“Tăng cường phòng, chống HIV/AIDS trong bối cảnh đại dịch COVID-19”
05/12/2021Đây là chủ đề của Tháng Hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2021 (10/11-10/12) được Uỷ ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma tuý, mại dâm phát động trong cả nước.
Tháng Hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đã chính thức được Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm (UBQG) phát động từ năm 2008. Tháng Hành động đã trở thành sự kiện quan trọng hàng năm nhằm mục đích tăng cường sự quan tâm của toàn xã hội đến công tác phòng, chống HIV/AIDS nhất là trong bối cảnh dịch COVID-19 để tiếp tục tiến tới mục tiêu chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030. Đồng thời, đẩy mạnh các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, đảm bảo mọi người được tiếp cận các dịch vụ thiết yếu trong dự phòng, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS một cách liên tục, đặc biệt là các dịch vụ điều trị cho người nhiễm HIV bằng thuốc ARV và điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone.
Năm 2021, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tiếp tục diễn ra rất phức tạp, dịch Covid-19 cũng đã và đang có những tác động to lớn đến mọi mặt đời sống xã hội trên thế giới cũng như Việt Nam bao gồm cả chương trình phòng, chống HIV/AIDS. Theo báo cáo của các địa phương, dịch HIV/AIDS trong 9 tháng đầu năm 2021 tiếp tục diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng so với 9 tháng đầu năm 2020 tại nhiều địa phương. Đường lây truyền HIV cũng có sự thay đổi, nhiễm HIV tăng nhanh trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM).
Năm 2021, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tiếp tục diễn ra rất phức tạp, dịch Covid-19 cũng đã và đang có những tác động to lớn đến mọi mặt đời sống xã hội trên thế giới cũng như Việt Nam bao gồm cả chương trình phòng, chống HIV/AIDS. Theo báo cáo của các địa phương, dịch HIV/AIDS trong 9 tháng đầu năm 2021 tiếp tục diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng so với 9 tháng đầu năm 2020 tại nhiều địa phương. Đường lây truyền HIV cũng có sự thay đổi, nhiễm HIV tăng nhanh trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM).
Trong Tháng hành động, ngoài Ban hành văn bản hướng dẫn chỉ đạo, do dịch Covid-19 nên không thể tổ chức các sự kiện trực tiếp và đông người, Ủy ban Quốc gia Phòng, chống AIDS và Phòng, chống tệ nạn ma túy mại dâm đề nghị các địa phương tăng cường các hoạt động truyền thông trên các phương tiện truyền thông đại chúng và trên nền tảng mạng xã hội để hưởng ứng Tháng Hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và Ngày Thế giới phòng, chống AIDS. Bên cạnh đó, Các Bộ, ngành, địa phương tăng cường cung cấp thông tin cho các phóng viên báo chí, cộng tác viên về phòng, chống HIV/AIDS về tình hình dịch của địa phương, các mô hình, sáng kiến và các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS mà các địa phương đang cung cấp nhất là các sáng kiến để vượt qua thách thức của đại dịch Covid-19. Tổ chức các sự kiện, hội nghị, hội thảo chuyên môn và khoa học về HIV/AIDS theo hình thức trực tuyến hoặc trực tuyến kết hợp với trực tiếp.
Ngoài ra, tiếp tục triển khai thực hiện các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS khác như: Xây dựng kế hoạch và các mô hình cung cấp dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS trong các tình huống khác nhau tùy theo của diễn biến dịch COVID-19 để đảm bảo người có hành vi nguy cơ cao và người nhiễm HIV không bị gián đoạn trong tiếp cận và sử dụng dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS; Triển khai các giải pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người nhiễm HIV tiếp cận liên tục và an toàn các dịch vụ điều trị bằng thuốc kháng HIV, tuân thủ điều trị. Người điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện được điều trị liên tục và an toàn bằng thuốc Methadone nhất là các địa phương thực hiện giãn cách xã hội hoặc cơ sở y tế bị phong tỏa, người bệnh bị cách ly do dịch Covid-19; Vận động, hỗ trợ người nhiễm HIV tiếp cận và được tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 cũng như tiếp cận các dịch vụ dự phòng và điều trị HIV/AIDS nhất là với các địa phương bị giãn cách xã hội hoặc phong tỏa do dịch COVID-19; Mở rộng việc cung cấp các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS như xét nghiệm HIV dựa vào cộng đồng, tự xét nghiệm; điểm cấp phát thuốc Methadone; cấp phát Methadone nhiều ngày, điểm cấp phát thuốc ARV tại các trạm y tế xã, cấp thuốc ARV nhiều ngày cũng như cung cấp các dịch vụ dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP); Vận động các doanh nghiệp tham gia các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS cho người lao động, đảm bảo cho người nhiễm HIV tham gia bảo hiểm y tế một cách liên tục, nhận người lao động là người nhiễm HIV, người sau cai, người đang được điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế; Tăng cường các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS khu vực biên giới, vùng sâu, vùng xa và vùng đồng bào dân tộc thiểu số; Rà soát, chấn chỉnh, giám sát hỗ trợ nhằm nâng cao chất lượng các dịch vụ, đảm bảo tính sẵn có, tính dễ tiếp cận của các dịch vụ dự phòng, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS, đặc biệt là các dịch vụ can thiệp giảm thiểu tác hại dự phòng lây nhiễm HIV cũng như việc cung cấp các dịch vụ điều trị HIV/AIDS tại các cơ sở y tế; Vận động những người tiêu biểu, người có uy tín trong cộng đồng dân tộc thiểu số, tôn giáo, dòng họ (già làng, trưởng bản, chức sắc tôn giáo, trưởng họ, trưởng tộc...), người nổi tiếng tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trong đồng bào vùng dân tộc và miền núi; Vận động các tổ chức tôn giáo, tổ chức phi chính phủ, các tổ chức xã hội dân sự khác và mạng lưới người nhiễm HIV tại địa phương tích cực tham gia và tổ chức các hoạt động nhân Tháng Hành động; Tổ chức các chuyến giám sát, đánh giá việc thực hiện công tác phòng chống HIV/AIDS của các cấp, các ngành, các địa phương, đơn vị.
Bộ Y tế với vai trò Cơ quan thường trực phòng, chống HIV/AIDS của Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma tuý, mại dâm ngoài xây dựng hướng dẫn các Ban Chỉ đạo phòng, chống AIDS các bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và các tỉnh thành phố tổ chức thực hiện Tháng Hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS; cần phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam và các cơ quan báo chí ở Trung ương thực hiện tuyên truyền rộng rãi các nội dung về phòng, chống HIV/AIDS trên các phương tiện thông tin đại chúng trong Tháng Hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS...; Vận động sự tham gia của các tổ chức quốc tế đang hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam tham gia các hoạt động của Tháng Hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS ở các địa phương, đơn vị; Chủ trì phối hợp với các cơ quan thành viên Ủy ban Quốc gia giải quyết các vướng mắc (nếu có) liên quan đến Tháng Hành động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị; Báo cáo Chính phủ và Chủ tịch Uỷ ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma tuý, mại dâm kết quả hoạt động Tháng Hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS.
Ban Chỉ đạo Phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma tuý, mại dâm các bộ, ngành, đoàn thể ở Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sẽ phối hợp tổ chức các hoạt động của Tháng Hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS phù hợp với chức năng nhiệm vụ và hoàn cảnh thực tế của cơ quan, địa phương trong tình hình bối cảnh dịch COVID-19.
Kế hoạch chi tiết xem tại đây
Ngoài ra, tiếp tục triển khai thực hiện các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS khác như: Xây dựng kế hoạch và các mô hình cung cấp dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS trong các tình huống khác nhau tùy theo của diễn biến dịch COVID-19 để đảm bảo người có hành vi nguy cơ cao và người nhiễm HIV không bị gián đoạn trong tiếp cận và sử dụng dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS; Triển khai các giải pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người nhiễm HIV tiếp cận liên tục và an toàn các dịch vụ điều trị bằng thuốc kháng HIV, tuân thủ điều trị. Người điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện được điều trị liên tục và an toàn bằng thuốc Methadone nhất là các địa phương thực hiện giãn cách xã hội hoặc cơ sở y tế bị phong tỏa, người bệnh bị cách ly do dịch Covid-19; Vận động, hỗ trợ người nhiễm HIV tiếp cận và được tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 cũng như tiếp cận các dịch vụ dự phòng và điều trị HIV/AIDS nhất là với các địa phương bị giãn cách xã hội hoặc phong tỏa do dịch COVID-19; Mở rộng việc cung cấp các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS như xét nghiệm HIV dựa vào cộng đồng, tự xét nghiệm; điểm cấp phát thuốc Methadone; cấp phát Methadone nhiều ngày, điểm cấp phát thuốc ARV tại các trạm y tế xã, cấp thuốc ARV nhiều ngày cũng như cung cấp các dịch vụ dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP); Vận động các doanh nghiệp tham gia các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS cho người lao động, đảm bảo cho người nhiễm HIV tham gia bảo hiểm y tế một cách liên tục, nhận người lao động là người nhiễm HIV, người sau cai, người đang được điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế; Tăng cường các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS khu vực biên giới, vùng sâu, vùng xa và vùng đồng bào dân tộc thiểu số; Rà soát, chấn chỉnh, giám sát hỗ trợ nhằm nâng cao chất lượng các dịch vụ, đảm bảo tính sẵn có, tính dễ tiếp cận của các dịch vụ dự phòng, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS, đặc biệt là các dịch vụ can thiệp giảm thiểu tác hại dự phòng lây nhiễm HIV cũng như việc cung cấp các dịch vụ điều trị HIV/AIDS tại các cơ sở y tế; Vận động những người tiêu biểu, người có uy tín trong cộng đồng dân tộc thiểu số, tôn giáo, dòng họ (già làng, trưởng bản, chức sắc tôn giáo, trưởng họ, trưởng tộc...), người nổi tiếng tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trong đồng bào vùng dân tộc và miền núi; Vận động các tổ chức tôn giáo, tổ chức phi chính phủ, các tổ chức xã hội dân sự khác và mạng lưới người nhiễm HIV tại địa phương tích cực tham gia và tổ chức các hoạt động nhân Tháng Hành động; Tổ chức các chuyến giám sát, đánh giá việc thực hiện công tác phòng chống HIV/AIDS của các cấp, các ngành, các địa phương, đơn vị.
Bộ Y tế với vai trò Cơ quan thường trực phòng, chống HIV/AIDS của Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma tuý, mại dâm ngoài xây dựng hướng dẫn các Ban Chỉ đạo phòng, chống AIDS các bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và các tỉnh thành phố tổ chức thực hiện Tháng Hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS; cần phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam và các cơ quan báo chí ở Trung ương thực hiện tuyên truyền rộng rãi các nội dung về phòng, chống HIV/AIDS trên các phương tiện thông tin đại chúng trong Tháng Hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS...; Vận động sự tham gia của các tổ chức quốc tế đang hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam tham gia các hoạt động của Tháng Hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS ở các địa phương, đơn vị; Chủ trì phối hợp với các cơ quan thành viên Ủy ban Quốc gia giải quyết các vướng mắc (nếu có) liên quan đến Tháng Hành động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị; Báo cáo Chính phủ và Chủ tịch Uỷ ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma tuý, mại dâm kết quả hoạt động Tháng Hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS.
Ban Chỉ đạo Phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma tuý, mại dâm các bộ, ngành, đoàn thể ở Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sẽ phối hợp tổ chức các hoạt động của Tháng Hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS phù hợp với chức năng nhiệm vụ và hoàn cảnh thực tế của cơ quan, địa phương trong tình hình bối cảnh dịch COVID-19.
Kế hoạch chi tiết xem tại đây
Nguồn: vaac.gov.vn