Giữ ổn định kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021
24/09/2020Chiều 23/9, Hội đồng quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực đã họp phiên toàn thể dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Phó Chủ tịch Hội đồng.
Hội đồng đã nghe Bộ GD&ĐT báo cáo về một số vấn đề lớn: Tình hình thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm năm học 2019-2020, định hướng nhiệm vụ năm học 2020-2021 và các năm tiếp theo; Kết quả tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2020 và định hướng giai đoạn 2021-2025; Dạy và học trực tuyến trong các cơ sở giáo dục; Đảm bảo sách giáo khoa và quản lý sách tham khảo…
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị các thành viên Hội đồng tập trung thảo luận, cho ý kiến về phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 và những năm tiếp theo, giải pháp đảm bảo không để thiếu sách giáo khoa, công tác quản lý sách tham khảo trong trường học.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị các thành viên Hội đồng tập trung thảo luận, cho ý kiến về phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 và những năm tiếp theo, giải pháp đảm bảo không để thiếu sách giáo khoa, công tác quản lý sách tham khảo trong trường học.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu kết luận phiên họp của Hội đồng quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực
Kỳ thi tốt nghiệp THPT là rất cần thiết
Tất cả các thành viên Hội đồng đều khẳng định sự cần thiết của việc tổ chức kỳ tốt nghiệp THPT, không chỉ theo đúng quy định của Luật Giáo dục, mà còn tạo động lực để thúc đẩy công tác dạy và học, đánh giá chất lượng giáo dục trên cả nước làm cơ sở xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách liên quan đến giáo dục.
Cô giáo Nguyễn Thị Nhiếp, Hiệu trưởng Trường THPT Yên Hòa (Hà Nội) khẳng định nếu không tổ chức kỳ thi thì không chỉ học sinh không có động lực học tập, mà các thầy cô cũng sẽ không nỗ lực đổi mới phương pháp dạy học. “Kết quả của mỗi kỳ thi không chỉ thể hiện qua điểm số mà bản thân các thầy cô, học sinh cũng rèn luyện kỹ năng, ý chí. Mỗi giáo viên, học sinh đều có nhu cầu được đánh giá đúng năng lực của mình. Vì vậy, kỳ thi là rất cần thiết”, cô Nguyễn Thị Nhiếp trao đổi.
Còn GS.TS Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng Đại học Sư phạm Hà Nội cho rằng kỳ thi tốt nghiệp THPT giúp chúng ta đánh giá được hệ thống giáo dục. Đây còn là cơ sở, tạo động lực thúc đẩy, tạo ra sự tiến bộ trong quá trình dạy và học của các thầy cô giáo lẫn học sinh.
Đồng quan điểm, GS.TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội nhấn mạnh: Không tổ chức kỳ thi chúng ta không kiểm soát được việc dạy và học, đặc biệt là những định hướng đổi mới trong giáo dục.
Trong khi đó, GS.TS Nguyễn Lân Dũng, PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT khẳng định chỉ có qua kỳ thi mới đánh giá được môn học nào, lĩnh vực nào, địa phương nào còn yếu.
Từ những kết quả đã đạt được, các ý kiến đề nghị tiếp tục giữ ổn định phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT như năm 2020, đồng thời tăng cường chuẩn hóa, ứng dụng công nghệ
Theo GS.TS Nguyễn Hữu Đức, giữ ổn định và hiện đại hóa, chuẩn hóa phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia là hướng đúng, khả thi. Kỳ thi đáp ứng được 3 nguyên lý giáo dục cơ bản: Học và thi; phi tập trung hóa, phân cấp, bảo đảm độc lập giữa người tổ chức thi và người sử dụng kết quả thi; tính liên ngành và ứng dụng công nghệ.
Lãnh đạo một số trường đại học cho rằng hai đổi mới lớn nhất đối với kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia là thí sinh được đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học, cao đẳng sau khi biết kết quả, thí sinh không phải về các thành phố lớn mà đã được thi tại trường.
GS.TS Hoàng Minh Sơn, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Bách khoa Hà Nội cho rằng qua 6 năm thực hiện lộ trình đổi mới, kỳ thi tốt nghiệp THPT đã cơ bản đáp ứng yêu cầu.
“Nếu kỳ thi tổ chức thi như năm nay thì đáp ứng được khoảng 80% yêu cầu của các trường đại học”, GS.TS Hoàng Minh Sơn trao đổi.
Còn PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Đại học Sư phạm kỹ thuật TPHCM nêu quan điểm: “Nhiều ý kiến cho rằng đỗ trên 90% không cần tổ chức kỳ thi nhưng không thi không được vì nếu không thi các em sẽ không học, không chuẩn bị được đầy đủ kiến thức để học ở bậc cao hơn. Tôi cũng ủng hộ chủ trương thi trên máy tính. Vì những người dân nghèo, vì sự công bằng cho tất cả thí sinh, kỳ thi nên được tiếp tục tổ chức như năm nay với một số điều chỉnh kỹ thuật”.
Ông Phạm Tất Thắng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho biết Kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia đã được quy định trong Luật Giáo dục nhằm đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông trên cả nước. Nhìn lại kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay dù tỉ lệ đỗ trên 90% nhưng ở từng môn học cụ thể như Lịch sử hay tiếng Anh cũng đặt ra những vấn đề cần tiếp tục xử lý.
“Kỳ thi phải đảm bảo chính xác, khách quan, công bằng; không gây áp lực cho thí sinh, tốn kém cho xã hội; đánh giá được chất lượng dạy và học ở các trường phổ thông. Chúng ta cũng cần giữ ổn định kỳ thi, tránh việc tạo áp lực thay đổi đối với xã hội”, ông Phạm Tất Thắng nói.
Tiếp thu các ý kiến, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ khẳng định qua 6 năm thực hiện, lộ trình đổi mới kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia đến lúc này đã hoàn thành, việc tổ chức kỳ thi sau năm 2020 cơ bản ổn định. Bộ GD&ĐT tập trung chủ yếu vào 2 khâu: Ngân hàng đề thi và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ.
“Vì vậy, phương án tổ chức kỳ thi năm 2021 không có gì thay đổi cả về số môn thi, phạm vi kiến thức, cách thức tổ chức… giống như kỳ thi năm 2020”, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nói.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh: Đổi mới giáo dục, trong đó có đổi mới thi, là một quá trình, được bàn từ khi làm Nghị quyết 29/NQ-TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, tiếp đến là Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29/NQ-TW. Bộ GD&ĐT chọn thi cử là khâu đột phá vì được người dân quan tâm, nhiều bức xúc nhất. Qua 6 năm thực hiện, lộ trình đổi mới thi đến nay cơ bản đã hoàn thành. Năm nay dù bị ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 nhưng chúng ta đã tổ chức tốt kỳ thi và các trường đại học đang thực hiện xét tuyển theo tiến độ. Tới đây, Bộ GD&ĐT sẽ có báo cáo Chính phủ về 6 năm thực hiện đổi mới thi.
Thời gian tới, Bộ GD&ĐT cần tập trung xây dựng ngân hàng đề thi ngày càng phong phú, có lộ trình công khai để thí sinh học, ôn luyện; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, có lộ trình tiến tới thi qua máy càng nhiều càng tốt, thi nhiều đợt trong năm, thi qua các trung tâm khảo thí độc lập, thi tại trường.
Tất cả các thành viên Hội đồng đều khẳng định sự cần thiết của việc tổ chức kỳ tốt nghiệp THPT, không chỉ theo đúng quy định của Luật Giáo dục, mà còn tạo động lực để thúc đẩy công tác dạy và học, đánh giá chất lượng giáo dục trên cả nước làm cơ sở xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách liên quan đến giáo dục.
Cô giáo Nguyễn Thị Nhiếp, Hiệu trưởng Trường THPT Yên Hòa (Hà Nội) khẳng định nếu không tổ chức kỳ thi thì không chỉ học sinh không có động lực học tập, mà các thầy cô cũng sẽ không nỗ lực đổi mới phương pháp dạy học. “Kết quả của mỗi kỳ thi không chỉ thể hiện qua điểm số mà bản thân các thầy cô, học sinh cũng rèn luyện kỹ năng, ý chí. Mỗi giáo viên, học sinh đều có nhu cầu được đánh giá đúng năng lực của mình. Vì vậy, kỳ thi là rất cần thiết”, cô Nguyễn Thị Nhiếp trao đổi.
Còn GS.TS Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng Đại học Sư phạm Hà Nội cho rằng kỳ thi tốt nghiệp THPT giúp chúng ta đánh giá được hệ thống giáo dục. Đây còn là cơ sở, tạo động lực thúc đẩy, tạo ra sự tiến bộ trong quá trình dạy và học của các thầy cô giáo lẫn học sinh.
Đồng quan điểm, GS.TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội nhấn mạnh: Không tổ chức kỳ thi chúng ta không kiểm soát được việc dạy và học, đặc biệt là những định hướng đổi mới trong giáo dục.
Trong khi đó, GS.TS Nguyễn Lân Dũng, PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT khẳng định chỉ có qua kỳ thi mới đánh giá được môn học nào, lĩnh vực nào, địa phương nào còn yếu.
Từ những kết quả đã đạt được, các ý kiến đề nghị tiếp tục giữ ổn định phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT như năm 2020, đồng thời tăng cường chuẩn hóa, ứng dụng công nghệ
Theo GS.TS Nguyễn Hữu Đức, giữ ổn định và hiện đại hóa, chuẩn hóa phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia là hướng đúng, khả thi. Kỳ thi đáp ứng được 3 nguyên lý giáo dục cơ bản: Học và thi; phi tập trung hóa, phân cấp, bảo đảm độc lập giữa người tổ chức thi và người sử dụng kết quả thi; tính liên ngành và ứng dụng công nghệ.
Lãnh đạo một số trường đại học cho rằng hai đổi mới lớn nhất đối với kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia là thí sinh được đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học, cao đẳng sau khi biết kết quả, thí sinh không phải về các thành phố lớn mà đã được thi tại trường.
GS.TS Hoàng Minh Sơn, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Bách khoa Hà Nội cho rằng qua 6 năm thực hiện lộ trình đổi mới, kỳ thi tốt nghiệp THPT đã cơ bản đáp ứng yêu cầu.
“Nếu kỳ thi tổ chức thi như năm nay thì đáp ứng được khoảng 80% yêu cầu của các trường đại học”, GS.TS Hoàng Minh Sơn trao đổi.
Còn PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Đại học Sư phạm kỹ thuật TPHCM nêu quan điểm: “Nhiều ý kiến cho rằng đỗ trên 90% không cần tổ chức kỳ thi nhưng không thi không được vì nếu không thi các em sẽ không học, không chuẩn bị được đầy đủ kiến thức để học ở bậc cao hơn. Tôi cũng ủng hộ chủ trương thi trên máy tính. Vì những người dân nghèo, vì sự công bằng cho tất cả thí sinh, kỳ thi nên được tiếp tục tổ chức như năm nay với một số điều chỉnh kỹ thuật”.
Ông Phạm Tất Thắng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho biết Kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia đã được quy định trong Luật Giáo dục nhằm đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông trên cả nước. Nhìn lại kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay dù tỉ lệ đỗ trên 90% nhưng ở từng môn học cụ thể như Lịch sử hay tiếng Anh cũng đặt ra những vấn đề cần tiếp tục xử lý.
“Kỳ thi phải đảm bảo chính xác, khách quan, công bằng; không gây áp lực cho thí sinh, tốn kém cho xã hội; đánh giá được chất lượng dạy và học ở các trường phổ thông. Chúng ta cũng cần giữ ổn định kỳ thi, tránh việc tạo áp lực thay đổi đối với xã hội”, ông Phạm Tất Thắng nói.
Tiếp thu các ý kiến, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ khẳng định qua 6 năm thực hiện, lộ trình đổi mới kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia đến lúc này đã hoàn thành, việc tổ chức kỳ thi sau năm 2020 cơ bản ổn định. Bộ GD&ĐT tập trung chủ yếu vào 2 khâu: Ngân hàng đề thi và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ.
“Vì vậy, phương án tổ chức kỳ thi năm 2021 không có gì thay đổi cả về số môn thi, phạm vi kiến thức, cách thức tổ chức… giống như kỳ thi năm 2020”, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nói.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh: Đổi mới giáo dục, trong đó có đổi mới thi, là một quá trình, được bàn từ khi làm Nghị quyết 29/NQ-TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, tiếp đến là Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29/NQ-TW. Bộ GD&ĐT chọn thi cử là khâu đột phá vì được người dân quan tâm, nhiều bức xúc nhất. Qua 6 năm thực hiện, lộ trình đổi mới thi đến nay cơ bản đã hoàn thành. Năm nay dù bị ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 nhưng chúng ta đã tổ chức tốt kỳ thi và các trường đại học đang thực hiện xét tuyển theo tiến độ. Tới đây, Bộ GD&ĐT sẽ có báo cáo Chính phủ về 6 năm thực hiện đổi mới thi.
Thời gian tới, Bộ GD&ĐT cần tập trung xây dựng ngân hàng đề thi ngày càng phong phú, có lộ trình công khai để thí sinh học, ôn luyện; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, có lộ trình tiến tới thi qua máy càng nhiều càng tốt, thi nhiều đợt trong năm, thi qua các trung tâm khảo thí độc lập, thi tại trường.
Toàn cảnh phiên họp
Cấm mọi hình thức “khuyến khích” đưa sách tham khảo vào trường học
Những vấn đề liên quan đến sách giáo khoa, sách tham khảo cũng đã được các thành viên Hội đồng trao đổi, thảo luận kỹ.
Lãnh đạo Bộ GD&ĐT cho biết đây là năm học đầu tiên chúng ta có sách giáo khoa theo chương trình mới, dù chưa dạy chính thức nhưng qua tập huấn, các giáo viên đánh giá chất lượng tốt hơn trước. Lần đầu tiên chúng ta có nhiều bộ sách giáo khoa để lựa chọn, là động lực thúc đẩy các nhóm biên tập, nhà xuất bản. Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng một nhà xuất bản không nên có quá nhiều bộ SGK khác nhau khiến nguồn lực bị phân tán, chất lượng biên soạn không được bảo đảm.
Về thực tế ở một số nơi xuất hiện tình trạng thiếu sách giáo khoa, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cam kết sẽ có những giải pháp không để xảy ra tình trạng này như vừa qua.
Theo đó, Bộ GD&ĐT sẽ khẩn trương áp dụng công nghệ thông tin cho phép từng học sinh đăng ký mua sách giáo khoa qua mạng, nơi nào chưa có mạng thì hệ thống bưu điện sẽ thống kê giúp để các nhà xuất bản nắm được đầy đủ nhu cầu để chuẩn bị, sau đó chuyển trực tiếp đến tận tay học sinh. Bên cạnh đó, hệ thống này cũng sẽ cho phép học sinh đăng ký nhận sách cũ, học lại, để giảm số lượng sách in mới, tiết kiệm chi phí.
Trước tình trạng không phân định rõ giữa sách giáo khoa và sách tham khảo, GS.TS Nguyễn Minh Thuyết cho rằng có lợi ích nhóm liên quan đến sách tham khảo và đề nghị cấm tất cả các loại sách tham khảo ở bậc tiểu học. “Tiểu học không nên có sách tham khảo, các cháu bé như thế cần tham khảo cái gì đâu”, GS.TS Nguyễn Minh Thuyết nói.
“Các nước có sách tham khảo nhưng không phải là bắt buộc mà ai muốn đọc gì thì đọc, nhất là các giáo viên để giảng dạy cho phong phú chứ không phải là học sinh”, GS.TS Nguyễn Lân Dũng thông tin thêm.
Các ý kiến đều thống nhất phải tách bạch, phân định rõ sách tham khảo và sách giáo khoa.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị Bộ GD&ĐT nghiên cứu việc đưa sách giáo khoa tới tay học sinh, giảm các khâu trung gian. Sách giáo khoa thì được đưa vào nhà trường, đến từng học sinh, còn sách tham khảo không được đưa vào nhà trường, khuyến khích sử dụng lại sách giáo khoa cũ.
Đối với sách tham khảo, Bộ GD&ĐT phải sửa đổi, bổ sung quy định không chỉ cấm việc ép phụ huynh, học sinh mua sách tham khảo mà phải cấm mọi hình thức “khuyến khích” đưa sách tham khảo vào trường học.
“Nếu không quản lý chặt chẽ sách tham khảo thì sẽ đi ngược lại mục đích giảm tải chương trình giáo dục”, Phó Thủ tướng nói.
Những vấn đề liên quan đến sách giáo khoa, sách tham khảo cũng đã được các thành viên Hội đồng trao đổi, thảo luận kỹ.
Lãnh đạo Bộ GD&ĐT cho biết đây là năm học đầu tiên chúng ta có sách giáo khoa theo chương trình mới, dù chưa dạy chính thức nhưng qua tập huấn, các giáo viên đánh giá chất lượng tốt hơn trước. Lần đầu tiên chúng ta có nhiều bộ sách giáo khoa để lựa chọn, là động lực thúc đẩy các nhóm biên tập, nhà xuất bản. Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng một nhà xuất bản không nên có quá nhiều bộ SGK khác nhau khiến nguồn lực bị phân tán, chất lượng biên soạn không được bảo đảm.
Về thực tế ở một số nơi xuất hiện tình trạng thiếu sách giáo khoa, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cam kết sẽ có những giải pháp không để xảy ra tình trạng này như vừa qua.
Theo đó, Bộ GD&ĐT sẽ khẩn trương áp dụng công nghệ thông tin cho phép từng học sinh đăng ký mua sách giáo khoa qua mạng, nơi nào chưa có mạng thì hệ thống bưu điện sẽ thống kê giúp để các nhà xuất bản nắm được đầy đủ nhu cầu để chuẩn bị, sau đó chuyển trực tiếp đến tận tay học sinh. Bên cạnh đó, hệ thống này cũng sẽ cho phép học sinh đăng ký nhận sách cũ, học lại, để giảm số lượng sách in mới, tiết kiệm chi phí.
Trước tình trạng không phân định rõ giữa sách giáo khoa và sách tham khảo, GS.TS Nguyễn Minh Thuyết cho rằng có lợi ích nhóm liên quan đến sách tham khảo và đề nghị cấm tất cả các loại sách tham khảo ở bậc tiểu học. “Tiểu học không nên có sách tham khảo, các cháu bé như thế cần tham khảo cái gì đâu”, GS.TS Nguyễn Minh Thuyết nói.
“Các nước có sách tham khảo nhưng không phải là bắt buộc mà ai muốn đọc gì thì đọc, nhất là các giáo viên để giảng dạy cho phong phú chứ không phải là học sinh”, GS.TS Nguyễn Lân Dũng thông tin thêm.
Các ý kiến đều thống nhất phải tách bạch, phân định rõ sách tham khảo và sách giáo khoa.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị Bộ GD&ĐT nghiên cứu việc đưa sách giáo khoa tới tay học sinh, giảm các khâu trung gian. Sách giáo khoa thì được đưa vào nhà trường, đến từng học sinh, còn sách tham khảo không được đưa vào nhà trường, khuyến khích sử dụng lại sách giáo khoa cũ.
Đối với sách tham khảo, Bộ GD&ĐT phải sửa đổi, bổ sung quy định không chỉ cấm việc ép phụ huynh, học sinh mua sách tham khảo mà phải cấm mọi hình thức “khuyến khích” đưa sách tham khảo vào trường học.
“Nếu không quản lý chặt chẽ sách tham khảo thì sẽ đi ngược lại mục đích giảm tải chương trình giáo dục”, Phó Thủ tướng nói.
- Theo baomoi.com -
Tin liên quan
- Bộ GDĐT công bố lịch thi tốt nghiệp THPT năm 2024
- Phương án thi tốt nghiệp THPT 2025 với 4 môn: Đảm bảo công bằng, giảm tải áp lực
- Thư viện số 100 năm trao tặng 2.000 Thẻ Thư viện số 100 năm cho THPT Lê Hồng Phong, Nam Định và tư vấn chiến lược phát triển CLB đọc sách
- Cô giáo Việt đầu tiên giành giải thưởng 100.000 USD về giáo dục
- Nam Định tuyên dương 93 gương mặt tiêu biểu dự thi học sinh giỏi quốc gia