Trang chủ ›
Tin Giáo dục-Khoa học ›
Khai thác hiệu quả điện thoại trong giờ học, chuyện không quá khó!
Khai thác hiệu quả điện thoại trong giờ học, chuyện không quá khó!
28/09/2020Điện thoại là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho quá trình đổi mới giảng dạy, giúp học sinh chủ động, sáng tạo, nó chuyển vai trò trung tâm từ người thầy sang học trò
Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo có quy định về việc học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông được dùng điện thoại di động và các thiết bị khác trong giờ học nhằm phục vụ mục đích học tập và có sự cho phép của giáo viên.
Thông tư này đã gây ra nhiều luồng ý kiến trái chiều từ phía các thầy cô và các bậc phụ huynh.
Chia sẻ với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, thầy Nguyễn Chí Tuấn – giáo viên môn Địa lý, Trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông Đinh Thiện Lý (Thành phố Hồ Chí Minh) cho rằng: “Thông tư 32 đã trình bày rõ ràng, tường minh về quy định sử dụng điện thoại phục vụ mục đích học tập. Việc xảy ra tranh cãi, phản đối thông tư là xuất phát từ việc nghi ngờ tính hiệu quả của quy định này. Việc có phản ứng trái chiều với một quyết định mới mẻ là điều hoàn toàn bình thường. Người có cái nhìn tích cực sẽ hiểu rõ nội dung quy định và nhìn nhận được những ưu điểm của nó”.
Là một giáo viên đổi mới, sáng tạo về phương pháp dạy học, thầy Nguyễn Chí Tuấn đã cho học sinh sử dụng điện thoại để phục vụ mục đích học tập và làm bài kiểm tra trong nhiều năm qua.
Chính vì vậy, thầy hiểu rõ và có cơ sở để khẳng định tính hiệu quả khi sử dụng thiết bị này trong mỗi tiết học ở trường.
Học sinh đóng vai trò trung tâm
Theo thầy Nguyễn Chí Tuấn, nếu giảng dạy theo phương thức truyền thống, nếu chỉ giới hạn không gian lớp học trong bốn bức tường sẽ kìm hãm năng lực sáng tạo và sự phát triển của học sinh.
Việc sử dụng điện thoại nói riêng hay thiết bị điện tử nói chung là rất phổ biến ở nhiều quốc gia. Ở nước ta, cũng có một số trường học đã thực hiện hoạt động học tập, tìm kiếm thông tin và kiểm tra qua điện thoại.
“Khi áp dụng phương pháp dạy học sáng tạo, cho học sinh sử dụng điện thoại để học và làm bài tập, tôi thấy nó mang lại nhiều lợi ích, nhiều ưu điểm nổi bật.
Thầy cô có thể cho học sinh sử dụng điện thoại với mục đích tìm kiếm thông tin tư liệu; bấm giờ khi hoạt động; học tập, cộng tác trên drive; học online, xem clip, điền form nhanh chóng; kiểm tra, đánh giá qua hệ thống công cụ, phần mềm hữu ích; kết nối thầy trò, lớp học xuyên biên giới qua ứng dụng Skype mà nhiều thầy cô đã áp dụng,…", thầy Tuấn chia sẻ.
Cũng theo thầy Tuấn, nếu biết cách ứng dụng điện thoại trong các giờ học một cách hợp lý, công cụ này sẽ hỗ trợ đắc lực vào quá trình học tập và giảng dạy.
Nhờ có điện thoại, học sinh không bị giới hạn không gian học tập và khám phá bầu trời tri thức. Điện thoại có thể thúc đẩy việc tự học thông qua việc tìm kiếm, chia sẻ tư liệu.
Ngoài ra, điện thoại và các thiết bị hỗ trợ khác giúp tăng cường sự kết nối giữa thầy trò với cộng đồng, nâng cao hiệu quả học tập thông qua việc ứng dụng công nghệ mang tính thực tiễn và có tính trực quan.
Tại trường Đinh Thiện Lý, thầy Tuấn và các giáo viên đã ứng dụng điện thoại cả trong quá trình học tập và làm bài kiểm tra. Ví dụ như việc tổ chức học tập qua các trò chơi trên ứng dụng phần mềm dạy học như Kahoot, Quizizz,…
Học sinh cũng có thể dùng điện thoại để tìm kiếm các số liệu mới, các thông tin cập nhật phục vụ việc thiết kế các sản phẩm học tập sáng tạo.
Bên cạnh đó là các hoạt động học tập cần sự hỗ trợ của điện thoại như trả lời thư, làm việc hợp tác trên google drive với sự tham gia của nhóm học sinh khi thảo luận; nhập thông tin khảo sát trên menti.com, hoặc trả lời trên Padlet; hoàn tất một link form nhằm điểm danh, kiểm tra kiến thức, làm đề online.
“Đối với môn Địa lý do tôi giảng dạy, các phương pháp mới, bài giảng mới luôn đòi hỏi tính chủ động, sáng tạo của học sinh.
Học sinh là trung tâm của mỗi tiết học, các em có cơ hội để mở rộng kiến thức và tạo nên những sản phẩm học tập vô cùng ấn tượng.
Bản thân tôi đánh giá cao năng lực, tư duy và sự sáng tạo của học sinh khi ứng dụng điện thoại vào mục đích học tập”, thầy Tuấn khẳng định.
Theo đó, môn Địa lý lớp 12 với chủ đề thiên nhiên Việt Nam (từ bài 6 đến bài 15), thầy Tuấn sẽ thiết kế những buổi học thú vị và ấn tượng với 10 tiết học.
Trong hai tiết học đầu tiên, thầy giáo sẽ phân công nhiệm vụ, bộ câu hỏi định hướng và tiêu chí đánh giá.
Học sinh sẽ nghiên cứu sách giáo khoa, sử dụng điện thoại, thiết bị điện tử để tìm kiếm tư liệu địa hình, khí hậu, thiên tai, tài nguyên Việt Nam…
Sáu tiết học tiếp theo, học sinh dùng điện thoại có cài phần mềm thiết kế (Powerpoint) để thiết kế sản phẩm bên cạnh sự hỗ trợ của máy tính. Sản phẩm của các em là các bản infographic, tóm tắt kiến thức chủ đề một cách tổng quát, sinh động, dễ hiểu.
Hai tiết học cuối cùng, học sinh sẽ trình bày, phân tích các câu hỏi, vấn đề khó và làm bài kiểm tra đánh giá.
Những tiết học sử dụng điện thoại để tìm kiếm thông tin, thiết kế sản phẩm, làm bài tập được thầy Nguyễn Chí Tuấn đánh giá cao.
“Thông qua sử dụng điện thoại, học sinh tiếp cận kiến thức nhanh hơn, chủ động học tập và xây dựng cho mình thói quen làm việc khoa học với tư duy logic cũng như việc đặt câu hỏi, phản biện, tranh luận.
Ngoài ra, học sinh cũng nhanh chóng hoàn thành kiến thức lý thuyết đơn thuần. Các em có thể lưu trữ hình ảnh, file ghi âm, video bài giảng của thầy cô và chủ động học bất cứ lúc nào.
Việc sử dụng điện thoại trong học tập giúp giáo viên đánh giá khả năng, năng lực học sinh toàn diện, tiếp tục phát huy và sáng tạo những phương pháp dạy hiệu quả”, thầy Tuấn chia sẻ.
Được trao quyền chủ động, giáo viên cần linh hoạt trong giảng dạy
Việc sử dụng điện thoại trong quá trình học cũng chính là một cơ hội để giáo viên, học sinh tự sáng tạo và đổi mới.
“Cách dạy học truyền thống như đọc và chép đã quá lỗi thời, cần chấm dứt vì nó không phát huy tính chủ động của học sinh, thậm chí là đẩy các em vào tâm lý trông chờ và phụ thuộc hoàn toàn vào giáo viên.
Đặc biệt với các môn xã hội như Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý thì điều này còn biểu hiện rất rõ”, thầy Tuấn chia sẻ.
Đó là lý do mà đổi mới dạy học trở thành một vấn đề bức thiết với giáo dục trong thời đại 4.0 như hiện nay.
Theo thầy Tuấn, muốn áp dụng hiệu quả Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sử dụng điện thoại trong học tập thì giáo viên phải là người chủ động, linh hoạt trong mỗi tiết dạy của mình.
Thầy Tuấn chia sẻ: “Giáo viên cần xây dựng một kế hoạch cụ thể, không giới hạn kiến thức trong sách giáo khoa mà phải mở rộng trên cả không gian Internet.
Đồng thời, giáo viên phải tìm hiểu và khai thác tốt các tính năng của điện thoại, các phần mềm hỗ trợ dạy học và hướng dẫn học sinh khai thác một cách bài bản, khoa học và có mục đích rõ ràng”.
Thầy Tuấn cũng nhấn mạnh về sự linh hoạt, chủ động của giáo viên trong việc đánh giá học sinh khi cho phép học sinh sử dụng điện thoại vào mục đích học tập cụ thể.
Giáo viên không nên chỉ đánh giá học sinh giới hạn trên phương diện lý thuyết. Qua đổi mới phương pháp dạy và học, thầy cô cần đánh giá các kỹ năng khác của các em, giúp các em phát huy khả năng sáng tạo và thế mạnh của mình.
Rõ ràng, việc dùng điện thoại làm thiết bị hỗ trợ học tập giúp phát huy hiệu quả học tập. Tuy nhiên, không thể phủ nhận những vấn đề không mong muốn có thể xảy ra.
Bàn về vấn đề này, thầy Nguyễn Chí Tuấn cho rằng, giáo viên và học sinh cần hiểu rõ quy định trong Thông tư 32.
“Theo quy định thì học sinh chỉ sử dụng điện thoại để phục vụ mục đích học tập và khi có sự cho phép của giáo viên.
Như vậy, quy định này đã trao quyền chủ động cho giáo viên. Tuy nhiên, không phải giờ học nào, tiết học nào học sinh cũng sử dụng điện thoại nếu như nó thực sự không cần thiết.
Và nếu giáo viên quản lý không tốt, sẽ có thể phát sinh các tình huống không mong đợi như học sinh quay lén, ghi âm giáo viên và bạn bè; học sinh dùng điện thoại để nhắn tin, hay vào các trang web sai mục đích, chơi game”, thầy Tuấn khẳng định.
Chính vì vậy, thầy Tuấn cho rằng rất cần những quy định cụ thể cho các hoạt động có liên quan đến việc sử dụng điện thoại trong giờ học cũng như những cam kết, quy định cụ thể hơn.
“Bản thân giáo viên, nhà trường cũng cần có những quy chế, quy định cụ thể trong việc ứng dụng điện thoại trong dạy và học
Ở trường tôi công tác, học sinh không được sử dụng điện thoại trong suốt quá trình học tập tại trường trừ khi sử dụng vào mục đích học tập dưới sự đồng ý và hướng dẫn của giáo viên
Nếu học sinh sử dụng sai mục đích, chúng tôi sẽ có biện pháp xử lý, làm việc với phụ huynh, học sinh và cam kết không tái phạm”, thầy Tuấn nhấn mạnh.
Thầy Nguyễn Chí Tuấn cũng đưa ra một số lưu ý đối với việc sử dụng điện thoại phục vụ mục đích học tập theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT.
Thứ nhất, phải xác định rõ mục tiêu của việc sử dụng điện thoại trong các đơn vị kiến thức tương ứng với từng môn học.
Thứ hai, cần có những quy định cụ thể trong việc sử dụng điện thoại như về thời gian, số lượng học sinh sử dụng, thông tin tìm kiếm… cũng như có mức xử lí các hành vi sử dụng trái mục đích.
Thứ ba, giáo viên cần hướng dẫn học sinh quy trình tìm kiếm, xử lí, ghi chép thông tin hiệu quả. Từ ghi chép thụ động sang chủ động và tiến đến việc sáng tạo trong ghi chép để mang lại hiệu quả cao nhất như xây dựng sơ đồ tư duy, ghi chú bằng hình ảnh.
Thứ tư, cần quy định lứa tuổi được phép sử dụng điện thoại để học tập tại lớp.
Thứ năm, người thầy cần liên tục trau dồi năng lực chuyên môn, kĩ năng sư phạm và quản lí lớp học để có thể bao quát, xử lí các tình huống xảy ra nhằm mang đến cho học sinh một tiết học sinh động, hấp dẫn hơn cả chiếc điện thoại kia.
Cuối cùng, cần có sự phối hợp giữa nhà trường và phụ huynh, học sinh với những cam kết sử dụng cụ thể.
Tuy nhiên, thầy Tuấn cũng chia sẻ, việc sử dụng điện thoại trong học tập còn phụ thuộc vào điều kiện của các học sinh, phụ huynh.
Tùy từng địa phương, từng đơn vị mà người đứng đầu quyết định cho sử dụng hay không. Đặc biệt giáo viên cũng cần linh hoạt, không bắt buộc vì nhiều gia đình còn khó khăn, không có điều kiện mua các thiết bị như điện thoại thông minh.
Theo thầy Nguyễn Chí Tuấn, trong một thế giới mở và phát triển tri thức nhanh như hiện nay, không nên cấm việc sử dụng điện thoại để học tập vì điều đó chỉ giải quyết được vấn đề trước mắt, mang tính ngăn chặn, phòng ngừa mà không giúp học sinh phát triển, sáng tạo.
Thay vào đó, cần có một hướng dẫn cụ thể và hướng đi đúng đắn khi thực hiện quy định này.
Thông tư này đã gây ra nhiều luồng ý kiến trái chiều từ phía các thầy cô và các bậc phụ huynh.
Chia sẻ với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, thầy Nguyễn Chí Tuấn – giáo viên môn Địa lý, Trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông Đinh Thiện Lý (Thành phố Hồ Chí Minh) cho rằng: “Thông tư 32 đã trình bày rõ ràng, tường minh về quy định sử dụng điện thoại phục vụ mục đích học tập. Việc xảy ra tranh cãi, phản đối thông tư là xuất phát từ việc nghi ngờ tính hiệu quả của quy định này. Việc có phản ứng trái chiều với một quyết định mới mẻ là điều hoàn toàn bình thường. Người có cái nhìn tích cực sẽ hiểu rõ nội dung quy định và nhìn nhận được những ưu điểm của nó”.
Thầy Nguyễn Chí Tuấn đã cho học sinh ứng dụng điện thoại để học tập hiệu quả, sáng tạo. |
Chính vì vậy, thầy hiểu rõ và có cơ sở để khẳng định tính hiệu quả khi sử dụng thiết bị này trong mỗi tiết học ở trường.
Học sinh đóng vai trò trung tâm
Theo thầy Nguyễn Chí Tuấn, nếu giảng dạy theo phương thức truyền thống, nếu chỉ giới hạn không gian lớp học trong bốn bức tường sẽ kìm hãm năng lực sáng tạo và sự phát triển của học sinh.
Việc sử dụng điện thoại nói riêng hay thiết bị điện tử nói chung là rất phổ biến ở nhiều quốc gia. Ở nước ta, cũng có một số trường học đã thực hiện hoạt động học tập, tìm kiếm thông tin và kiểm tra qua điện thoại.
“Khi áp dụng phương pháp dạy học sáng tạo, cho học sinh sử dụng điện thoại để học và làm bài tập, tôi thấy nó mang lại nhiều lợi ích, nhiều ưu điểm nổi bật.
Thầy cô có thể cho học sinh sử dụng điện thoại với mục đích tìm kiếm thông tin tư liệu; bấm giờ khi hoạt động; học tập, cộng tác trên drive; học online, xem clip, điền form nhanh chóng; kiểm tra, đánh giá qua hệ thống công cụ, phần mềm hữu ích; kết nối thầy trò, lớp học xuyên biên giới qua ứng dụng Skype mà nhiều thầy cô đã áp dụng,…", thầy Tuấn chia sẻ.
Cũng theo thầy Tuấn, nếu biết cách ứng dụng điện thoại trong các giờ học một cách hợp lý, công cụ này sẽ hỗ trợ đắc lực vào quá trình học tập và giảng dạy.
Nhờ có điện thoại, học sinh không bị giới hạn không gian học tập và khám phá bầu trời tri thức. Điện thoại có thể thúc đẩy việc tự học thông qua việc tìm kiếm, chia sẻ tư liệu.
Ngoài ra, điện thoại và các thiết bị hỗ trợ khác giúp tăng cường sự kết nối giữa thầy trò với cộng đồng, nâng cao hiệu quả học tập thông qua việc ứng dụng công nghệ mang tính thực tiễn và có tính trực quan.
Tại trường Đinh Thiện Lý, thầy Tuấn và các giáo viên đã ứng dụng điện thoại cả trong quá trình học tập và làm bài kiểm tra. Ví dụ như việc tổ chức học tập qua các trò chơi trên ứng dụng phần mềm dạy học như Kahoot, Quizizz,…
Học sinh cũng có thể dùng điện thoại để tìm kiếm các số liệu mới, các thông tin cập nhật phục vụ việc thiết kế các sản phẩm học tập sáng tạo.
Sản phẩm học tập sáng tạo của học sinh khi học môn Địa lý nhờ ứng dụng điện thoại và các thiết bị hỗ trợ khác. |
“Đối với môn Địa lý do tôi giảng dạy, các phương pháp mới, bài giảng mới luôn đòi hỏi tính chủ động, sáng tạo của học sinh.
Học sinh là trung tâm của mỗi tiết học, các em có cơ hội để mở rộng kiến thức và tạo nên những sản phẩm học tập vô cùng ấn tượng.
Bản thân tôi đánh giá cao năng lực, tư duy và sự sáng tạo của học sinh khi ứng dụng điện thoại vào mục đích học tập”, thầy Tuấn khẳng định.
Theo đó, môn Địa lý lớp 12 với chủ đề thiên nhiên Việt Nam (từ bài 6 đến bài 15), thầy Tuấn sẽ thiết kế những buổi học thú vị và ấn tượng với 10 tiết học.
Trong hai tiết học đầu tiên, thầy giáo sẽ phân công nhiệm vụ, bộ câu hỏi định hướng và tiêu chí đánh giá.
Học sinh sẽ nghiên cứu sách giáo khoa, sử dụng điện thoại, thiết bị điện tử để tìm kiếm tư liệu địa hình, khí hậu, thiên tai, tài nguyên Việt Nam…
Sáu tiết học tiếp theo, học sinh dùng điện thoại có cài phần mềm thiết kế (Powerpoint) để thiết kế sản phẩm bên cạnh sự hỗ trợ của máy tính. Sản phẩm của các em là các bản infographic, tóm tắt kiến thức chủ đề một cách tổng quát, sinh động, dễ hiểu.
Hai tiết học cuối cùng, học sinh sẽ trình bày, phân tích các câu hỏi, vấn đề khó và làm bài kiểm tra đánh giá.
Những tiết học sử dụng điện thoại để tìm kiếm thông tin, thiết kế sản phẩm, làm bài tập được thầy Nguyễn Chí Tuấn đánh giá cao.
“Thông qua sử dụng điện thoại, học sinh tiếp cận kiến thức nhanh hơn, chủ động học tập và xây dựng cho mình thói quen làm việc khoa học với tư duy logic cũng như việc đặt câu hỏi, phản biện, tranh luận.
Ngoài ra, học sinh cũng nhanh chóng hoàn thành kiến thức lý thuyết đơn thuần. Các em có thể lưu trữ hình ảnh, file ghi âm, video bài giảng của thầy cô và chủ động học bất cứ lúc nào.
Việc sử dụng điện thoại trong học tập giúp giáo viên đánh giá khả năng, năng lực học sinh toàn diện, tiếp tục phát huy và sáng tạo những phương pháp dạy hiệu quả”, thầy Tuấn chia sẻ.
Được trao quyền chủ động, giáo viên cần linh hoạt trong giảng dạy
Việc sử dụng điện thoại trong quá trình học cũng chính là một cơ hội để giáo viên, học sinh tự sáng tạo và đổi mới.
“Cách dạy học truyền thống như đọc và chép đã quá lỗi thời, cần chấm dứt vì nó không phát huy tính chủ động của học sinh, thậm chí là đẩy các em vào tâm lý trông chờ và phụ thuộc hoàn toàn vào giáo viên.
Đặc biệt với các môn xã hội như Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý thì điều này còn biểu hiện rất rõ”, thầy Tuấn chia sẻ.
Đó là lý do mà đổi mới dạy học trở thành một vấn đề bức thiết với giáo dục trong thời đại 4.0 như hiện nay.
Theo thầy Tuấn, muốn áp dụng hiệu quả Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sử dụng điện thoại trong học tập thì giáo viên phải là người chủ động, linh hoạt trong mỗi tiết dạy của mình.
Thầy Tuấn chia sẻ: “Giáo viên cần xây dựng một kế hoạch cụ thể, không giới hạn kiến thức trong sách giáo khoa mà phải mở rộng trên cả không gian Internet.
Đồng thời, giáo viên phải tìm hiểu và khai thác tốt các tính năng của điện thoại, các phần mềm hỗ trợ dạy học và hướng dẫn học sinh khai thác một cách bài bản, khoa học và có mục đích rõ ràng”.
Một tiết học nhóm được thầy Tuấn tổ chức và học sinh được sử dụng điện thoại phục vụ mục đích học tập |
Giáo viên không nên chỉ đánh giá học sinh giới hạn trên phương diện lý thuyết. Qua đổi mới phương pháp dạy và học, thầy cô cần đánh giá các kỹ năng khác của các em, giúp các em phát huy khả năng sáng tạo và thế mạnh của mình.
Rõ ràng, việc dùng điện thoại làm thiết bị hỗ trợ học tập giúp phát huy hiệu quả học tập. Tuy nhiên, không thể phủ nhận những vấn đề không mong muốn có thể xảy ra.
Bàn về vấn đề này, thầy Nguyễn Chí Tuấn cho rằng, giáo viên và học sinh cần hiểu rõ quy định trong Thông tư 32.
“Theo quy định thì học sinh chỉ sử dụng điện thoại để phục vụ mục đích học tập và khi có sự cho phép của giáo viên.
Như vậy, quy định này đã trao quyền chủ động cho giáo viên. Tuy nhiên, không phải giờ học nào, tiết học nào học sinh cũng sử dụng điện thoại nếu như nó thực sự không cần thiết.
Và nếu giáo viên quản lý không tốt, sẽ có thể phát sinh các tình huống không mong đợi như học sinh quay lén, ghi âm giáo viên và bạn bè; học sinh dùng điện thoại để nhắn tin, hay vào các trang web sai mục đích, chơi game”, thầy Tuấn khẳng định.
Chính vì vậy, thầy Tuấn cho rằng rất cần những quy định cụ thể cho các hoạt động có liên quan đến việc sử dụng điện thoại trong giờ học cũng như những cam kết, quy định cụ thể hơn.
“Bản thân giáo viên, nhà trường cũng cần có những quy chế, quy định cụ thể trong việc ứng dụng điện thoại trong dạy và học
Ở trường tôi công tác, học sinh không được sử dụng điện thoại trong suốt quá trình học tập tại trường trừ khi sử dụng vào mục đích học tập dưới sự đồng ý và hướng dẫn của giáo viên
Nếu học sinh sử dụng sai mục đích, chúng tôi sẽ có biện pháp xử lý, làm việc với phụ huynh, học sinh và cam kết không tái phạm”, thầy Tuấn nhấn mạnh.
Thầy Nguyễn Chí Tuấn cũng đưa ra một số lưu ý đối với việc sử dụng điện thoại phục vụ mục đích học tập theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT.
Thứ nhất, phải xác định rõ mục tiêu của việc sử dụng điện thoại trong các đơn vị kiến thức tương ứng với từng môn học.
Thứ hai, cần có những quy định cụ thể trong việc sử dụng điện thoại như về thời gian, số lượng học sinh sử dụng, thông tin tìm kiếm… cũng như có mức xử lí các hành vi sử dụng trái mục đích.
Thứ ba, giáo viên cần hướng dẫn học sinh quy trình tìm kiếm, xử lí, ghi chép thông tin hiệu quả. Từ ghi chép thụ động sang chủ động và tiến đến việc sáng tạo trong ghi chép để mang lại hiệu quả cao nhất như xây dựng sơ đồ tư duy, ghi chú bằng hình ảnh.
Thứ tư, cần quy định lứa tuổi được phép sử dụng điện thoại để học tập tại lớp.
Thứ năm, người thầy cần liên tục trau dồi năng lực chuyên môn, kĩ năng sư phạm và quản lí lớp học để có thể bao quát, xử lí các tình huống xảy ra nhằm mang đến cho học sinh một tiết học sinh động, hấp dẫn hơn cả chiếc điện thoại kia.
Cuối cùng, cần có sự phối hợp giữa nhà trường và phụ huynh, học sinh với những cam kết sử dụng cụ thể.
Tuy nhiên, thầy Tuấn cũng chia sẻ, việc sử dụng điện thoại trong học tập còn phụ thuộc vào điều kiện của các học sinh, phụ huynh.
Tùy từng địa phương, từng đơn vị mà người đứng đầu quyết định cho sử dụng hay không. Đặc biệt giáo viên cũng cần linh hoạt, không bắt buộc vì nhiều gia đình còn khó khăn, không có điều kiện mua các thiết bị như điện thoại thông minh.
Theo thầy Nguyễn Chí Tuấn, trong một thế giới mở và phát triển tri thức nhanh như hiện nay, không nên cấm việc sử dụng điện thoại để học tập vì điều đó chỉ giải quyết được vấn đề trước mắt, mang tính ngăn chặn, phòng ngừa mà không giúp học sinh phát triển, sáng tạo.
Thay vào đó, cần có một hướng dẫn cụ thể và hướng đi đúng đắn khi thực hiện quy định này.
-Theo Báo Giáo dục Việt Nam-
Tin liên quan
- Bộ GDĐT công bố lịch thi tốt nghiệp THPT năm 2024
- Phương án thi tốt nghiệp THPT 2025 với 4 môn: Đảm bảo công bằng, giảm tải áp lực
- Thư viện số 100 năm trao tặng 2.000 Thẻ Thư viện số 100 năm cho THPT Lê Hồng Phong, Nam Định và tư vấn chiến lược phát triển CLB đọc sách
- Cô giáo Việt đầu tiên giành giải thưởng 100.000 USD về giáo dục
- Nam Định tuyên dương 93 gương mặt tiêu biểu dự thi học sinh giỏi quốc gia