Hãy để các nhà giáo được hạnh phúc với nghề nghiệp của mình!
27/09/2021PGS.TS Phùng Gia Thế chia sẻ, trong cấu trúc của nền giáo dục, thầy cô giáo đóng vai trò trọng yếu, với tư cách là người tổ chức hoạt động dạy-học.
Trao đổi về vai trò, trách nhiệm người thầy trong công cuộc đổi mới giáo dục, Phó giáo sư - Tiến sĩ Phùng Gia Thế, Chủ tịch Hội đồng trường Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 khẳng định, nhà giáo đúng là nhà canh tân xã hội, vì họ là những người tốt nhất có thể hình dung toàn diện về con người và xã hội trong tương lai.
PV: Vừa qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, phương châm đổi mới giáo dục nên bổ sung thêm “lấy nhà trường làm nền tảng, lấy thầy cô làm động lực”. Ông nghĩ sao về việc bổ sung này?
Phó giáo sư Phùng Gia Thế: Có thể khẳng định, dạy học “lấy học sinh làm trung tâm” là một chủ trương đúng đắn, hiện đại và nhân văn. Hiểu đúng và làm đúng điều này là điều kiện thành công của mọi nền giáo dục, trong đó có chúng ta.
Tại Hội nghị tổng kết năm học 2020-2021 với ngành giáo dục và đào tạo diễn ra ngày 28/8/2021, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khuyến nghị nên bổ sung phương châm “lấy nhà trường làm nền tảng, lấy thầy cô làm động lực” để ngành giáo dục suy nghĩ và có định hướng hành động phù hợp.
Theo chúng tôi, việc bổ sung này trong bối cảnh hiện nay là cần thiết, trước hết là để tránh sự thiên lệch có thể xảy ra nếu chúng ta không nhìn nhận toàn diện vấn đề.
Phó giáo sư, Tiến sĩ Phùng Gia Thế: "Phát triển người thầy chính là động lực thúc đẩy phát triển toàn bộ quá trình giáo dục"
Lấy học sinh làm trung tâm không có nghĩa là coi nhẹ nhà trường và người thầy. Tuy nhiên, có một thực tế là lâu nay dường như chúng ta chưa có điều kiện quan tâm đầy đủ, hài hòa các nền tảng này trong hoạt động giáo dục.
Trước tiên là nhà trường. Bản thân cụm từ “trường ra trường” nếu làm đúng đã là tiền đề quá tốt để cải cách giáo dục. Nhìn từ góc độ vật lý, nhà trường của chúng ta đang thiếu thốn nhiều thứ: Phòng học đảm bảo đúng định biên học sinh; phòng thí nghiệm, thực hành hiện đại; máy tính, trang thiết bị học tập; phòng học ngoại ngữ, tin học; sân thể thao, không gian vui chơi; chưa kể một số vùng khó khăn còn thiếu cả phòng học kiên cố và các thiết bị học tập thông thường.
Nhìn trên phương diện tinh thần, việc quan tâm xây dựng một môi trường giáo dục, học thuật lành mạnh, dân chủ, nhân văn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển hài hòa nhân cách con người. Trường là nơi để học, song cũng là nơi để vui chơi.
Chúng ta dường như vẫn đang chật vật với hiện tượng quá tải bài học, bài tập, tình trạng dạy thêm, học thêm. Áp lực học tập, thi cử quá lớn khiến đâu đó vẫn còn học sinh sợ đến trường, không gian tuổi thơ, niềm vui bị thu hẹp lại. Tâm hồn, tình cảm của các em ít nhiều cũng bị ảnh hưởng theo. Rồi bao đua tranh khốc liệt “trường top”, “lớp vip”, rồi bạo lực học đường, nơi ganh đua của phụ huynh; chạy đua về thành tích...
Thứ hai là những lưu ý về người thầy. Phát biểu của Thủ tướng nêu ra một yêu cầu, có thể nói là một “đề bài” đối với xã hội và ngành giáo dục về việc chăm lo, phát triển người thầy, đội ngũ chính yếu và là linh hồn của hoạt động giáo dục.
Rõ ràng, một số chính sách gần đây như miễn học phí, hỗ trợ chi phí sinh hoạt cho sinh viên sư phạm là rất cần thiết, có ý nghĩa khích lệ, song chừng đó dường như còn chưa đủ để thu hút người tài vào sư phạm.
Rất nhiều vấn đề đặt ra ở đây cần có lời giải thỏa đáng mà cốt lõi là công ăn việc làm cho sinh viên sư phạm sau tốt nghiệp và mức sống, thu nhập của giáo viên. Vậy nên, nói là chống dạy thêm học thêm, nhưng thực tế cũng cho thấy, ngoài đồng lương, giáo viên không biết phải làm gì để tăng thu nhập trang trải cuộc sống của mình.
Chúng tôi cho rằng, khi đời sống vật chất được cải thiện, nhà giáo sẽ có động lực tích cực hơn rất nhiều để thay đổi bản thân và theo đó, sự phục vụ người học chắn chắn sẽ tốt hơn.
Cùng với đó là một sự ứng xử đúng mực, tôn trọng và tôn vinh nghề giáo của xã hội. Như vậy yêu cầu đặt ra là, nếu không có sự quan tâm, chăm lo hài hòa ở mức cần thiết các trụ cột: Học sinh, nhà trường và người thầy thì giáo dục đào tạo sẽ khó mà phát triển tốt được.
Chúng tôi cũng muốn nhấn mạnh tới một số vấn đề mà trên bình diện lý thuyết nói mãi cũng chưa đủ bởi vì chỉ riêng ngành giáo dục thì không quyết được, đó là chỉ tiêu tuyển dụng giáo viên hàng năm, về đầu tư cho trường lớp, chế độ tiền lương, chính sách đối với đội ngũ nhà giáo.
Đương nhiên, một số vấn đề cốt yếu khác ngành giáo dục phải đóng vai trò chủ yếu để giải quyết, chẳng hạn như tuyển sinh, tổ chức dạy học, nghiên cứu khoa học, tạo dựng môi trường giáo dục, giải tỏa áp lực thi cử, bệnh thành tích…
PV: Thưa ông, thúc đẩy sự phát triển năng lực của người thầy sẽ giúp ích gì cho nhà trường và xa hơn nữa là chất lượng
Phó giáo sư Phùng Gia Thế: Trong cấu trúc của nền giáo dục, người thầy đóng vai trò trọng yếu, với tư cách người tổ chức hoạt động dạy - học. Phát triển người thầy chính là động lực thúc đẩy phát triển toàn bộ quá trình giáo dục.
Theo chúng tôi, điểm cốt lõi nhất của việc phát triển đội ngũ nhà giáo là quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của họ, mà đầu tiên phải là đời sống vật chất. Nhà giáo cơ bản không đặt cược sự nghiệp của mình vào vấn đề thu nhập. Bản thân họ xác định tự chọn nghề nghiệp cho mình, dù biết rằng gần như không có cơ hội thu nhập cao. Họ chọn nghề chủ yếu do yêu nghề và một phần do duyên nghiệp.
Tuy nhiên, nhà giáo cũng cần phải ổn định cuộc sống của mình trước đã. Các cụ xưa đã dạy “có thực mới vực được đạo”! Công ăn việc làm ổn định, cơ chế lương và phụ cấp đảm bảo, sau đó mới nói đến môi trường làm việc, nói đến sự cống hiến.
Tôi lấy ví dụ, hai vợ chồng nhà giáo trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 như thế này mà phải phát sinh mua 1-2 cái máy tính cho con học trực tuyến đã là cả một vấn đề.
Thêm nữa, còn bao câu chuyện bồi dưỡng chuyên môn, tập huấn, bao giấy tờ, hồ sơ sổ sách; rồi những câu chuyện về thuyên chuyển, tuyển dụng, cả nhu cầu được làm đúng chuyên môn…
Thực tế cho thấy, không ít thầy cô, đặc biệt là ở cấp trung học cơ sở phải dạy các môn lấp chỗ trống, dạy không đúng chuyên môn (chẳng hạn giáo viên Ngữ văn dạy Âm nhạc, Thể dục…). Như thế, làm sao có thể yên tâm về chất lượng. Giáo viên mầm non thiếu nhưng không thể dễ dàng bồi dưỡng giáo viên cấp khác sang dạy được, vì những đặc thù riêng của nghề nghiệp. Việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa, tài liệu học tập, tự nó vốn đã khó khăn, song giả sử có thuận lợi chăng nữa thì chừng đó vẫn chưa đủ để thay đổi nền giáo dục.
Suy cho cùng, đổi mới giáo dục phải bắt đầu từ đổi mới con người, mà ở đây đội ngũ nhà giáo đóng vai trò cực kỳ quan trọng, từ nhận thức, tư duy, thái độ, trách nhiệm đến mục tiêu, cách thức tổ chức hoạt động giáo dục, đào tạo, nghiên cứu,…
Bản thân đội ngũ nhà giáo hiện nay cũng còn tồn tại những khoảng trống, rất nhiều vấn đề, chẳng hạn như năng lực tự học, tự phát triển chuyên môn, khả năng phân tích, phát triển chương trình nhà trường, phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá, kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học… Nếu không chủ động cập nhật, nâng cao năng lực thì các thầy cô sẽ bị lạc hậu, không theo kịp xu thế phát triển.
PV: Một số ý kiến cho rằng, người thầy giờ đây không chỉ là một nhà giáo dục, nhà nghiên cứu chuyên nghiệp mà còn phải là nhà canh tân xã hội. Theo ông, người thầy có vị trí, vai trò như thế nào trong sự nghiệp đổi mới giáo dục và đào tạo?
Phó giáo sư Phùng Gia Thế: Nói người thầy là nhà giáo dục thì đúng, còn là nhà nghiên cứu chuyên nghiệp hay không còn tùy thuộc vào từng vị trí việc làm cụ thể, với mức độ đòi hỏi về nghiên cứu khoa học rất khác nhau.
Nói một cách lý tưởng, nhà giáo đúng là nhà canh tân xã hội, vì họ là những người tốt nhất có thể hình dung toàn diện về con người và xã hội trong tương lai, song chúng ta cũng không nên khoa trương về điều này.
Nhà giáo cơ bản không đặt cược sự nghiệp của mình vào vấn đề thu nhập, dù thu nhập không cao nhưng họ vẫn yêu nghề. (Ảnh: NVCC)
Trên thực tế, công việc của một nhà giáo bắt đầu từ những điều bé nhỏ hơn thế rất nhiều. Làm thật tốt công việc chuyên môn, nghiệp vụ, sống văn minh, tử tế với mọi người, biết yêu thương và đánh thức khát vọng vươn tới cái tốt đẹp ở học trò.
Như thế, trước khi đòi hỏi những điều xa hơn với nhà giáo thì hãy để cho họ sống bình thường và hạnh phúc với nghề nghiệp của mình trước đã. Chỉ thế thôi, đã là quý lắm rồi! Nếu như đặt những từ ngữ thái quá lên vai người thầy có khi thành sáo rỗng!
Thực tế cũng cho thấy, trong bối cảnh giáo dục hiện nay, vai trò của đội ngũ nhà giáo là cực kỳ quan trọng và dường như trách nhiệm còn có phần nặng nề hơn. Tất nhiên, vị trí, vai trò của người thầy thế nào, trước hết là do chính họ tự nhận thức, tự cảm thấy và đương nhiên còn do quan điểm, cách nhìn nhận, ứng xử của nhà quản lý, của xã hội đối với họ.
Vậy nên, vấn đề này có lẽ phải nhìn từ nhiều phía. Điều quan trọng nhất hiện nay, theo chúng tôi là những phương châm, chủ trương về học sinh, nhà trường, nhà giáo cần phải được hiện thực hóa trong chính sách thực tiễn, đó mới là điều cốt tử.
Tất cả những điều này cần phải được thực hiện một cách quyết liệt, đồng bộ mà không cần hô hào khẩu hiệu, bởi chúng sẽ trở thành căn nguyên của những cuộc tranh cãi vô tận và vô bổ. Xác định rõ ràng như vậy, qua một vài năm, một vài thập kỷ, cùng chung tay góp sức, nền giáo dục của chúng ta chắc chắn sẽ đạt được những thành tựu lớn.
Trân trọng cảm ơn Phó giáo sư Phùng Gia Thế!
PV: Vừa qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, phương châm đổi mới giáo dục nên bổ sung thêm “lấy nhà trường làm nền tảng, lấy thầy cô làm động lực”. Ông nghĩ sao về việc bổ sung này?
Phó giáo sư Phùng Gia Thế: Có thể khẳng định, dạy học “lấy học sinh làm trung tâm” là một chủ trương đúng đắn, hiện đại và nhân văn. Hiểu đúng và làm đúng điều này là điều kiện thành công của mọi nền giáo dục, trong đó có chúng ta.
Tại Hội nghị tổng kết năm học 2020-2021 với ngành giáo dục và đào tạo diễn ra ngày 28/8/2021, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khuyến nghị nên bổ sung phương châm “lấy nhà trường làm nền tảng, lấy thầy cô làm động lực” để ngành giáo dục suy nghĩ và có định hướng hành động phù hợp.
Theo chúng tôi, việc bổ sung này trong bối cảnh hiện nay là cần thiết, trước hết là để tránh sự thiên lệch có thể xảy ra nếu chúng ta không nhìn nhận toàn diện vấn đề.
Phó giáo sư, Tiến sĩ Phùng Gia Thế: "Phát triển người thầy chính là động lực thúc đẩy phát triển toàn bộ quá trình giáo dục"
Lấy học sinh làm trung tâm không có nghĩa là coi nhẹ nhà trường và người thầy. Tuy nhiên, có một thực tế là lâu nay dường như chúng ta chưa có điều kiện quan tâm đầy đủ, hài hòa các nền tảng này trong hoạt động giáo dục.
Trước tiên là nhà trường. Bản thân cụm từ “trường ra trường” nếu làm đúng đã là tiền đề quá tốt để cải cách giáo dục. Nhìn từ góc độ vật lý, nhà trường của chúng ta đang thiếu thốn nhiều thứ: Phòng học đảm bảo đúng định biên học sinh; phòng thí nghiệm, thực hành hiện đại; máy tính, trang thiết bị học tập; phòng học ngoại ngữ, tin học; sân thể thao, không gian vui chơi; chưa kể một số vùng khó khăn còn thiếu cả phòng học kiên cố và các thiết bị học tập thông thường.
Nhìn trên phương diện tinh thần, việc quan tâm xây dựng một môi trường giáo dục, học thuật lành mạnh, dân chủ, nhân văn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển hài hòa nhân cách con người. Trường là nơi để học, song cũng là nơi để vui chơi.
Chúng ta dường như vẫn đang chật vật với hiện tượng quá tải bài học, bài tập, tình trạng dạy thêm, học thêm. Áp lực học tập, thi cử quá lớn khiến đâu đó vẫn còn học sinh sợ đến trường, không gian tuổi thơ, niềm vui bị thu hẹp lại. Tâm hồn, tình cảm của các em ít nhiều cũng bị ảnh hưởng theo. Rồi bao đua tranh khốc liệt “trường top”, “lớp vip”, rồi bạo lực học đường, nơi ganh đua của phụ huynh; chạy đua về thành tích...
Rõ ràng, một số chính sách gần đây như miễn học phí, hỗ trợ chi phí sinh hoạt cho sinh viên sư phạm là rất cần thiết, có ý nghĩa khích lệ, song chừng đó dường như còn chưa đủ để thu hút người tài vào sư phạm.
Rất nhiều vấn đề đặt ra ở đây cần có lời giải thỏa đáng mà cốt lõi là công ăn việc làm cho sinh viên sư phạm sau tốt nghiệp và mức sống, thu nhập của giáo viên. Vậy nên, nói là chống dạy thêm học thêm, nhưng thực tế cũng cho thấy, ngoài đồng lương, giáo viên không biết phải làm gì để tăng thu nhập trang trải cuộc sống của mình.
Chúng tôi cho rằng, khi đời sống vật chất được cải thiện, nhà giáo sẽ có động lực tích cực hơn rất nhiều để thay đổi bản thân và theo đó, sự phục vụ người học chắn chắn sẽ tốt hơn.
Cùng với đó là một sự ứng xử đúng mực, tôn trọng và tôn vinh nghề giáo của xã hội. Như vậy yêu cầu đặt ra là, nếu không có sự quan tâm, chăm lo hài hòa ở mức cần thiết các trụ cột: Học sinh, nhà trường và người thầy thì giáo dục đào tạo sẽ khó mà phát triển tốt được.
Chúng tôi cũng muốn nhấn mạnh tới một số vấn đề mà trên bình diện lý thuyết nói mãi cũng chưa đủ bởi vì chỉ riêng ngành giáo dục thì không quyết được, đó là chỉ tiêu tuyển dụng giáo viên hàng năm, về đầu tư cho trường lớp, chế độ tiền lương, chính sách đối với đội ngũ nhà giáo.
Đương nhiên, một số vấn đề cốt yếu khác ngành giáo dục phải đóng vai trò chủ yếu để giải quyết, chẳng hạn như tuyển sinh, tổ chức dạy học, nghiên cứu khoa học, tạo dựng môi trường giáo dục, giải tỏa áp lực thi cử, bệnh thành tích…
PV: Thưa ông, thúc đẩy sự phát triển năng lực của người thầy sẽ giúp ích gì cho nhà trường và xa hơn nữa là chất lượng
Phó giáo sư Phùng Gia Thế: Trong cấu trúc của nền giáo dục, người thầy đóng vai trò trọng yếu, với tư cách người tổ chức hoạt động dạy - học. Phát triển người thầy chính là động lực thúc đẩy phát triển toàn bộ quá trình giáo dục.
Theo chúng tôi, điểm cốt lõi nhất của việc phát triển đội ngũ nhà giáo là quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của họ, mà đầu tiên phải là đời sống vật chất. Nhà giáo cơ bản không đặt cược sự nghiệp của mình vào vấn đề thu nhập. Bản thân họ xác định tự chọn nghề nghiệp cho mình, dù biết rằng gần như không có cơ hội thu nhập cao. Họ chọn nghề chủ yếu do yêu nghề và một phần do duyên nghiệp.
Tuy nhiên, nhà giáo cũng cần phải ổn định cuộc sống của mình trước đã. Các cụ xưa đã dạy “có thực mới vực được đạo”! Công ăn việc làm ổn định, cơ chế lương và phụ cấp đảm bảo, sau đó mới nói đến môi trường làm việc, nói đến sự cống hiến.
Tôi lấy ví dụ, hai vợ chồng nhà giáo trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 như thế này mà phải phát sinh mua 1-2 cái máy tính cho con học trực tuyến đã là cả một vấn đề.
Thêm nữa, còn bao câu chuyện bồi dưỡng chuyên môn, tập huấn, bao giấy tờ, hồ sơ sổ sách; rồi những câu chuyện về thuyên chuyển, tuyển dụng, cả nhu cầu được làm đúng chuyên môn…
Thực tế cho thấy, không ít thầy cô, đặc biệt là ở cấp trung học cơ sở phải dạy các môn lấp chỗ trống, dạy không đúng chuyên môn (chẳng hạn giáo viên Ngữ văn dạy Âm nhạc, Thể dục…). Như thế, làm sao có thể yên tâm về chất lượng. Giáo viên mầm non thiếu nhưng không thể dễ dàng bồi dưỡng giáo viên cấp khác sang dạy được, vì những đặc thù riêng của nghề nghiệp. Việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa, tài liệu học tập, tự nó vốn đã khó khăn, song giả sử có thuận lợi chăng nữa thì chừng đó vẫn chưa đủ để thay đổi nền giáo dục.
Suy cho cùng, đổi mới giáo dục phải bắt đầu từ đổi mới con người, mà ở đây đội ngũ nhà giáo đóng vai trò cực kỳ quan trọng, từ nhận thức, tư duy, thái độ, trách nhiệm đến mục tiêu, cách thức tổ chức hoạt động giáo dục, đào tạo, nghiên cứu,…
Bản thân đội ngũ nhà giáo hiện nay cũng còn tồn tại những khoảng trống, rất nhiều vấn đề, chẳng hạn như năng lực tự học, tự phát triển chuyên môn, khả năng phân tích, phát triển chương trình nhà trường, phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá, kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học… Nếu không chủ động cập nhật, nâng cao năng lực thì các thầy cô sẽ bị lạc hậu, không theo kịp xu thế phát triển.
PV: Một số ý kiến cho rằng, người thầy giờ đây không chỉ là một nhà giáo dục, nhà nghiên cứu chuyên nghiệp mà còn phải là nhà canh tân xã hội. Theo ông, người thầy có vị trí, vai trò như thế nào trong sự nghiệp đổi mới giáo dục và đào tạo?
Phó giáo sư Phùng Gia Thế: Nói người thầy là nhà giáo dục thì đúng, còn là nhà nghiên cứu chuyên nghiệp hay không còn tùy thuộc vào từng vị trí việc làm cụ thể, với mức độ đòi hỏi về nghiên cứu khoa học rất khác nhau.
Nói một cách lý tưởng, nhà giáo đúng là nhà canh tân xã hội, vì họ là những người tốt nhất có thể hình dung toàn diện về con người và xã hội trong tương lai, song chúng ta cũng không nên khoa trương về điều này.
Nhà giáo cơ bản không đặt cược sự nghiệp của mình vào vấn đề thu nhập, dù thu nhập không cao nhưng họ vẫn yêu nghề. (Ảnh: NVCC)
Trên thực tế, công việc của một nhà giáo bắt đầu từ những điều bé nhỏ hơn thế rất nhiều. Làm thật tốt công việc chuyên môn, nghiệp vụ, sống văn minh, tử tế với mọi người, biết yêu thương và đánh thức khát vọng vươn tới cái tốt đẹp ở học trò.
Như thế, trước khi đòi hỏi những điều xa hơn với nhà giáo thì hãy để cho họ sống bình thường và hạnh phúc với nghề nghiệp của mình trước đã. Chỉ thế thôi, đã là quý lắm rồi! Nếu như đặt những từ ngữ thái quá lên vai người thầy có khi thành sáo rỗng!
Thực tế cũng cho thấy, trong bối cảnh giáo dục hiện nay, vai trò của đội ngũ nhà giáo là cực kỳ quan trọng và dường như trách nhiệm còn có phần nặng nề hơn. Tất nhiên, vị trí, vai trò của người thầy thế nào, trước hết là do chính họ tự nhận thức, tự cảm thấy và đương nhiên còn do quan điểm, cách nhìn nhận, ứng xử của nhà quản lý, của xã hội đối với họ.
Vậy nên, vấn đề này có lẽ phải nhìn từ nhiều phía. Điều quan trọng nhất hiện nay, theo chúng tôi là những phương châm, chủ trương về học sinh, nhà trường, nhà giáo cần phải được hiện thực hóa trong chính sách thực tiễn, đó mới là điều cốt tử.
Tất cả những điều này cần phải được thực hiện một cách quyết liệt, đồng bộ mà không cần hô hào khẩu hiệu, bởi chúng sẽ trở thành căn nguyên của những cuộc tranh cãi vô tận và vô bổ. Xác định rõ ràng như vậy, qua một vài năm, một vài thập kỷ, cùng chung tay góp sức, nền giáo dục của chúng ta chắc chắn sẽ đạt được những thành tựu lớn.
Trân trọng cảm ơn Phó giáo sư Phùng Gia Thế!
-Nguồn: Báo Giáo dục VN-
Tin liên quan
- Bộ GDĐT công bố lịch thi tốt nghiệp THPT năm 2024
- Phương án thi tốt nghiệp THPT 2025 với 4 môn: Đảm bảo công bằng, giảm tải áp lực
- Thư viện số 100 năm trao tặng 2.000 Thẻ Thư viện số 100 năm cho THPT Lê Hồng Phong, Nam Định và tư vấn chiến lược phát triển CLB đọc sách
- Cô giáo Việt đầu tiên giành giải thưởng 100.000 USD về giáo dục
- Nam Định tuyên dương 93 gương mặt tiêu biểu dự thi học sinh giỏi quốc gia