Thiên chức của người thầy
22/11/2012(GD&TĐ) - Nhà trường, thầy giáo là trí tuệ của nhân loại, là tấm lòng của đại dương. Hạnh phúc lớn nhất của người thầy là được xã hội tôn vinh, được học trò kính trọng.
Nghề thầy có đặc trưng riêng là cỗ máy lớn sản sinh ra điện khí hóa, hóa học hóa, tự động hóa. Sản phẩm của người thầy làm ra vừa độc đáo vừa ưu việt. Lao động của người thầy là lao động trí tuệ của từng cá nhân vừa khoa học vừa nghệ thuật. Đó chính là tính sư phạm ưu mĩ. Dạy và học thầy và trò không cần đến những bộ óc dập khuôn làm theo mẫu mà cần tìm kiếm phát hiện, khơi nguồn, đào sâu để sáng tạo và sáng tạo.
Người duy vật không bao giờ tách rời yếu tố tinh thân ra khỏi yếu tố vật chất. Để phát huy tối đa thiên chức của Người thầy, Nhà giáo cần được hưởng lương cao để đầu tư cho chất xám?. Đó là hoài nghi triết học?. Tuổi nghỉ hưu của Nhà giáo không nên rập khuôn theo các ngành nghề khác ở tuổi 60 mà nên 65, 70 thậm chí có người 80 nếu thân thể khỏe mạnh, làm việc vẫn hiệu quả (giáo sư Vũ Khiêu 90 tuổi sức lực và trí tuệ vẫn dồi dào. Nhiều nhà giáo ở tuổi 60 dạy giỏi, quản lý giỏi, có uy tín mà cho nghỉ hưu thật đáng tiếc quá chừng, thiệt thòi quá lớn cho cả một thế hệ học trò...
Nhà giáo chúng ta có quyền tự hào về Bác Hồ kính yêu trước khi trở thành lãnh tụ của Đảng cộng sản Việt Nam, rồi trở thành lãnh tụ vĩ đại của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Nay là cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà giáo dạy ở trường Dục thanh Phan Thiết. Kỷ niệm 30 năm ngày Nhà giáo Việt Nam, chúng ta thành kính biết ơn và tự hào về người thầy vĩ đại của mình.
Ảnh MH |
Học là tồn tại của nghiệp thầy. Phương pháp giảng dạy của thầy, tri thức uyên bác của thầy quyết định tới sự thành đạt của trò. Đổi mới giáo dục, Nghị quyết của Trung ương, chỉ thị của Bộ, hướng dẫn của sở có đến được với người dạy và người học hay không là do Hiệu trưởng. Hiệu quả của đổi mới có hay không, cao hay thấp là do nhận thức và chỉ đạo của Hiệu trưởng. Hiệu trưởng phải giỏi quản lý thì mới tổ chức điều hành được đội ngũ, chọn đúng người, giao đúng việc. Hiệu trưởng phải giỏi chuyên môn thì mới bồi dưỡng rèn luyện được nhiều giáo viên giỏi. Hiệu trưởng không chỉ quản lý chỉ đạo bằng kế hoạch mà phải quản lý chỉ đạo bằng hành động, bằng đạo đức của chính mình để làm gương cho giáo viên. Hiệu trưởng không vụ thành tích giả chỉ vụ chất lượng thực thì sẽ có chất lượng thực. Nếu dùng tài năng và đức độ thấu lý đạt tình thì hiệu trưởng sẽ cảm hóa được tất cả giáo viên và học sinh, chất lượng giáo dục, mục tiêu đào tạo sẽ thăng hoa.
Dù có Bác Hồ vĩ đại, có Đảng văn minh chỉ đường, có mặt trời chiếu sáng, có ánh trăng soi lối thì hành trang để chúng ta vào đời không thể thiếu thầy cô. Tiếng nói của cổng trường, của hàng cây nơi sân trường, của tấm bảng nơi lớp học bằng những ẩn dụ của nó ta hãy lắng mà nghe. Phải lắng nghe với tất cả tấm lòng mở ngỏ chân thành ta sẽ thu nhận được nhiều điều thú vị. Có những nỗi đau đã tỏa sáng, có những viết thương đã nở hoa. Đó chính là những thầy cô, những học trò đã tìm lại được chính mình, thật vui biết bao, tự hào lắm chứ!.
Con chữ và con số được sản sinh ra ở nguồn thiêng sông núi, ở túi càn khôn của đất trời. Nguồn suối thiêng đó tuôn chảy trong trái tim ta. Con chữ và con số, thầy và cô soi sáng vào trí óc ta hòa vào trái tim ta để ta nhìn về cõi xa xăm, nhìn lên phía trước nhìn cả bốn phương làm theo lời Bác dạy để đi tới tương lai nước mạnh dân giàu.
Thầy và trò dạy và học là một chuỗi liên kết hoàn chỉnh, kết nối nhân quả, không phụ thuộc vào ngẫu nhiên, cũng không phụ thuộc vào thần quyền. Giáo pháp của Bác Hồ, của Đảng ta hàm chứa nhiều giá trị tinh hoa của dân tộc của nhân loại. Hãy dạy và học làm theo giáo pháp đó.
Nguyễn Văn Tuấn (GĐ Sở GD&ĐT Nam Định)