Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong Nam Định

SỨ MỆNH: Phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi, góp phần đào tạo hiền tài

TẦM NHÌN: Xây dựng trường chuyên chất lượng cao, vươn tầm khu vực, hội nhập quốc tế.

GIÁ TRỊ CỐT LÕI: Trí tuệ, Nhân văn, Trách nhiệm, Tự tôn, Sáng tạo.

Bàn về Giáo dục

Trang chủ Bàn về Giáo dục Những 'cú hích' của giáo dục 2012

Những 'cú hích' của giáo dục 2012

28/12/2012

- Dù vẫn còn thách thức đặt ra với ngành giáo dục trong năm tới, song không thể phủ nhận những nỗ lực trong việc tham mưu và ban hành nhiều quyết sách được lòng dân của Bộ GD-ĐT tài khóa 2012.

Hội nghị Trung ương Đảng ra nghị quyết về đổi mới giáo dục

Sáng 17/8, tại trụ sở Bộ GD-ĐT, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có buổi làm việc với lãnh đạo, cán bộ chủ chốt Bộ về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI.


Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng làm việc với Bộ GD-ĐTẢnh: Minh Thăng

Bên cạnh những kết quả đã đạt được nêu trên, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cũng thẳng thắn cho rằng, chất lượng giáo dục, đặc biệt là chất lượng đào tạo nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH-HĐH và hội nhập quốc tế; quản lý nhà nước về giáo dục tuy đã có những đổi mới về tư duy và hành động nhưng vẫn bất cập, kém hiệu quả; một số vấn đề bức xúc kéo dài trong dư luận vẫn chưa được khắc phục, giải quyết triệt để; tiến độ soạn thảo văn bản vẫn còn chậm, chất lượng vẫn chưa đáp ứng tốt yêu cầu quản lý trong bối cảnh thực tiễn đang có nhiều thay đổi nhanh chóng.

Bộ GD-ĐT đang tích cực hoàn thiện dự thảo Đề án “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH và hội nhập quốc tế”. Dự thảo Đề án đã khẳng định 5 thành tựu, 7 bất cập, yếu kém của giáo dục đào tạo Việt Nam; xác định nguyên nhân khách quan, chủ quan, nhất là đối với những khuyết điểm, hạn chế của giáo dục đào tạo…

Tổng Bí thư đề nghị, trước mắt cần tập trung tạo chuyển biến mạnh mẽ trong một số lĩnh vực, quan tâm hơn nữa việc dạy đạo đức làm người... Bên cạnh đó, cần tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng quản lý; phân cấp quản lý là đúng, nhưng không được buông lỏng kiểm tra, giám sát, đồng thời phải quan tâm giải quyết tốt những vấn đề bức xúc trong giáo dục, đào tạo.

Tổng bí thư cũng lưu ý ngành GD-ĐT phải giải quyết cho được những bức xúc hiện nay như bạo lực học đường, bệnh bằng giả, thành tích ảo...

Phụ cấp thâm niên cho nhà giáo


Ảnh: Người Lao động

Theo Nghị định 54 của Chính phủ, từ ngày 1/5/2011, giáo viên trong biên chế, đang giảng dạy, giáo dục tại các cơ sở giáo dục, dạy nghề công lập dạy đủ 5 năm được hưởng phụ cấp thâm niên (PCTN) 5% và cứ mỗi năm tiếp theo được cộng thêm 1%. Thông tư liên tịch 68 hướng dẫn thực hiện cấp thâm niên có hiệu lực từ ngày 20/2/2012.

Số liệu của Bộ GD-ĐT cho thấy với chế độ PCTN, bình quân mỗi GV có thêm gần 500.000 đồng/tháng. Vì thế, đây là khoản thu nhập khá lớn đối với GV, nhất là những nhà giáo đã giảng dạy lâu năm.

Ước tính, theo quy định, có hơn 1 triệu giáo viên được nhận chế độ PCTN.

Ban hành Quy định dạy thêm, học thêm

Thông tư số 17/2012 về dạy thêm, học thêm của Bộ GD-ĐT ban hành ngày 16/5.

Không thể phủ nhận Thông tư 17 là một dấu hiệu đáng mừng, thể hiện sự quan tâm của Bộ tới vấn đề nhức nhối đã tồn tại từ rất lâu nay, tuy nhiên mức độ khả thi trong việc thực hiện các quy định vẫn còn ý kiến trái chiều.


Ảnh: Lao động

Theo Thông tư số 17, giáo viên đang hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập không được tổ chức dạy thêm, học thêm (DT-HT) ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường; không được dạy thêm ngoài nhà trường đối với HS mà giáo viên đang dạy chính khóa khi chưa được sự cho phép của thủ trưởng cơ quan quản lý giáo viên đó. Giáo viên không được dạy thêm trước những nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông chính khóa; tổ chức, cá nhân tổ chức DT-HT phải đăng ký và xin phép cơ quan có thẩm quyền. Không được dạy thêm đối với HS đã được nhà trường tổ chức dạy 2 buổi/ngày; không dạy thêm đối với HS tiểu học…

Quy định đã nhận được hưởng ứng của nhiều địa phương.

Việt Nam trở lại top 10 Olympic Toán quốc tế

Năm 2012 Việt Nam đứng thứ 9 trong kỳ thi Olympic Toán quốc tế  (IMO) sau một năm xếp hạng thấp nhất (thứ 31) trong tất cả những lần tham dự.

Đoàn Olympic Toán Việt Nam

Thống kê từ Bộ GD-ĐT, các đội tuyển quốc gia Việt Nam dự thi Olympic quốc tế 100% học sinh dự thi Olympic đều giành huy chương (HC). Trong đó, có 31 HC gồm 5 HC vàng, 15 HC bạc và 11 HC đồng. Theo đánh giá của B, thành tích của các đội tuyển quốc gia dự thi Olympic khu vực và quốc tế năm 2012 có sự tiến bộ vượt bậc so với các năm trước.

  • Nguyễn Thảo (Tổng hợp)
  • Nguồn: http://vietnamnet.vn