Biến đổi gen cây cối để sản xuất giấy và nhiên liệu giá rẻ
21/04/2014Nhiều năm qua, các nhà khoa học gặp khó trong việc tìm cách phân hủy cây xanh thành nhiên liệu sinh học sẵn dùng. Nhưng nay, nhóm nghiên cứu tại Đại học British Columbia, Đại học Wisconsin-Madison và Đại học bang Michigan (Mỹ) đã tìm ra phương pháp mới để biến đổi cây xanh thành nhiên liệu và sản phẩm dùng hằng ngày, chẳng hạn như giấy
Phương pháp đột phá này tập trung vào chất
lignin – một thành phần quan trọng có trong thành tế bào thực vật và
đóng vai trò như chất keo kết dính các tế bào lại với nhau. Được biết, lignin
giúp cây cối đứng thẳng nhưng lại là thành phần khó phân hủy nên khi muốn xử lý
cây thành giấy hoặc nhiên liệu sinh học, người ta phải loại bỏ hóa chất này
thông qua một quá trình phức tạp, bao gồm nung nóng nó với nhiệt độ lên tới 170oC.
Quá trình này tiêu tốn nhiều hóa chất và năng
lượng, gây lãng phí không đáng có. Vì vậy, các chuyên gia đã thay đổi đặc tính
di truyền (còn gọi là biến đổi gen) của lignin, giúp cây dễ phân hủy mà không
ảnh hưởng tới sự phát triển của nó. Bằng cách này, cây cối sẽ được xử lý bằng
ít hóa chất và năng lượng hơn, nên cũng ít tạo ra các chất gây ô nhiễm môi
trường.
Tin liên quan
- Bộ GDĐT công bố lịch thi tốt nghiệp THPT năm 2024
- Phương án thi tốt nghiệp THPT 2025 với 4 môn: Đảm bảo công bằng, giảm tải áp lực
- Thư viện số 100 năm trao tặng 2.000 Thẻ Thư viện số 100 năm cho THPT Lê Hồng Phong, Nam Định và tư vấn chiến lược phát triển CLB đọc sách
- Cô giáo Việt đầu tiên giành giải thưởng 100.000 USD về giáo dục
- Nam Định tuyên dương 93 gương mặt tiêu biểu dự thi học sinh giỏi quốc gia