm – dương này chúng ta cũng gặp ở nhiều vùng đất khác, như núi Ngự- sông Hương của Huế; núi Hồng- sông Lam của Nghệ An; Núi Tản - sông Đà của Sơn Tây; núi Đọi - sông Châu của Hà Nam; núi Nùng - sông Tô của Hà Nội; núi Thúy - sông Vân của Ninh Bình v.v…Tuy nhiên, trong tất cả các dòng sông và ngọn núi vừa kể trên, đến nay chỉ có núi Nùng của Hà Nội và sông Vị của Nam Định là đã mất hết dấu vết.
Vị Hoàng là dòng sông của thi ca. Đã có nhiều bài thơ viết về dòng sông này, kể cả khi nó còn tồn tại cũng như khi đã vĩnh viễn chìm vào dĩ vãng. Nhưng bài được nhiều độc giả Việt Nam biết đến nhất có lẽ là bài “Sông Lấp” ( sông Lấp là một cách nói sông Vị Hoàng bị lấp) của Tú Xương:
“Sông kia rày đã nên đồng,
Chỗ làm nhà cửa, chỗ giồng ngô khoai.
Vẳng nghe tiếng ếch bên tai,
Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò.”
Chỗ làm nhà cửa, chỗ giồng ngô khoai.
Vẳng nghe tiếng ếch bên tai,
Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò.”
Không chỉ có vậy, Vị Hoàng còn là dòng sông kinh tế, dòng sông thương mại. Thời phong kiến, thuyền bè buôn bán đi lại tấp tấp nập trên dòng sông này. Dọc đê sông Vị Hoàng, san sát các cửa hàng bán buôn, bán lẻ, về sau hình thành các phố hàng: Hàng Sắt, Hàng Song, Hàng Mâm, Hàng Bát, Hàng Nâu, Hàng Cót. Ngày nay phố Hàng Sắt vẫn giữ nguyên gọi tên cũ; các phố Hàng Song, Hàng Mâm, Hàng Bát, Hàng Nâu được gọi một tên chung là phố Minh Khai; phố Hàng Cót được đổi tên là phố Vị Xuyên. Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong ở số 76 phố Vị Xuyên này.
Năm 1960, trường cấp III Lê Hồng Phong có hai dãy nhà hai tầng, mái lợp ngói Tây. Mỗi dãy chia thành mười lớp học. Lớp học có xen hoa ánh sáng, cửa sổ và cửa ra vào bằng gỗ, nền lát gạch. Nhìn từ cổng vào, dãy nhà bên trái gọi là nhà B, dãy nhà bên phải gọi là và nhà C.
Phía sau hai dãy nhà tầng là sân trường. Qua sân trường tới hai dãy nhà cấp bốn, tường xây, lợp ngói Tây. Một dãy làm thư viện. Thư viện chủ yếu là sách giáo khoa dùng chung để cho học sinh các khóa mượn; ngoài ra thư viện còn các loại sách báo khác nhưng số lượng không nhiều. Một dãy là phòng thí nghiệm. Phía sau hai dãy nhà này là vườn trường. Giáp vườn trường là con ngòi và ruộng rau muống rất rộng của xóm Gốc Mít. Con ngòi này là dấu tích của sông Vị Hoàng ngày trước còn sót lại. Hiện nay con ngòi và khu ruộng muống đã bị san lấp và trở thành khu dân cư.
Trong khuôn viên trường, về phía Nam có dãy nhà cấp 4 được chia thành các gian. Đây là khu tập thể giáo viên của nhà trường
Vào đầu thập kỷ sáu mươi của thế kỷ trước, một trường phổ thông được xây dựng với quy mô như vậy là rất khang trang. Nó cho thấy nỗ lực lớn của Tỉnh ủy, Uỷ ban hành chính tỉnh và Ty Giáo dục tỉnh Nam Định lúc bấy giờ.
Năm học 1960 -1961, trường cấp III Lê Hồng Phong và cấp III Lý Tử Trọng từ bờ hồ Vị Xuyên chuyển về địa chỉ số 76 phố Vị Xuyên. Vẫn trường Lê Hồng Phong học buổi sáng, trường Lý Tử Trọng học chiều. Vào năm học 1962-1963, trường cấp III Lý Tử Trọng chuyển về huyện Nam Trực. Thể theo nguyện vọng, trước khi chuyển đi, một số giáo viên và học sinh của trường cấp III Lý Tử Trọng đã được tách ra để nhập vào trường cấp III Lê Hồng Phong[2].
Tháng 9 năm 1964, một bộ phận giáo viên, học sinh trường cấp III Lê Hồng Phong đã được tách ra để thành lập trường cấp III Hoàng Văn Thụ. Một phần bàn ghế, sách giáo khoa, đồ dùng thí nghiệm v.v… của trường cấp III Lê Hồng Phong được chuyển sang cho trường Hoàng Văn Thụ. Lúc mới được thành lập, trường cấp III Hoàng Văn Thụ đóng tại khu vực trường Trung cấp Sư phạm cạnh bờ hồ Vị Xuyên, là cơ sở của trường cấp III Lê Hồng Phong để lại, từ năm1960 khi chuyển về số 76 Vị Xuyên. Mùa hè năm 1965, Mỹ đánh phá miền Bắc, trường cấp III Hoàng Văn Thụ sơ tán về xã Trung Thành, huyện Vụ Bản và ở lại đây cho đến nay.
Mùa xuân năm 1965, để khuyến khích học sinh nỗ lực rèn luyện ý chí, phấn đấu vươn lên trong học tập, Hiệu trưởng trường cấp III Lê Hồng Phong lúc bấy giờ là ông Lê Văn Hạp đã cho viết bằng sơn ở đầu hồi tầng một nhà B bài thơ “Nghe tiếng giã gạo” trích trong tập “ Nhật ký trong tù”:
Gạo đem vào giã bao đau đớn,
Gạo giã xong rồi trắng tựa bông;
Sống ở trên đời người cũng vậy
Gian nan trèn luyện mới thành công
Hồ Chí MinhGạo giã xong rồi trắng tựa bông;
Sống ở trên đời người cũng vậy
Gian nan trèn luyện mới thành công
Đầu hồi nhà C viết đoạn văn trích trong thư Bác Hồ gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa: “… Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu” - Bác Hồ./.
[1] Sách Đại Việt sử lược cho biết: Năm Ất Tỵ ( 1065), mùa xuân, tháng 2 vua Lý Thánh Tông ra hành cung Bố Hải cấy lúa tịch điền và xem đánh cờ, thấy rồng. (Có thể nhà vua thấy giữa những khúc sông quanh co uốn lượn có những cồn cát nối tiếp nhau như rồng nổi lên trên mặt nước.) Từ đấy vùng đất này gọi là Phù Long - rồng nổi. Đến thời Trần, quân doanh được vua Trần Thánh Tông chuyển về đây. Năm 1832, vua Minh Mạng cho đào rộng kênh Phù Long thành sông, gọi là sông Đào. Khi có sông Đào, phía bên kia sông gọi là Phù Long tả hà, phía bên này sông gọi là Phù Long hữu hà, xóm Hưng Long ở ven sông phía hữu hà gọi là Vạn Hà. Khi dân số làng Phù Long đông lên, người dân ra phía Tây làng lập ra hai xóm mới là xóm Cây Bàng và xóm Gốc Mít. Xóm Gốc Mít hiện nay nằm sát phía sau trường Lê Hồng Phong. Vào năm 2000, dấu tích sông Vị Hoàng đằng sau trường Lê Hồng Phong vẫn còn. Đó là con ngòi thoát nước, chỗ rộng nhất khoảng mười mét, chỗ hẹp nhất khoảng năm đến sáu mét, của xóm Gốc Mít đổ vào hệ thống thoát nước của thành phố. Hiện nay con ngòi ấy đã bị lấp để làm cống thoát nước bằng bê tông và làm lối đi cho khu dân cư. Toàn bộ hệ thống thoát nước của xóm của Gốc Mít phía sau trường Lê Hồng Phong và phố Nguyễn Du ngày nay là lòng sông Vị Hoàng trước kia.
[2] Trong bài “Các mốc lịch sử của trường” đăng trên tập san “Mái trường thân yêu” năm 2010, ở trang 15, tác giả Trần Thị Kim Oanh viết “Đến năm học 1962-1963, trường Lý Tử Trọng lại được sáp nhập vào trường Lê Hồng Phong” là không chính xác. Thực tế chỉ có một số học sinh và giáo viên của trường cấp III Lý Tử Trọng được tách ra để nhập vào trường cấp III Lê Hồng Phong chứ không phải trường cấp III Lý Tử Trọng được nhập vào trường Lê Hồng Phong. Chi tiết không chính xác này đã được trích dẫn lại ở tr.355 sách “ Địa danh Thành Nam xưa và nay” của nhóm tác giả Hoàng Dương Chương, Ngô Thị Thơm, Tống Hạnh do NXB Thanh niên ấn hành năm 2021.