Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong Nam Định

SỨ MỆNH: Phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi, góp phần đào tạo hiền tài

TẦM NHÌN: Xây dựng trường chuyên chất lượng cao, vươn tầm khu vực, hội nhập quốc tế.

GIÁ TRỊ CỐT LÕI: Trí tuệ, Nhân văn, Trách nhiệm, Tự tôn, Sáng tạo.

Bàn về Giáo dục

Trang chủ Bàn về Giáo dục GS Đinh Quang Báo: Đổi mới chương trình, SGK theo hướng tích hợp

GS Đinh Quang Báo: Đổi mới chương trình, SGK theo hướng tích hợp

17/12/2012

(GD&TĐ)-Theo GS Đinh Quang Báo – thường trực Ban chỉ đạo đề án “Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông (GDPT) sau năm 2015”, Ủy viên hội đồng quốc gia về giáo dục, với quan điểm của chương trình sau năm 2015 thì SGK cần đổi mới rất căn bản, từ việc hình thành cơ cấu nội dung, cấu trúc nội dung, tích hợp SGK gồm những môn học giống nhau…

Ảnh MH
Ảnh MH

GS Đinh Quang Báo cho rằng, con người cần có kiến thức tổng hợp để có thể giải quyết các vấn đề  trong cuộc sống, vì vậy giáo dục đương nhiên phải hướng đến điều đó. Nhưng cách để dẫn tới năng lực tích hợp, để giáo viên làm được việc đó cho học trò, để học trò lĩnh hội được các kiến thức tích hợp thì phải tạo ra được những công cụ, trong đó có SGK. SGK là công cụ để thực hiện được giáo dục tích hợp. 

“Đổi mới chương trình, SGK sau năm 2015 sẽ theo hướng tích hợp. Sẽ có những “chuẩn”, vẽ được nhân cách học sinh gồm những phẩm chất nào. Từ những phẩm chất ấy, người viết SGK, người dạy, người học sẽ tập trung xung quanh đó để giáo dục, đánh giá. Nội dung đào tạo chỉ là nguyên liệu để làm ra những phẩm chất đó. Vậy thì xác định thế nào để  ra được năng lực của học sinh là điều cần phải thay đổi trong biên soạn chương trình, SGK. Lúc đó sẽ quyết định là có nhiều hay một bộ SGK. Tuy nhiên, với việc thiết kế chương trình theo năng lực học sinh, xu hướng là để cho giáo viên sáng tạo tối đa” – GS.Đinh Quang Báo cho hay.

Nói về người viết và thẩm định SGK, tuy chưa biết Bộ GD&ĐT sẽ giao cho ai, nhưng GS. Đinh Quang Báo cho rằng, chắc chắn tư duy của lãnh đạo Bộ là phải chọn những người có kinh nghiệm nhất, trình độ nhất. Dù là chọn ai, người viết SGK phải vừa là nhà chuyên môn đồng thời là nhà giáo dục về lĩnh vực đó. “Tôi tin trước khi viết SGK, Bộ sẽ tập hợp ý kiến của các nhà khoa học đầu ngành, các lĩnh vực chuyên môn” – GS.Đinh Quang Báo nhấn mạnh. 

Hải Bình

Nguồn: báo Giáo dục và thời đại