Xu hướng tuyển sinh ĐH-CĐ 2014 có gì mới?
15/05/2014Tăng cơ hội ngành an toàn, an ninh thông tin, giảm chỉ tiêu ngành kinh tế tài chính là một trong những xu hướng nổi bật của mùa tuyển sinh ĐH, CĐ 2014. Đến thời điểm này nhiều trường đã tự điều chỉnh chỉ tiêu theo hướng này.
Giảm chỉ tiêu đào tạo
kinh tế, tài chính
Một trong những định hướng thí sinh dự thi ĐH, CĐ năm 2014
của Bộ GD-ĐT là cảnh báo về nhu cầu nhân lực các
ngành kinh tế, tài chính, kế toán, quản trị kinh doanh đã vượt so với quy hoạch
nguồn nhân lực và nhu cầu xã hội khiến sinh viên các ngành này khó tìm được
việc làm. Với cảnh báo này, năm 2013, số thí sinh đăng ký dự thi vào khối ngành
kinh tế, tài chính, kế toán, quản trị kinh doanh đã giảm 10% so với năm trước.
Thực tế, tại các trường ĐH, CĐ, việc chuẩn bị phương án tuyển sinh và dự kiến chỉ tiêu để
trình Bộ GD-ĐT đang được tiến hành với hướng điều chỉnh tăng giảm khá rõ. Ông
Lê Trường Tùng, Hiệu trưởng ĐH FPT cho biết, năm nay trường sẽ tuyển 1.500 chỉ
tiêu, ít hơn 200 so với 2013 và sẽ giảm chỉ tiêu các ngành tài chính, ngân
hàng. Trường này sẽ sơ tuyển vào tháng 4, tháng 8 và thi ba chung theo quy định
của Bộ GD-ĐT. ĐH Thăng Long năm 2014 sẽ tuyển 1.900 sinh viên, tăng 200 chỉ
tiêu so với năm 2013. Tuy nhiên, trường này sẽ giảm chỉ tiêu khối kinh tế, tăng
chỉ tiêu các ngành công nghệ thông tin, khoa học xã hội nhân văn.
Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, năm 2013, một số ngành đào tạo
có hồ sơ đăng ký dự thi tăng như: nhóm ngành khoa học giáo dục (tăng 3,1%),
khoa học sức khỏe (tăng 1,7%), công nghệ kỹ thuật (tăng 0,5%), kỹ thuật môi
trường và bảo vệ môi trường (tăng 1,4%)… Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho
biết, có thể thấy rõ cơ cấu ngành nghề đào tạo đang được điều chỉnh phù hợp với
xác định chỉ tiêu tuyển sinh của các trường theo hướng giảm sinh viên theo học
các ngành kinh tế và quản lý; tăng số lượng thí sinh các ngành nghề xã hội có
nhu cầu; tỷ lệ sinh viên theo học các hệ không chính quy tiếp tục giảm.
Đầu tư lớn cho an ninh
thông tin
Một trong những ngành có nhu cầu nhân lực lớn và nhận được
sự đầu tư mạnh mẽ của nhà nước hiện nay là an toàn, an ninh thông tin. Cụ thể,
là việc Đề án đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Công nghệ thông tin, An
toàn, an ninh thông tin vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với kinh phí từ
ngân sách Trung ương hỗ trợ thực hiện Đề án là 470 tỷ đồng. Đề án đặt mục tiêu
đến năm 2020, đào tạo được 2.000 học viên có trình độ đại học và trên đại học
về an toàn, an ninh thông tin chất lượng cao.
Cũng theo Đề án này, học sinh, sinh viên khá giỏi sẽ được
hưởng chính sách ưu tiên khi theo học ngành, chuyên ngành này, trong đó có việc
xem xét miễn, giảm học phí, cấp học bổng cho sinh viên, xây dựng quỹ học bổng
và các giải thưởng khuyến khích tài năng, tài trợ cho sinh viên công nghệ thông
tin, an toàn, an ninh thông tin thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết, để cân đối nguồn
lực tương lai, Bộ GD-ĐT đã hỗ trợ nhiều trường xây dựng và mở một số ngành đào
tạo mới, trong đó có ngành An toàn và an ninh thông tin. Đặc biệt, với các cơ
sở đào tạo trọng điểm về ngành này sẽ được đầu tư, nâng cao năng lực, chất
lượng đào tạo và nghiên cứu về an toàn, an ninh thông tin.
Ngoài việc khuyến khích thí sinh đăng ký dự thi và theo học
các ngành, chuyên ngành đào tạo về CNTT, an toàn, an ninh thông tin thì Đề án
nguồn nhân lực CNTT, an toàn, an ninh thông tin còn bao gồm việc xây dựng, ban
hành cơ chế ưu đãi đầu ra, thu hút các chuyên gia CNTT và an toàn, an ninh
thông tin giỏi làm việc cho các cơ quan Nhà nước; nghiên cứu, đề xuất việc áp
dụng mức lương, phụ cấp đối với cán bộ, công chức, viên chức chuyên trách về an
toàn, an ninh thông tin tại các cơ quan, tổ chức nhà nước theo chế độ đối với
cán bộ cơ yếu làm việc trong các tổ chức cơ yếu của Nhà nước. Theo các chuyên
gia tuyển sinh, đây sẽ là cơ hội lớn cho các thí sinh ngay từ mùa tuyển sinh
2014.
Tin liên quan
- Bộ GDĐT công bố lịch thi tốt nghiệp THPT năm 2024
- Phương án thi tốt nghiệp THPT 2025 với 4 môn: Đảm bảo công bằng, giảm tải áp lực
- Thư viện số 100 năm trao tặng 2.000 Thẻ Thư viện số 100 năm cho THPT Lê Hồng Phong, Nam Định và tư vấn chiến lược phát triển CLB đọc sách
- Cô giáo Việt đầu tiên giành giải thưởng 100.000 USD về giáo dục
- Nam Định tuyên dương 93 gương mặt tiêu biểu dự thi học sinh giỏi quốc gia