Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong Nam Định

SỨ MỆNH: Phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi, góp phần đào tạo hiền tài

TẦM NHÌN: Xây dựng trường chuyên chất lượng cao, vươn tầm khu vực, hội nhập quốc tế.

GIÁ TRỊ CỐT LÕI: Trí tuệ, Nhân văn, Trách nhiệm, Tự tôn, Sáng tạo.

Tin Giáo dục-Khoa học

Trang chủ Tin Giáo dục-Khoa học Lương giáo viên sẽ được xếp cao nhất

Lương giáo viên sẽ được xếp cao nhất

26/11/2017

Đó là một trong những thay đổi lớn trong dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi mà Bộ GD-ĐT đang soạn thảo và trình Chính phủ

Theo đó, tại điều khoản quy định về chế độ tiền lương trong Luật Giáo dục năm 2005, sửa đổi năm 2009 đã có nội dung mới. Cụ thể, Điều 81 trong dự thảo nêu:

Lương của nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp.

Nhà giáo được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp thâm niên và các phụ cấp khác theo quy định của Chính phủ”.

lương giáo viên,giáo viên,luật Giáo dục,dự thảo
Lương giáo viên được xếp cao nhất trong thang bảng lương hành chính sự nghiệp sẽ được đưa vào Luật Giáo dục. Ảnh: Thanh Hùng.

Đây cũng là vấn đề mà Bộ GD-ĐT giải thích và xin ý kiến trong tờ trình gửi Chính phủ. Theo Bộ GD-ĐT, nhiều ý kiến cho rằng, hiện nay nhìn chung lương của nhà giáo còn thấp, đặc biệt là nhà giáo ở bậc giáo dục mầm non, phổ thông.

Lương, trợ cấp tăng hơn gấp đôi trong 5 năm

Lương, trợ cấp tăng hơn gấp đôi trong 5 năm

Bộ Tài chính cho biết, giai đoạn 2010- 2016, mức lương cơ sở điều chỉnh tăng 1,78 lần nhưng tổng quỹ lương và trợ cấp chi từ ngân sách tăng 2,185 lần.

Nội dung trích dẫn

Vì vậy, cần phải có cơ chế, chính sách tháo gỡ vấn đề này và cần thể chế hóa quan điểm của Đảng trong Nghị quyết số 29-NQ/TW vào Luật giáo dục.

Cụ thể, theo Bộ GD-ĐT, việc sửa đổi, bổ sung Điều 81 về tiền lương của nhà giáo, nhằm thể chế hóa khoản 6 mục 3 phần B Nghị quyết 29 trong việc xác định lương của nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp. Việc đánh giá tác động đối với chính sách này đã được thực hiện khi Bộ GD-ĐT trình Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Tuy nhiên, đây cũng là vấn đề còn có ý kiến khác nhau nên Bộ GD-ĐT muốn xin ý kiến của Chính phủ.

Nâng chuẩn trình độ giáo viên tiểu học lên cao đẳng

Một thay đổi khác là vấn đề nâng chuẩn nâng chuẩn trình độ đào tạo giáo viên tiểu học. Cụ thể, dự thảo sửa đổi bổ sung điểm a khoản 1 Điều 77 như sau:

"Có bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm đối với giáo viên mầm non, bằng tốt nghiệp cao đẳng sử phạm đối với giáo viên tiểu học".

Theo Bộ GD-ĐT, việc sửa đổi này nhằm thể chế hóa quan điểm của Đảng trong Nghị quyết số 29-NQ/TW (“…tiến tới tất cả các giáo viên tiểu học, trung học cơ sở…phải có trình độ từ đại học trở lên...”).

Căn cứ vào thực tiễn đội ngũ nhà giáo, dự thảo Luật đề xuất nâng chuẩn trình độ đào tạo của giáo viên tiểu học từ trung cấp lên cao đẳng.

Thêm sửa đổi về chế độ thâm niên, phụ cấp ưu đãi

Trong thời gian này, Bộ GD-ĐT cũng đang soạn thảo các văn bản điều chỉnh chế độ thâm niên, phụ cấp ưu đãi cho nhà giáo.

Cụ thể, theo dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo,mức phụ cấp này sẽ từ 25 đến 50% tùy từng đối tượng. Nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy, giáo dục trong các trường mầm non, tiểu học ở miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa được hưởng phụ cấp ưu đãi 50%.

Còn theo dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo, nhà giáo có thời gian giảng dạy, giáo dục sẽ được tính hưởng phụ cấp thâm niên đủ 5 năm (60 tháng kể cả thời gian nghỉ hè, nghỉ theo Luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội) thì được hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).Từ năm thứ 6 trở đi, mỗi năm (đủ 12 tháng kể cả thời gian nghỉ hè, nghỉ theo Luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội) được tính thêm 1%.

Lương nhà giáo thấp nhất là 3.2 triệu đồng

Trong một báo cáo thực hiện chính sách tiền lương của Bộ GD-ĐT, mức lượng giáo viên hiện nay được chia làm 3.

"Cần có đột biến về chính sách tiền lương cho giáo viên"

"Cần có đột biến về chính sách tiền lương cho giáo viên"

Các chuyên gia, nhà giáo, nhà quản lý đều nhất trí cho rằng, cần phải có chính sách để cải thiện vấn đề thu nhập cho giáo viên.

Nội dung trích dẫn

Mức thấp tập trung chủ yếu ở số giáo viên mới ra trường. Nguyên nhân là do mức lương khởi điểm được hưởng của giáo viên thấp, phụ cấp ưu đãi lại tính trên nền của mức lương cơ sở nhân với hệ số lương và chưa được hưởng phụ cấp thâm niên ngành do chưa đủ 60 tháng công tác. Với mức lương cơ sở mới nhất là 1,3 triệu đồng, giáo viên mầm non và tiểu học có hệ số lương khởi điểm là 1,86 (trình độ trung cấp), mức phụ cấp ưu đãi là 35%, không có phụ cấp thấp niên thì mức lương khởi điểm là 3.264.300 đồng.

Giáo viên trung học cơ sở có hệ số lương khởi điểm là 2,1 (trình độ cao đẳng), phụ cấp ưu đãi 30%, mức lương khởi điểm là 3.549.000 đồng.

Giáo viên trung học phổ thông có hệ số lương khởi điểm là 2,34 (trình độ đại học), phụ cấp ưu đãi 30%, mức lương khởi điểm là 3.954.600.

Mức thu nhập trung bình tập trung ở số giáo viên công tác được khoảng từ 15 đến 25 năm.

Cụ thể, với giáo viên công tác 18 năm, mức lương dao động từ 7.205.600 (giáo viên mầm non/tiểu học) tới 7.829.250 đồng (giáo viên THCS) và 8.558.550 đồng (giáo viên THPT và giảng viên đại học).

Mức thu nhập cao tập trung ở số giáo viên đã công tác được khoảng trên 25 năm. Cụ thể với giáo viên đã công tác được 25 năm thì mức lương dao động từ 9.183.720 đồng (giáo viên mầm non/tiểu học) tới 10.171.200 đồng (giáo viên THCS) và 10.876.320 đồng (giáo viên THPT và giảng viên đại học).

lương giáo viên,giáo viên,luật Giáo dục,dự thảo
Mức lương trung bình của giáo viên

Theo báo cáo của Bộ GD-ĐT, do được ưu đãi vùng miền, nên lương và thu nhập có tính chất như lương giáo viên công tác tại vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn, đang trong thời kỳ được hưởng đủ các chính sách như phụ cấp thu hút (70%), phụ cấp ưu đãi (70%) có thu nhập cao gần gấp đôi lưong giáo viên đang công tác vùng thuận lợi. Tuy nhiên, phụ cấp thu hút chỉ được hưởng tối đa 5 năm trong cả quá trình công tác.

Đối với các cơ sở giáo dục có thu nhập tăng thêm sau khi kết thúc năm tài chính, phần chênh lệch thu chi được trích để chi thu nhập tăng thêm. Tỷ lệ phần trăm thu nhập tăng thêm bình quân khoảng 40% tiền lương (chế độ này chỉ có ở các cơ sở giáo dục đại học, các đơn vị sự nghiệp công đảm bảo tự đảm bảo hoặc tự đảm bảo một phần chi thường xuyên).

Đối với các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông căn bản đều không có nguồn chi ngân sách này, chủ yếu từ nguồn tiết kiệm chi, trong khi nguồn này rất hạn chế (thậm chí là không có) do tỉ lệ phân bổ tài chính chưa bảo đảm 80-20.

Nhiều cơ sở giáo dục phải dùng tới trên 90% để chi cho lương, phụ cấp lương, còn nguồn chi cho hoạt động chuyên môn rất ít.

Giảm biên chế, nâng thu nhập

Nghị quyết số 19 của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương khóa 12 ban hành cuối tháng 10 xác định sẽ giảm mạnh tỉ trọng, nâng cao hiệu quả chi ngân sách nhà nước cho đơn vị sự nghiệp công lập để cơ cấu lại ngân sách nhà nước, cải cách tiền lương và nâng cao thu nhập cho cán bộ, viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập. Theo đó, vấn đề giảm biên chế được đặt ra theo lộ trình 5 năm một lần, mỗi lần dự kiến giảm 10%/

Ngành giáo dục hiện đang chiếm 70% quỹ lương khối sự nghiệp; 52% biên chế sự nghiệp của cả nước (1,2 triệu người trong tổng số 2,3 triệu).

Ngành dùng tới 80% ngân sách nhà nước phân để trả lương.

Trong số  nhân sự của ngành giáo dục, đội ngũ hưởng lương từ ngân sách cơ cấu như sau:

Cán bộ quản lý:  35.833 (bậc mầm non), 35.010 (tiểu học), 24.627 (THCS),  8.351 (THPT), 5.100 (đại học).

Đội ngũ viên chức (làm việc theo hợp đồng viên chức): 132.494 (mầm non), 363.249 (tiểu học), 207.085 (THCS), 119.826 (THPT), 55.401 (ĐH).

Nhân sự hưởng lương phi ngân sách: 114.546 (mầm non), 29.295 (tiểu học), 22.283 (THCS), 17.609 (THPT) và chưa có con số thống kê ở bậc sau THPT.

 
- Theo Vietnamnet -