Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong Nam Định

SỨ MỆNH: Phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi, góp phần đào tạo hiền tài

TẦM NHÌN: Xây dựng trường chuyên chất lượng cao, vươn tầm khu vực, hội nhập quốc tế.

GIÁ TRỊ CỐT LÕI: Trí tuệ, Nhân văn, Trách nhiệm, Tự tôn, Sáng tạo.

Văn hóa - Xã hội

Trang chủ Văn hóa - Xã hội Thành Nam, Thành Cổ Nam Định

Thành Nam, Thành Cổ Nam Định

09/09/2020

Nếu như Hà Nội xưa có 36 phố phường thì thành phố Nam Định cũng có đến hơn 40 phố cổ. Tuy nhiên, khác với các phố cổ Đồng Văn, Phố Hiến, phố cổ Hội An, phố cổ Hà Nội đều đã được xếp hạng di tích quốc gia thì phố cổ Thành Nam vẫn chưa được xếp hạng di tích.

Đây là thành phố lâu đời có lịch sử hơn 750 năm (ngang với Bắc Kinh và Mátxcơva). Ngay từ thời Nhà Trần đã xây dựng Nam Định thành phủ Thiên Trường dọc bờ hữu sông Hồng, có 7 phường phố. Năm 1262, Trần Thánh Tông đổi hương Tức Mặc (quê gốc của nhà Trần) thành phủ Thiên Trường, sau đó phủ được nâng thành lộ. Năm Quang Thuận thứ 7 (1466), nhà Lê gọi là thừa tuyên Thiên Trường. Năm 1469 dưới thời vua Lê Thánh Tông, lần đầu tiên có bản đồ Đại Việt, Thiên Trường được đổi làm thừa tuyên Sơn Nam. Năm 1741, Thiên Trường là một phủ lộ thuộc Sơn Nam Hạ, bao gồm 4 huyện Nam Chân (Nam Trực), Giao Thủy, Mỹ Lộc, Thượng Nguyên. Năm 1831, là một phủ thuộc tỉnh Nam Định. Ngày nay là các huyện Giao Thuỷ, Xuân Trường, Nam Trực, Trực Ninh, Mỹ Lộc đều thuộc tỉnh Nam Định.

Dưới thời Nguyễn, Nam Định là một thành phố lớn cùng với Hà Nội và Huế. 2 Thời đó Nam Định còn có trường thi Hương, thi Hội, có cả Văn Miếu như Hà Nội.

Nam Định được công nhận là thành phố dưới thời Pháp thuộc ngày 17 tháng 10 năm 1921, đã gần 100 năm, còn sớm hơn cả Vinh, Mỹ Tho, Quy Nhơn, Cần Thơ, hay thậm chí là Huế (1929). Về quy mô dân số nội thành so với các thành phố ở miền Bắc chỉ đứng sau Hà Nội và Hải Phòng3 (đã có hơn 300.000 dân, mật độ dân số đạt 17.221 người/km2 vào năm 2011). Từng có liên hiệp nhà máy dệt lớn nhất Đông Dương nên Nam Định còn được gọi là "Thành phố Dệt". Đây là thành phố có nhiều tên gọi chính và văn học: Thiên Trường, Vị Hoàng, Sơn Nam Hạ, Thành Nam, Non Côi sông Vị, thành phố Hoa Gạo, thành phố Dệt, thành phố lụa và thép (theo cách gọi của các nhà văn Ba Lan thời kỳ chiến tranh Việt Nam), thành phố bên sông Đào, Nam Định...

Giao chiến tại thành Nam Định giữa thực dân Pháp và quan binh Nam Định. Khi Henri Rivière chỉ huy một hạm đội pháo thuyền nhỏ và một tiểu đoàn thủy quân đánh bộ xâm lược Nam Định, thành phố lớn thứ nhì ở Bắc Kỳ, trong Chiến tranh Pháp - Đại Nam diễn ra từ năm 1858 đến năm 1884

Một gia đình địa chủ ở thành phố Nam Định thời Pháp thuộc.

Nam Định là một trong số ít thành phố ở miền Bắc còn giữ lại được ít nhiều nét kiến trúc thời Pháp thuộc, có quán hoa, nhà Kèn, nhà thờ Lớn, các khu phố cổ từ thế kỷ 18-19, trong khi các tỉnh lỵ khác hầu hết được xây dựng và quy hoạch mới lại sau chiến tranh.[cần dẫn nguồn] Thành phố cũng từng có một cộng đồng Hoa kiều khá đông đảo vào giữa thế kỷ 19 chủ yếu đến từ tỉnh Phúc Kiến, đến nay con cháu họ vẫn sinh sống ở khu vực phố cổ: Hoàng Văn Thụ (Phố Khách), Lê Hồng Phong (Cửa Đông), Hai Bà Trưng (Hàng Màn, Hàng Rượu), Hàng Sắt, Bến Ngự, Bắc Ninh, Hàng Cau, Hàng Đồng, Hàng Đường...
- Theo facebook Trần Thăng Long -