Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong Nam Định

SỨ MỆNH: Phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi, góp phần đào tạo hiền tài

TẦM NHÌN: Xây dựng trường chuyên chất lượng cao, vươn tầm khu vực, hội nhập quốc tế.

GIÁ TRỊ CỐT LÕI: Trí tuệ, Nhân văn, Trách nhiệm, Tự tôn, Sáng tạo.

Tin Giáo dục-Khoa học

Trang chủ Tin Giáo dục-Khoa học Tìm hiểu các "Trường Lớn" tại Pháp

Tìm hiểu các "Trường Lớn" tại Pháp

24/08/2009

<div align="justify">(VietNamNet) - Christian Margaria, Chủ tịch hội đồng chủ tịch các Trường Lớn, Giám đốc Học viện Quốc gia Viễn thông (Pháp) trong bài viết dưới đây sẽ giới thiệu những nét cơ bản về các Trường Lớn (Grandes Ecoles) đi đầu trong nền giáo dục bậc cao ở Pháp. <br></div>

46.jpg

Việc các cựu sinh viên các trường lớn chiếm vị trí cao trong các tập đoàn đa quốc gia ; sinh viên có việc ngay sau khi tốt nghiệp ; tỉ lệ thất nghiệp rất thấp là các ví dụ cụ thể. Chế độ đào tạo tại các Trường Lớn dựa trên nền tảng công bằng về cơ hội và dựa theo năng lực. Việc tuyển chọn dựa trên tiêu chí lựa chọn những học sinh giỏi nhất từ cấp dưới và đào tạo những kĩ năng cần thiết thông qua những năm học đại học. Đặc biệt hai năm đầu tiên sau khi tốt nghiệp phổ thông trung học, những học sinh này học tại các lớp dự bị để thi vào các Trường Lớn. 

Những Trường Lớn cũng tạo điều kiện để những kĩ sư trẻ có năng lực học và làm việc thẳng ở mức độ thạc sĩ và tiến sĩ. Thị trường lao động đánh giá cao mô hình này thông qua việc các công ti và tập đoàn từ tất cả các quốc gia đều tuyển dụng những sinh viên tốt nghiệp các Trường Lớn vì khả năng thích ứng, kiến thức đa ngành và tư duy mở. 

Đặc trưng của các Trường Lớn: 

  • Mức độ tự chủ rất cao
  • Qui mô vừa phải (từ 300 đến 4.000 sinh viên)
  • Tuyển chọn với những tiêu chuẩn rất cao (thông qua các kì thi ở qui mô quốc gia và quốc tế)
  • Chương trình đào tạo đặc thù
  • Phương pháp giảng dạy linh hoạt và liên tục cập nhật
  • Những giảng viên-nhà nghiên cứu  có kinh nghiệm đa dạng
  • Liên hệ chặt chẽ với các ngành kinh tế, thông qua các kì thực tập và các dự án nằm trong quá trình đào tạo, những hợp đồng nghiên cứu và tư vấn, sự tham gia của các doanh nghiệp và phía quản lí hành chính vào việc  quyết định những chiến lược và phương pháp, nội dung giảng dạy của các trường cũng như người của các doanh nghiệp tham gia trực tiếp vào việc giảng dạy.
  • Những hoạt động hợp tác quốc  tế : thỏa thuận với các trường nước ngoài (bằng đúp, liên kết cấp bằng), trao đổi sinh viên và giáo sư.
  • Các hoạt động nghiên cứu và chuyển giao công nghệ
  • Tính cộng đồng phát triển cao và khuyến khích việc nhận trách nhiệm và tích lũy kinh nghiệm quản lí dự án. 

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng duyệt đội danh dự khi thăm Trường ParisTech, campus của Palaiseau (Ecole Polytechnique). Ảnh: Ph. Lavialle
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng duyệt đội danh dự khi thăm Trường ParisTech, campus của Palaiseau (Ecole Polytechnique). Ảnh: Ph. Lavialle
Để thi tuyển vào các Trường Lớn, sinh viên theo học các lớp dự bị kéo dài từ 2 và nhiều nhất là 3 năm sau tốt nghiệp PTTH. Sau thời gian học tập với cường độ cao và rất có chất lượng, sinh viên có được những kiến thức cơ bản vững chắc. Đối với các lớp dự bị vào các trường kĩ sư, chương trình học bao gồm các môn thuộc  lĩnh vực khoa học cơ bản (toán, vật lí, hóa), kĩ thuật, sinh vật, ngoại ngữ và các môn thuộc kiến thức văn hóa nói chung. Đối với các lớp dự bị vào các trường quản lí, chương trình học tập trung vào các môn toán, kinh tế, ngoại ngữ và kiến thức văn hóa chung. Sau đó là các kì thi tổ chức ở qui mô quốc gia để phân loại sinh viên vào các trường khác nhau..

Ngoài các lớp dự bị riêng biệt, có khoảng hơn 20 trường tuyển sinh viên ngay sau khi tốt nghiệp PTTH vào các lớp dự bị ghép ngay trong trường. Sinh viên cũng có thể vào các trường sau khi học xong đại học nhưng với số lượng rất hạn chế. 

Các sinh viên trúng tuyển dựa trên các tiêu chuẩn về khả năng làm việc, khả năng tư duy trừu tượng, và vốn văn hóa cơ bản. Những kĩ năng này giúp sinh viên có khả năng thích nghi rất nhanh với môi trường chuyên nghiệp sau này.  

Trong các trường kĩ sư hoặc quản trị kinh doanh, sinh viên được học những kiến thức cơ bản trong năm đầu tiên và sau đó là vào chuyên ngành. Cho đến khi tốt nghiệp, mỗi sinh viên làm ít nhất 3 kì thực tập trong các doanh nghiệp với các vị trí khác nhau và một kì học hoặc làm việc ở nước ngoài. Ngoài ra, các phương pháp sư phạm linh hoạt dựa trên việc chia nhóm học và đồ án. 

Cuối cùng, ngoài chương trình đào tạo các kĩ năng làm việc chuyên nghiệp, các Trường Lớn phát triển các giá trị cá  nhân vì lợi ích chung (tinh thần làm việc theo nhóm, khả năng thích nghi), các giá trị vì lợi ích doanh nghiệp (tinh thần trách nhiệm, đầu óc kinh doanh, sáng tạo, khả năng làm việc quốc tế, chất lượng, các cách tiếp cận trên nhiều lĩnh vực và làm việc theo dự án, nghiên cứu) cũng như các giá trị công dân (nhận trách nhiệm, phát triển bền vững, mở rộng ra xã hội của nền giáo dục bậc cao, trợ giúp người tàn tật).   

Theo điều tra của Hội nghị các Trường Lớn, các sinh viên tìm được việc ngay sau tốt nghiệp từ các Trường Lớn : trên 85% tìm được việc ngay sau  2 tháng, lương tuyển dụng tăng…  

Các kĩ sư làm việc trong các lĩnh vực đa dạng như ô-tô, hàng không, đóng tàu, đường sắt, tin học, xây dựng, tư vấn, năng lượng, ngân  hàng tài chính và bảo hiểm, công nghiệp hóa  học và dược phẩm, công nghiệp thực phẩm, và cả các lĩnh vực nông nghiệp, rừng và thủy sản. Công việc của các kĩ sư tập trung trên các lĩnh vực R&D, nghiên cứu-tư vấn và sản xuất-khai thác. 

Lĩnh vực quản trị trải rộng từ ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, nghiên cứu và tư vấn, kiểm toán, phần mềm, thực phẩm, dược phẩm, ô tô, hàng không, ngoài ra còn có truyền thông, xuất bản và các ngành công nghiệp xa xỉ. Công việc của sinh viên khi tốt nghiệp các ngành này là marketing, nghiên cứu và tư vấn, bán  hàng và kiểm toán,  v.v.. 

Mô hình các Trường Lớn đã giúp hình thành chương trình PFIEV (chương trình đào tạo kĩ sư chất lượng cao ở Việt Nam) với sự tham gia của các Trường Lớn trong việc đưa chương trình đào tạo kĩ sư của Pháp sang áp dụng tại các trường Bách khoa Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM và trường ĐH Xây dựng Hà Nội. 

Các Trường Lớn cũng phát triển một chính sách tham vọng tiếp nhận sinh viên nước ngoài. Ngay từ khi mới đến và trong suốt thời gian sống tại Pháp, các sinh viên quốc tế đã được chú trọng giúp đỡ hội nhập, thực hành và trao đổi văn hóa. Có các khóa học hoàn thiện tiếng Pháp, thực tập các lĩnh vực khoa học. Những thỏa thuận hợp tác giúp trao đổi sinh viên và giáo sư, công nhận bằng cấp, chương trình học và thỏa thuận bằng đúp. Việc quốc tế hóa các Trường Lớn cho thấy sự đóng góp cho việc quảng bá giáo dục bậc cao châu Âu. Mỗi năm 27000 sinh viên nước ngoài theo học các khóa tại các Trường Lớn. Đồng thời, sự trao đổi sinh viên Pháp cũng được tăng cường : 15200 sinh viên Pháp ra nước ngoài và 17500 thực tập trong các doanh nghiệp ở nước ngoài. 

  • Christian Margaria (Chủ tịch hội đồng chủ tịch các Trường Lớn, Giám đốc Học viện Quốc gia Viễn thông)