Biến buổi họp phụ huynh căng thẳng thành ngày hội
28/01/2016
Theo cô Hiệu trưởng Bùi Kim Chi, ngày hội gồm 4 hoạt động chính:
* Phần hoạt động chung, với thời lượng 30 phút: Nhà trường tổ chức văn nghệ với sự tham gia của chính các bậc phụ huynh và các em học sinh.
Thông qua đó lồng ghép tiểu phẩm "Ngày hội các Táo Hoàng Văn Thụ" vào chương trình nhằm mục đích báo cáo các hoạt động kì I của trường.
* Phần II: Tất cả cha mẹ học sinh dự giờ tại các lớp (từ 8 - 9 giờ)
Phụ huynh sẽ được tham gia vào các tiết học với phương pháp, kĩ thuật dạy học hiện đại như: Dạy Mỹ thuật theo phương pháp Đan Mạch, dạy khoa học theo phương pháp Bàn tay nặn bột, phương pháp dạy học thông qua câu chuyện của Mỹ, phương pháp dạy học theo mô hình Trường học mới VNEN, dạy tiếng Việt theo Công nghệ giáo dục, dạy tiếng Anh với giáo viên bản ngữ.
"Mục đích của phần này là để phụ huynh được tận mận chứng cách dạy của giáo viên và cách học của con em mình, từ đó phản hồi với nhà trường và chúng tôi sẽ có những điều chỉnh hợp lý nhằm đạt hiệu quả cao nhất" - Cô Chi chia sẻ.
* Phần III: Phụ huynh họp cùng giáo viên chủ nhiệm (từ 9 - 10 giờ 30)
Theo đó, sẽ có những góp ý, tư vấn cho giáo viên, cho nhà trường về các giải pháp giáo dục trong thòi gian tới.
Trong thời gian cha mẹ học sinh họp tại các lớp, các em học sinh sẽ được giao lưu với giáo viên người nước ngoài tại nhà đa năng của trường).
* Phần IV: Hội chợ (từ 10 giờ 30 - 11 giờ)
Tổ chức các gian hàng theo kiểu hội chợ. Theo đó các em sẽ được cha mẹ hướng dẫn mua bán các sản phẩm gần gũi, quen thuộc.
Có thể nói, thông qua hoạt động trong ngày hội, phụ huynh đã đánh giá được hoạt động của nhà trường, đánh giá được năng lực, phẩm chất của các em.
Đồng thời đây cũng là cơ hội để cha mẹ học sinh có cái nhìn trực quan từ toàn cảnh đến cận cảnh về các hoạt động dạy và học của nhà trường mà không báo cáo nào mô tả được.
"Theo ghi nhận của chúng tôi cho thấy, cha mẹ học sinh rất phấn khởi với phần giáo viên đánh giá từng học sinh và chỉ riêng cha mẹ học sinh được đọc.
Họ cũng rất vui khi được chứng kiến con em mình trong các hoạt động và tự đánh giá mức độ đạt được về năng lực, phẩm chất của con mình thông qua dự giờ các tiết học và các hoạt động về phát triển kỹ năng" - Cô Chi cho biết.
Để tổ chức ngày hội thành công, giáo viên có vai trò quan trọng. Cụ thể:
- Chuẩn bị 1 tiết dạy về đổi mới phương pháp dạy học để học sinh được tham gia tích cực nhất và thể hiện rõ nhất hoạt động theo cá nhân – cặp – nhóm.
- Chuẩn bị nội dung nhận xét cho từng em theo Thông tư 30 (Yêu cầu mỗi em đều có mặt tích cực, đều có điểm đáng khen và các em đều được tư vấn để phát triển tốt hơn).
- Chuẩn bị đánh giá (kể tên việc, số lượng đã làm được trong kì I của lớp).
- Chuẩn bị nồi dung để xin tư vấn của cha mẹ với việc chọn điểm đột phá của lớp trong học kì 2.
- Mỗi lớp chuẩn bị một hoạt động nổi bật trong việc giáo dục kĩ năng sống của lớp từ đầu năm tới nay, ví dụ:
+ Lớp 1, 2: Tái chế và bán đồ dung, đồ chơi, sách truyện cũ
+ Lớp 3: Bán rau sạch đã trồ và chăm sóc trong vườn trường
+ Lớp 4, 5 bán rau mầm, bán bát hoa nhỏ do tự tay các em trồng và chế biến các món ăn đã được trải nghiệm qua góc dự án…
Tin liên quan
- Bộ GDĐT công bố lịch thi tốt nghiệp THPT năm 2024
- Phương án thi tốt nghiệp THPT 2025 với 4 môn: Đảm bảo công bằng, giảm tải áp lực
- Thư viện số 100 năm trao tặng 2.000 Thẻ Thư viện số 100 năm cho THPT Lê Hồng Phong, Nam Định và tư vấn chiến lược phát triển CLB đọc sách
- Cô giáo Việt đầu tiên giành giải thưởng 100.000 USD về giáo dục
- Nam Định tuyên dương 93 gương mặt tiêu biểu dự thi học sinh giỏi quốc gia