Vận dụng PISA trong đánh giá năng lực đọc - hiểu văn bản Ngữ văn của học sinh THPT
10/04/2014Giáo dục Thời đại - 03/04/2014 Thực hiện nhiệm vụ đổi mới giáo dục phổ thông theo tinh thần Nghị quyết 29/NQ-TW, ngày 6/3/2014 Bộ GD&ĐT đã ban hành kế hoạch số 103/KH-BGDĐT về việc tổ chức hội thảo “Đổi mới kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập môn Ngữ văn trong trường phổ thông”.
Hội thảo nhằm nghiên cứu cơ sở
lý luận và xây dựng kế hoạch triển khai việc đổi mới phương thức kiểm tra đánh
giá kết quả học tập môn Ngữ văn ở trường phổ thông theo định hướng phát triển
năng lực người học với cách thức xây dựng đề thi/kiểm tra và đáp án theo hướng
mở; tích hợp kiến thức liên môn; giải quyết vấn đề thực tiễn.
Để chuẩn bị cho Hội thảo (dự
kiến được tổ chức tại Hà Nội trung tuần tháng 4/2014), báo Giáo dục và Thời đại
giới thiệu một số bài thảo luận về vấn đề nêu trên.
Xin mời các ý kiến trao đổi,
góp ý cho bài viết này gửi về các địa chỉ sau: nthoan@moet.edu.vn;
ttkdung@moet.edu.vn;
pthien@moet.edu.vn
Trân trọng cảm ơn!
1. Các văn bản trong chương
trình Ngữ văn trung học phổ thông
Nhưng
các văn bản trong sách giáo khoa Ngữ văn THPT từ lớp 10 đến lớp 12 hầu hết là
văn bản ngôn từ. Trong đó, văn bản nghệ thuật chiếm số lượng rất lớn ở cả 3
khối lớp THPT.
Các đề thi tầm Quốc gia như thi tốt
nghệpTHPT, Cao đẳng, Đại học, các câu hỏi thường tập trung vào các văn bản nghệ
thuật. Các văn bản nghệ thuậttrong sách giáo khoa THPT gồm các tác
phẩm thơ, tác phẩm truyện, tác phẩm kí.
Theo
GS Trần Đình Sử, “khởi điểm của môn Ngữ văn là dạy học sinh đọc hiểu trực tiếp
văn bản văn học của nhà văn… Nếu học sinh không trực tiếp đọc các văn bản ấy,
không hiểu được văn bản, thì coi như mọi yêu cầu, mục tiêu cao đẹp của môn Văn
đều chỉ là nói suông, khó với tới, đừng nói gì tới tình yêu văn học”.
Do
đó, có thể nói rèn luyện năng lực, kĩ năng đọc – hiểu văn bản cho học sinh là
một trong những yêu cầu quan trọng, khoa học và đúng đắn để các em tiếp cận môn
Ngữ văn, đánh thức tình yêu đối với môn Văn và có khả năng vận dụng sáng tạo
kiến thức đã học trong nhà trường vào cuộc sống.
2. Yêu cầu đọc - hiểu văn bản ở
môn Ngữ văn THPT
Thời
gian qua, do mục đích, động cơ học tập chính của học sinh là học để vượt qua
các kì thi, chương trình đọc - hiểu môn Ngữ văn THPT vẫn “nặng” về trang bị
kiến thức hơn là yêu cầu rèn kĩ năng, năng lực nhất là tư duy sáng tạo, tự học,
tự nghiên cứu, năng lực thực hành và giải quyết vấn đề cuộc sống.
Trong
“Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng” môn Ngữ văn lớp 10, 11, 12, ở
phần "Hướng dẫn thực hiện", đối với các văn bản nghệ thuật, văn bản
nhật dụng có hai phần:
1- Tìm hiểu chung: (Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm. Đối với tìm hiểu tác
phẩm, có thể chia ra các yêu cầu nhỏ: hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ, thể loại, vị
trí đoạn trích, bố cục….)
2- Đọc – hiểu văn bản: Ở phần Đọc – hiểu văn bản, “Hướng dẫn thực hiện chuẩn
kiến thức, kĩ năng” hướng vào các yêu cầu cần đạt sau:
-
Nội dung;
-
Nghệ thuật;
-
Ý nghĩa văn bản;
Tất nhiên, “Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng” chỉ là
định hướng để giáo viên giảng dạy. Nhưng các đề thi và đáp án môn Ngữ văn thời
gian qua thường chú trọng các yêu cầu về nội dung, nghệ thuật của văn bản nên
để đáp ứng các yêu cầu của đề thi, giáo viên cũng tập trung cung cấp kiến thức
cho học sinh.
Năng
lực “hiểu văn bản” của học sinh thường phụ thuộc rất nhiều vào kiến thức của
giáo viên giảng dạy. Hầu hết giáo viên tập trung hướng đến cung cấp kiến thức
cho các em học sinh. Do đó, năng lực đọc – hiểu văn bản của các em chưa được
phát huy tối đa.
3. Yêu cầu đọc – hiểu văn bản
trong PISA
Kỳ
thi
Lĩnh
vực đọc - hiểu của
Ngoài
những câu hỏi về nội dung, thông tin … trong văn bản, đề thi PISA còn có những
câu hỏi mở, đưa ra những tình huống trong cuộc sống để học sinh thể hiện quan
điểm cá nhân, yêu cầu các em phải suy ngẫm, đưa ra quan điểm, nhận xét, ý kiến
của cá nhân, phải phân tích sâu, thuyết phục.
4. Vận dụng
Nhận
thức rõ những ưu điểm của PISA, hiện nay, Bộ GD&ĐT đang có chủ trương vận
dụng PISA trong giảng dạy và kiểm tra, đánh giá năng lực đọc – hiểu văn bản của
học sinh để góp phần cải tiến chất lượng giáo dục phổ thông, chú trọng đến khả
năng tư duy, lập luận của học sinh, giúp các em gắn kiến thức học tập trong nhà
trường vào giải quyết các vấn đề ngoài cuộc sống.
Đối
với môn Ngữ văn THPT, việc vận dụng PISA trong việc đánh giá năng lực đọc –
hiểu văn bản (chủ yếu là văn bản nghệ thuật và văn bản nhật dụng) của học sinh
là yêu cầu hợp lý, khoa học, đúng đắn để đáp ứng các yêu cầu của môn học, đồng
thời gợi tình cảm tích cực của học sinh đối với môn Văn, giúp các em nhanh
chóng hòa nhập với giáo dục quốc tế.
Để
giúp các em học sinh THPT phát huy được năng lực đọc – hiểu văn bản, các thầy
giáo cô giáo đang giảng dạy môn Ngữ văn cần tìm được phương pháp giảng dạy phù
hợp và hiệu quả. Và rất cần phải đổi mới cách kiểm tra đánh giá để đánh giá
đúng năng lực đọc – hiểu của học sinh.
a) Vận dụng
b) Vận dụng
Trước
đây, chúng ta chỉ chú trọng kiến thức trong văn bản nhưng học tập PISA, sẽ chú
trọng đánh giá cách tư duy của học sinh, kỹ năng giải quyết các vấn đề đặt ra,
cho phép học sinh được thể hiện, bày tỏ các quan điểm cá nhân, tránh đánh giá
theo lối mòn, đơn chiều, phát huy được năng lực sáng tạo, cảm thụ văn bản của
bản thân.
VÍ DỤ THAM KHẢO
Ví dụ 1: Vận dụng
-
Câu hỏi được xây dựng với nhiều cấp độ (1,2,3)
-
Nhiều câu hỏi mở (trả lời ngắn và dài), học sinh phải suy ngẫm, phân tích, được
phát biểu quan điểm cá nhân (câu 3, 10, 11, 14, 15, 16)
Phần trắc nghiệm:
Câu hỏi 1: Truyện ngắn “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân được rút
từ tập truyện nào?
A·
“Chiếc lư đồng mắt cua”
B·
“Một chuyến đi”
C·
“Thiếu quê hương”
D·
“Vang bóng một thời”
Câu hỏi 2: Viên quản ngục và thầy thơ lại đã nghe đồn về Huấn
Cao là người:
A.
Có tài bẻ khóa và vượt ngục, viết chữ rất nhanh và rất đẹp.
B.
Võ nghệ cao cường, có lòng yêu thương dân chúng.
C.
Coi thường quản ngục, ngông nghênh, đáng ghét.
D.
Văn giỏi, họa đẹp, võ nghệ cao cường.
Câu hỏi 3: Mở đầu truyện ngắn là cuộc đối thoại của viên quản
ngục và thầy thơ lại. Đối tượng trong câu chuyện của họ là Huấn Cao. Sau khi kể
về lời đồn đã nghe được về Huấn Cao, thầy thơ lại nói với quản ngục:
(...) thế ra y văn võ đều có tài cả.
Chà chà!
(…) giả thử tôi là đao phủ, phải chém những người như vậy, tôi nghĩ mà
thấy tiêng tiếc.
Lời
khen và nỗi “tiêng tiếc” của thầy thơ lại đối với Huấn Cao thể hiện ý nghĩa gì?
Câu hỏi 4: Sáu phạm nhân mang chung một chiếc gông dài tám thước.
(…) Trong khi chờ đợi cửa ngục
mở rộng, Huấn Cao đứng đầu gông, quay cổ lại bảo mấy bạn đồng chi:
- Rệp cắn tôi, đỏ cả cổ lên
rồi. Phải dỗ gông đi.
Sáu người đều quỳ cả xuống đất,
hai tay ôm lấy thành gông đầu cúi cả về phái trước. Một tên lính áp giải đùa
một câu:
- Các người chả phải tập nữa.
Mai mốt chi đây sẽ có người sành sỏi dẫn các người ra làm trò ở pháp trường.
Bấy giờ tha hồ mà tập. Đứng dậy không ông lại phết cho mấy hèo bây giờ.
Huấn Cao lạnh lùng chúc mũi
gông nặng, khom mình thúc mạnh đầu thang gông xuống thềm đá đánh thuỳnh một
cái.
Hành
động của Huấn Cao thể hiện thái độ của ông đối với bọn lính canh như thế nào?
A.
Sợ hãi.
B.
Không run sợ.
C.
Hoảng hốt.
D.
Ngạc nhiên.
Câu hỏi 5: Huấn Cao nói với quản ngục “Ngươi hỏi ta muốn gì. Ta chỉ muốn có một điều.
Là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây”.
Câu trả lời của Huấn Cao thể hiện :
A. Thái độ thiết tha năn nỉ viên quản ngục không
bước vào nhà ngục nữa.
B. Dũng khí của người anh hùng, sẵn sàng đợi cơn
giận lôi đình của quản ngục bị sỉ nhục.
C. Cảnh báo những nguy hiểm tiềm ẩn trong nhà
ngục.
D. Nỗi thất vọng của người anh hùng trong hoàn
cảnh tù đày.
Câu hỏi 6: Mong muốn của Quản ngục
là gì?
A. Nhanh chóng giết Huấn Cao, tên tử tù nguy hiểm.
B. Kết bạn với Huấn Cao để bớt cô đơn.
C. Có được chữ của Huấn Cao để treo ở nhà riêng.
D. Giúp Huấn Cao vượt ngục, thoát khỏi tù tội.
Câu hỏi 7: Một buổi chiều lạnh, viên quản
ngục tái nhợt người đi sau khi tiếp đọc công văn, cho
lính gọi thầy thơ lại lên, kể rõ tâm sự mình.
Thầy thơ lại đã chạy ngay xuống phòng giam Huấn
Cao :
A. Tạm biệt Huấn Cao và cho lính đưa ông đi tử
hình
B. Cầu xin Huấn Cao viết tặng quản ngục mấy chữ
trên vuông lụa trắng
C. Khóc lóc thảm thiết, kể cho Huấn Cao nghe nỗi
lòng quản ngục
D. Báo cho Huấn Cao biết việc về kinh chịu án và
kể cho Huấn Cao biết nỗi lòng quản ngục
Câu hỏi 8: Vì sao Huấn Cao tự
nguyện cho chữ Quản ngục?
A. Vì nể thầy thơ lại đã cầu xin
B. Vì cảm ơn quản ngục đã biệt đãi
C. Vì muốn được nổi tiếng
D. Vì biết quả ngục có sở thích cao quý
Câu hỏi 9: Huấn Cao đã khuyên quản
ngục:
A. Đừng buồn khi Huấn Cao về kinh chịu án tử hình
B. Giữ dòng chữ cuối cùng của Huấn Cao một cách
cẩn thận
C. Bỏ nghề, tìm về quê nhà mà ở
D.
Treo chữ của Huấn Cao trong nhà ngục
Câu hỏi 10: Thái độ của quản ngục khi được Huấn Cao cho chữ và
khuyên nhủ:
A.
Sung sướng, mãn nguyện
B.
Cảm động, khóc nghẹn ngào
C.
Khó chịu, bực bội
D.
Bình tĩnh cảm ơn Huấn Cao
Phần trắc nghiệm:
·
Phân tích tình huống truyện trong truyện ngắn “Chữ người tử tù” của Nguyễn
Tuân.
·
Cảm nhận về hình tượng nhân vật Huấn Cao.
·
Cảm nhận về nhân vật quản ngục.
·
Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân trước Cánh mạng tháng Tám qua truyện ngắn
“Chữ người tử tù” .
Ví dụ 2: Vận dụng
Đọc đoạn văn sau để trả lời các
câu hỏi liên quan.
“Cách đây hai năm, các quốc gia trên
thế giới đã nhất trí rằng để đánh bại căn bệnh HIV/AIDS, cần phải có sự cam
kết, nguồn lực và hành động. Tại phiên họp đặc biệt vào năm 2001 của Đại hội
đồng Liên hiệp quốc về HIV/AIDS, các quốc gia đã nhất trí thông qua Tuyên bố về Cam kết phòng chống
HIV/AIDS, trong đó đưa ra một loạt mục tiêu cụ thể kèm theo thời
hạn để chiến đấu chống lại dịch bệnh này.
Ngày
hôm nay, chúng ta đã cam kết và các nguồn lực đã được tăng lên. Song những hành
động của chúng ta vẫn quá ít so với yêu cầu thực tế.
Đến
thời điểm này, ngân sách dành cho phòng chống HIV đã được tăng lên một cách
đáng kể, nhờ vào sự cam kết đóng góp tại từng quốc gia. Đồng thời, vấn đề thành
lập quỹ toàn cầu về phòng chống AIDS, lao và sốt rét cũng đã được thông qua.
Đại
đa số các nước đã xây dựng chiến lược quốc gia phòng chống HIV/AIDS của mình.
Ngày càng có nhiều công ti áp dụng chính sách phòng chống HIV/AIDS tại nơi làm
việc.
Nhiều
nhóm từ thiện và cộng đồng đã luôn đi đầu trong cuộc chiến chống AIDS, hiện
đang hoạt động tích cực trong việc phối hợp chặt chẽ với chính phủ và các tổ
chức khác để cùng nhau ứng phó với bệnh dịch này.
Nhưng
cũng chính lúc này, dịch HIV/AIDS vẫn hoành hành, gây tỉ lệ tử vong cao trên
thế giới và có rất ít dấu hiệu suy giảm. Trong năm năm qua, mỗi phút đồng hồ
của một ngày trôi đi, có khoảng 10 người bị nhiễm HIV.
Ở
những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất, tuổi thọ của người dân bị giảm sút
nghiêm trọng. HIV/AIDS đang lây lan với tốc độ báo động ở phụ nữ. Giờ đây phụ
nữ đã chiếm tới một nửa trong tổng số người bị nhiễm trên toàn thế giới.
Bệnh
dịch này đang lan rộng nhanh nhất ở chính những khu vực mà trước đây hầu như
vẫn còn an toàn – đặc biệt là Đông Âu và toàn bộ châu Á, từ dãy núi U- ran đến
Thái Bình Dương.”
( Thông điệp nhân ngày thế giới
phòng chống AIDS, 1/12/2003 - Cô-phi
An-nan)
0
1 9
Câu hỏi 1:
Trên đây là đoạn mở đầu của văn bản Thông điệp nhân ngày thế giới
phòng chống aids, 1/12/2003 của tác giả Cô - phi An –nan, Tổng thư kí
Liên hiệp quốc (1997- 2007).
Mở đầu văn bản, tác giả nhiều lần nhắc
về thời gian hiện tại “Ngày hôm nay …”, “Đến thời điểm
này…”, “cũng chính lúc này…” nhằm mục đích gì?
·
Động viên các nước đang có những hoạt động tích cực phòng chống HIV/ AIDS.
·
Tổng hợp tình hình hiện tại của việc phòng chống HIV/ AIDS.
·
Khẳng định những nguy cơ của bệnh dịch HIV/ AIDS trong hiện tại.
·
Định hướng lý do cấp bách của bản thông điệp.
0
1 9
Câu hỏi 2:
Cô-phi An-nan không nêu tổng số người
nhiễm HIV trong một năm mà thống kê số người bị nhiễm HIV trong một phút “mỗi phút đồng hồ của một ngày trôi đi, có khoảng 10 người bị nhiễm
HIV”. Hiệu quả cách đưa dữ liệu ấy?
A.
Giảm nỗi sợ hãi của người đọc trước sự hoành hoành của bệnh dịch HIV.
B.
Gây ấn tượng mạnh mẽ về sự hoành hoành dữ dội của bệnh dịch HIV.
C.
Dễ ghi nhớ số liệu được thống kê.
D.
Khẳng định chắc chắn bệnh dịch HIV xảy ra chưa được một năm.
0
1 9
Câu hỏi 3:
Bệnh dịchHIV gây tử vong cao, giảm sút
tuổi thọ của con người, mức độ lây lan với tốc độ báo động ở chính những khu vực mà trước
đây hầu như vẫn còn an toàn.
Em
sẽ làm gì để làm chậm lại và ngăn chặn hậu quả nhiễm HIV ở địa phương em?
……………………………………………………………………………………………
Lời kết
Tiếp
cận
Mặt
khác vận dụng
Hy
vọng, chu kỳ
Tin liên quan
- Bộ GDĐT công bố lịch thi tốt nghiệp THPT năm 2024
- Phương án thi tốt nghiệp THPT 2025 với 4 môn: Đảm bảo công bằng, giảm tải áp lực
- Thư viện số 100 năm trao tặng 2.000 Thẻ Thư viện số 100 năm cho THPT Lê Hồng Phong, Nam Định và tư vấn chiến lược phát triển CLB đọc sách
- Cô giáo Việt đầu tiên giành giải thưởng 100.000 USD về giáo dục
- Nam Định tuyên dương 93 gương mặt tiêu biểu dự thi học sinh giỏi quốc gia