Trường học Anh quốc: Lựa chọn nào là thích hợp nhất với sinh viên Việt
20/09/2011Trong bài viết kỳ này, các chuyên gia tư vấn du học Anh quốc của tập đoàn ISC-UKEAS sẽ tư vấn cho các bạn sinh viên trong bước quan trọng tiếp theo: hoàn thành quyết định lựa chọn trường học.
Các bài viết kỳ trước trong loạt bài “Anh quốc: điểm đến của sinh viên Việt” đã đưa quý phụ huynh và các bạn trẻ đi được một nửa chặng đường để hoàn thiện một kế hoạch du học hoàn hảo. Kỳ này, các chuyên gia tư vấn Anh quốc của tập đoàn ISC-UKEAS sẽ cung cấp tới các bạn một bước quan trọng tiếp theo, đó chính là: hoàn thành quyết định lựa chọn trường học.
Nhóm trường | Thời gian thành lập | Miêu tả |
“Cây đại thụ” | Thế kỷ 11 | Các trường đại học như Oxford,Cambridge hay St Andrews,Glasgow, Aberdeen, Edinburgh |
Nhóm thứ 2 | 1800’s | Điển hình như các trường UCL, KCL, Durham hay Manchester |
Redbrick | Sau 1900 | Một vài ví dụ như Birmingham, Sheffield, Leeds |
Plate Glass | 1960’s | Các trường như York, Exeterhay Essex |
Post-1992 | 1992 | Hơn 60 trường được hình thành trên cơ sở của các trường cao đẳng hay polytechnic, tạo thành “nhóm các trường đại học mới”. |
Nhóm xu hướng “nghiên cứu”
Các trường ĐH này là nơi thích hợp dành cho các sinh viên đạt các thành tích cao trong học tập, “dám nghĩ dám làm” và những người có dự định học tiến sỹ hoặc các chương trình nghiên cứu khác trong tương lai. Các trường này thường xếp hạng cao hơn so với nhóm các trường đại học “hướng nghiệp”. Các giáo sư tại khối trường này luôn tạo điều kiện để sinh viên tiếp cận với những công trình nghiên cứu mới nhất. Các môn học ở đây mang tính lý thuyết rất cao nhưng nó lại thúc đẩy các sinh viên suy nghĩ sâu hơn, rộng hơn và cũng khuyến khích sinh viên nâng cao kỹ năng học tập độc lập. Thường thi sinh viên có ít cơ hội làm việc hay trao đổi trực tiếp với các vị giáo sư vì vậy tính độc lập và tự chủ cần phát huy tối đa. Sinh viên Việt Namsẽ phải làm việc nhiều hơn những sinh viên bản địa, những người có lợi thế về ngôn ngữ.
Nhóm trường chú trọng vào yếu tố “hướng nghiệp”
Đối với những bạn trẻ Việt không thật sự tự tin vào năng lực phát triển độc lập hay kết quả học tập không thật sự xuất sắc trong những năm phổ thông hay đại học, lựa chọn trường trong nhóm “những trường đại học mới” là một quyết định thông minh. Điều đáng nói ở đây là các nhóm trường này không phải chỉ dành cho các bạn có kết quả học tập dưới mức khá giỏi mà điều quan trọng là phương pháp và cách tổ chức các khoá học thực sự phù hợp với những bạn cần nhiều sự trợ giúp.
Các trường đại học “mới” này có các khoá học sau đại học cho cả kỳ tuyển sinh mùa xuân vào tháng 1 hay 2, những khoá học “chuyển tiếp” đại học năm cuối. Thông thường sĩ số của lớp học ở mức nhỏ và vừa, đa dạng lựa chọn môn học và đặc biệt rất linh hoạt đối với những sinh viên chuyển tiếp. Học phí tại các trường này cũng vừa phải so với những khối trường thiên về nghiên cứu, nhiều dịch vụ hỗ trợ sinh viên trong học tập và quan trọng là sinh viên có nhiều cơ hội để trao đổi với giáo sư hay giảng viên.
Chọn trường nào đây?
Các vị phụ huynh và sinh viên thường quá chú trọng vào thứ hạng của các trường trên các bảng xếp hạng mà quên đi mất một yếu tố quan trọng: năng lực con em mình/bản thân mình đến đâu, hướng đi cụ thể của mình sau khi tốt nghiệp là gì, những kỹ năng học tập nào là phù hợp nhất với cái tạm gọi là “style” của con em/chính mình. Mỗi một bảng xếp hạng dựa trên một tiêu chí khác nhau và một trường có thể đứng thứ hạng cao về thành tích cụ thể này nhưng lại không thật sự mạnh về những lĩnh vực khác. Để thực sự có được một quyết định đúng đắn, hãy tham khảo các dịch vụ tư vấn du học chuyên nghiệp, đặc biệt là từ các tập đoàn lớn và, hãy làm một bài test nhỏ sau:
- Hướng đi trong tương lai gần sau khi tốt nghiệp: tham gia vào thị trường việc làm hay tiếp tục nghiên cứu ở các bậc học tiếp theo?
- Say mê lý thuyết nghiên cứu hay cần có những kinh nghiệm việc làm thực tế?
- Bản thân có thể phát huy tối đa ở môi trường tự học, tự nghiên cứu hay sẽ tốt hơn nếu có những sự trợ giúp từ giảng viên, trợ giảng?
- Bản thân thích môi trường học tập ở một giảng đường lớn với rất ít hoạt động giao lưu với giáo sư, giảng viên và các sinh viên khác hay cần một môi trường vừa và nhỏ với những cơ hội được trao đổi và tham khảo từ những người xung quanh?
- Học ngành gì và thứ hạng của trường lưa chọn trong lĩnh vực đào tạo có tốt không?
- Cơ hội thực tập trong và sau khoá học có quan trọng không?
- Thành phố có những đặc điểm gì thích hợp với nhu cầu cá nhân?
- Chi phí học tập và sinh sống có phù hợp?
Hy vọng sau bài viết kỳ 4 lần này, quý vị phụ huynh và các bạn trẻ có thể tự vạch ra được một kế hoạch du học Anh quốc trọn vẹn, và chắc chắn những kế hoạch này sẽ hoàn hảo hơn nếu cùng đồng hành với những tập đoàn tư vấn có kinh nghiệm. Hãy đón đọc bài kỳ 5 để cảm nhận những trải nghiệm thực tế của các du học sinh Việt tại Anh quốc và những chia sẻ thành công từ các bạn.