Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong Nam Định

SỨ MỆNH: Phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi, góp phần đào tạo hiền tài

TẦM NHÌN: Xây dựng trường chuyên chất lượng cao, vươn tầm khu vực, hội nhập quốc tế.

GIÁ TRỊ CỐT LÕI: Trí tuệ, Nhân văn, Trách nhiệm, Tự tôn, Sáng tạo.

Tin Giáo dục-Khoa học

Trang chủ Tin Giáo dục-Khoa học Thủ tướng quyết định thi tốt nghiệp 4 môn

Thủ tướng quyết định thi tốt nghiệp 4 môn

28/02/2014

Sau khi tiếp thu ý kiến của các Sở, chuyên gia giáo dục và người dân, Bộ GD&ĐT đang nghiêng về phương án thi tốt nghiệp 4 môn, bỏ quy định miễn thi 20% và chuyển môn Ngoại ngữ từ khuyến khích sang tự chọn.

"Lãnh đạo các Sở GD&ĐT cùng nhiều chuyên gia đã cho ý kiến về phương án thi tốt nghiệp THPT năm 2014. Theo đó, Bộ Giáo dục dự định sẽ thi tốt nghiệp 4 môn, trong đó có 2 môn bắt buộc là Toán và Văn, Ngoại ngữ là 1 trong 2 môn tự chọn và sẽ không miễn thi cho 20% học sinh", một lãnh đạo Bộ chia sẻ. Vị này cho biết, phương án cuối cùng sẽ được chốt trong vài ngày tới.
KOR-5051-2545-1392803341.jpg

Cuối tuần, Bộ GD&ĐT sẽ công bố phương án thi tốt nghiệp THPT.

Trước đó, dự thảo phương án thi và công nhận tốt nghiệp THPT của Bộ Giáo dục đề xuất, từ năm 2014 học sinh sẽ thi tốt nghiệp 4 môn với Toán, Văn bắt buộc và 2 môn tự chọn trong 5 môn Lý, Hóa, Sinh, Địa, Sử. Môn Ngoại ngữ không được đưa vào phần tự chọn hay bắt buộc, mà được xem là môn đăng ký thi thêm để cộng điểm khuyến khích vào điểm xét tốt nghiệp. Dự kiến, thí sinh có điểm Ngoại ngữ từ 9 trở lên được cộng 2 điểm, 7 điểm trở lên cộng 1,5 điểm và 5 điểm trở lên được cộng 1 điểm.

Ngày 13/2, trong Hội nghị quán triệt Nghị quyết Trung ương 8 và triển khai nhiệm vụ năm học mới, đa số lãnh đạo các Sở GD&ĐT đồng ý với phương án thi tốt nghiệp 4 môn, tuy nhiên không đồng tình xếp Ngoại ngữ là môn khuyến khích và đề xuất không nên có tỷ lệ miễn thi tốt nghiệp 20%.

Phó thủ tướng Nguyễn Đức Đam đồng tình với việc xem thi cử là khâu đột phá. Tuy nhiên, Phó thủ tướng nhấn mạnh, để công tác thi cử có ý nghĩa đột phá thì sau đổi mới thi phải đổi mới những cái khác để tạo sự lan toả mạnh.

Ông Đam cho rằng, đổi mới thi cử hướng tới đổi mới căn bản toàn diện giáo dục từ chương trình, sách giáo khoa đến phương pháp giảng dạy, cần làm kỹ để không có thay đổi liên tục.

"Cần bàn kỹ lưỡng, làm sao thi cử phải đổi mới nhưng vẫn tương đối ổn định, đừng để học sinh còn mấy tháng nữa thi mà vẫn hồi hộp chưa biết năm nay thi môn gì, thi như thế nào", Phó thủ tướng nói và lưu ý, kỳ thi phổ thông phải gắn liền với tuyển sinh vào đại học, có thể xem như một cuộc thi thử vào đại học. 

Theo vnexpress.net