Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong Nam Định

SỨ MỆNH: Phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi, góp phần đào tạo hiền tài

TẦM NHÌN: Xây dựng trường chuyên chất lượng cao, vươn tầm khu vực, hội nhập quốc tế.

GIÁ TRỊ CỐT LÕI: Trí tuệ, Nhân văn, Trách nhiệm, Tự tôn, Sáng tạo.

Tư liệu dạy và học

Trang chủ Tư liệu dạy và học [KHDH] [Môn Ngữ văn] Cảnh ngày hè

[KHDH] [Môn Ngữ văn] Cảnh ngày hè

27/12/2020

Tiết 37
CẢNH NGÀY HÈ
(Bảo kính cảnh giới - bài 43)
                                                                        Nguyễn Trãi
A. MỤC TIÊU DẠY HỌC
1. Kiến thức
Sau khi học xong, học sinh có thể:
- Cảm nhận và phân tích vẻ đẹp độc đáo của bức tranh thiên nhiên cảnh ngày hè được gợi tả trong bài thơ.
- Cảm nhận và phân tích vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi: tình yêu tha thiết đối với thiên nhiên, cuộc sống và con người. Tư tưởng luôn hướng về nhân dân.
- Nhận biết và phân tích được nghệ thuật thơ Nôm độc đáo, những từ láy sinh động và câu thơ lục ngôn tự nhiên. Từ đó nhận diện được đặc điểm của thơ Nôm Nguyễn Trãi.
2. Kĩ năng
Kĩ năng đọc - hiểu một bài thơ Nôm Đường luật theo đặc trưng thể loại.
3. Thái độ
- Học sinh được khơi dậy tình yêu quê hương, đất nước thể hiện qua tình yêu thiên nhiên, ý thức về vấn đề gìn giữ và bảo vệ tự nhiên. 
- Trân trọng , đề cao vẻ đẹp của những con người lao động bình dị trong cuộc sống.
- Yêu mến, kính trọng tài năng và tấm lòng của nhà thơ Nguyễn Trãi.
4. Những phẩm chất và năng lực có thể phát triển cho học sinh
Phát triển các năng lực chung của học sinh: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực đặc thù như: năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
B. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị dạy học: Ti vi/ máy chiếu, micro, bảng, phấn, máy tính, điện thoại, thẻ trả lời câu hỏi
2. Học liệu: Văn bản Cảnh ngày hè, hình ảnh về tác giả Nguyễn Trãi và mùa hè, phiếu học tập…
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG (5 phút)
*Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh; gợi mở vấn đề để kích thích sự hứng thú cho học sinh.
*Cách thức:
GV cho HS thưởng thức bức tranh tứ bình bốn mùa. Từ cảm xúc trước thiên nhiên tạo vật GV dẫn vào bài.
*Giáo viên dẫn vào bài
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (30 phút)
Yêu cầu cần đạt Hoạt động của GV và HS
I. Tìm hiểu chung
1. Tập thơ Quốc âm thi tập
- Gồm 254 bài thơ viết bằng chữ Nôm
- Kết cấu gồm 4 phần: Vô đề, Môn thì lệnh, Môn hoa mộc, Môn cầm thú.
- Nội dung: phản ánh vẻ đẹp con người Nguyễn Trãi
- Nghệ thuật: thể thơ thất ngôn Đường luật được dân tộc hoá.
=> Là tác phẩm viết bằng chữ Nôm sớm nhất còn lưu lại, có vai trò to lớn trong việc mở đường cho sự phát triển của thơ tiếng Việt
2. Bài thơ Cảnh ngày hè
- Xuất xứ:  Bài số 43 mục Bảo kính cảnh giới trong Quốc âm thi tập
- Nhan đề: do người biên soạn SGK đặt
- Thể thơ: thất ngôn xen lục ngôn
=> Tinh thần dân tộc hoá.
* Tìm hiểu chung về tập thơ Quốc âm thi tập và bài thơ Cảnh ngày hè
- GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm 6 - 7 HS ngồi theo sơ đồ chữ U.
- Dựa vào các thông tin trong phần Tiểu dẫn, GV tổ chức trò chơi học tập với các câu hỏi cụ thể như sau:
+ Câu 1: Dòng nào sau đây không đúng về nội dung của Quốc âm thi tập?
A. Tập thơ phản ánh tình yêu thiên nhiên, quê hương của Nguyễn Trãi
B. Tập thơ bộc lộ lí tưởng nhân nghĩa, yêu nước, thương dân của Nguyễn Trãi
C. Tập thơ là tiếng nói lên án những bất công, ngang trái của xã hội phong kiến đương thời.
D. Tập thơ là tiếng lòng của tâm hồn tha thiết với con người, cuộc đời của Ức Trai.
+ Câu 2: Điểm đặc sắc nhất trong nghệ thuật của Quốc âm thi tập là gì?
A. Ngôn ngữ nghệ thuật vừa trang nhã vừa bình dị
B. Hình tượng nghệ thuật vừa cao cả vừa gần gũi
C. Chất liệu dân gian vừa phong phú vừa linh hoạt
D. Thể thơ thất ngôn Đường luật của Trung Quốc được tác giả vừa kế thừa vừa sáng tạo
+ Câu 3: Điền vào chỗ trống:
Quốc âm thi tập là tập thơ Nôm…hiện còn. Với tập thơ này, Nguyễn Trãi là một trong những người … và … cho sự phát triển của thơ tiếng Việt.
A. sớm nhất, kế thừa, phát huy
B. sớm nhất, đặt nền móng, mở đường
C. duy nhất, đi đầu và tiên phong
D. duy nhất, đặt nền móng, mở đường
+ Câu 4: Bài thơ Cảnh ngày hè thực chất là bài Bảo kính cảnh giới số 43. Vậy Bảo kính cảnh giới” có nghĩa là gì?
A. Gương báu răn mình
B. Gươm báu răn mình
C. Tự dặn chính mình
D. Gương sáng soi mình
+ Câu 5: Bài Cảnh ngày hè được viết bằng thể thơ nào?
A. Thất ngôn tứ tuyệt
B. Tự do
C. Thất ngôn bát cú
D. Lục bát
- HS trả lời theo nhóm bằng các phiếu trả lời trắc nghiệm
- Giáo viên tổng kết lại nội dung cần ghi nhớ về tập thơ Quốc âm thi tập và bài thơ Cảnh ngày hè. Học sinh lắng nghe, ghi chép.
 
II. Đọc - hiểu văn bản
 
 
- Đọc diễn cảm
 
 
 
 
 
 
 
 
- Xác định bố cục bài thơ:
+ 6 câu đầu: Cảm xúc trước vẻ đẹp của bức tranh cảnh ngày hè
+ 2 câu cuối: Tấm lòng của nhà thơ
* Đọc diễn cảm, xác định bố cục.
Tổ chức đọc diễn cảm bài thơ
- GV đặt câu hỏi: Các em đã đọc bài thơ ở nhà. Vậy theo em chúng ta nên đọc bài thơ bằng giọng đọc như thế nào ?
- HS trả lời bằng cảm nhận của bản thân, GV định hướng cách đọc: giọng đọc chậm rãi, thong thả; nhấn giọng vào các động từ, tính từ có sắc thái biểu cảm cao; chú ý cách ngắt nhịp ở các câu lục ngôn.
- GV mời 1 HS đọc diễn cảm bài thơ trước lớp, HS và GV nhận xét cách đọc.
- GV đọc mẫu trước lớp.
Tổ chức xác định bố cục bài thơ
- GV nêu câu hỏi: Các em hãy cho biết cảm xúc chủ đạo của bài thơ là gì, từ đó đề xuất bố cục của bài thơ.
- HS suy nghĩ trả lời.
- GV định hướng: Mạch cảm xúc trong bài thơ có sự chuyển biến khá rõ ràng. Vậy để thuận tiện khi tìm hiểu bài thơ này, chúng ta sẽ chọn bố cục 6 câu thơ đầu và 2 câu thơ cuối.
1. Cảm xúc trước vẻ đẹp của bức tranh cảnh ngày hè (6 câu đầu)
? Câu 1 thể hiện tâm thế ngắm cảnh của nhà thơ như thế nào ?
HS trả lời
 
Bức tranh cảnh ngày hè được nhà thơ miêu tả:
-Hình ảnh thiên nhiên: hòe, lựu, sen, tiếng ve, lầu tịch dương
- Hình ảnh cuộc sống: chợ cá lao xao, lầu tịch dương
- Ngôn ngữ: Động từ mạnh, Tính từ, Từ láy
- Bút pháp: ước lệ, lấy động tả tĩnh
=> Bức tranh thiên nhiên và cuộc sống con người rực rỡ sắc màu, rộn rã âm thanh, tràn đầy sức sống được cảm nhận qua tâm thế thanh nhàn, ung dung.
=> Tâm hồn say đắm, yêu thiên nhiên, gắn bó với cuộc sống đến mãnh liệt
 
* Tìm hiểu vẻ đẹp của bức tranh cảnh ngày hè qua tâm hồn thi nhân trong 6 câu thơ đầu.
- Tâm thế ngắm cảnh: “rồi” (rảnh rỗi)
- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm trả lời phiếu học tập số 1 trong 5 phút
1. Tìm hiểu bức tranh cảnh ngày hè: Hình ảnh thiên nhiên, hình ảnh cuộc sống, ngôn ngữ, bút pháp
2. Nhận xét về bức tranh cảnh ngày hè.
3.Nhận xét về vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi.
- 1 HS đại diện cho 1 nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các HS còn lại phản biện.
- GV nhận xét, chốt nội dung cần ghi nhớ, mở rộng, liên hệ phù hợp.
HS lắng nghe, ghi chép
2. Tấm lòng của thi nhân (2 câu cuối)
- Điển cố “Ngu cầm”: Ngu cầm là đàn của vua Ngu Thuấn, một trong hai triều đại lí tưởng, xã hội thanh bình, nhân dân hạnh phúc trong thần thoại Trung Quốc. Điển cố “Ngu cầm” gắn với khúc hát Nam phong, trong đó có câu: Nam phong chi thì hề khả dĩ phụ ngô dân chi tài hề (Gió nam thuận thì có thể làm cho dân ta thêm nhiều của).
=> Mong ước của nhà thơ: Hãy để cho ta có đàn của vua Thuấn để đàn một khúc Nam Phong - mong ước cuộc sống thái bình, ấm no hạnh phúc cho muôn dân.
=>Vẻ đẹp của tâm hồn Ức Trai: tấm lòng ưu dân ái quốc, luôn trăn trở, đau đáu vì nước, vì dân. Tư tưởng “vì dân”, “lấy dân làm gốc” tiến bộ ở Nguyễn Trãi.
* Tìm hiểu vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi qua 2 câu thơ cuối.
- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm trả lời phiếu học tập số 2 trong 2 phút
HS đọc 2 câu thơ cuối và chia sẻ:
+ về điển cố Ngu cầm
+ về mong ước của tác giả
+ về vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách
- HS trình bày kết quả làm việc của nhóm mình, nhận xét, bổ sung cho câu trả lời của nhóm bạn.
- GV nhận xét, chốt nội dung cần ghi nhớ, mở rộng, liên hệ phù hợp
 HS lắng nghe, ghi chép.
III. Tổng kết
1. Nội dung:
-Bài thơ Cảnh ngày hè cho thấy tâm hồn Nguyễn Trãi chan chứa tình yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu nhân dân, đất nước.
-Lời tự răn mình
2. Nghệ thuật: Việt hoá thơ Đường trên nhiều phương diện:
- Ngôn ngữ, hình ảnh thơ bình dị, tự nhiên.
- Đan xen câu lục ngôn (sáu chữ) vào bài thơ thất ngôn (bảy chữ)
* Tổng kết giá trị về mặt nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
- GV yêu cầu HS tổng kết lại giá trị về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
- HS phát biểu trả lời.
- GV tổng kết, chốt nội dung bài học.
 
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP (5 phút)
Cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp của thiên nhiên và tâm hồn Nguyễn Trãi qua bài thơ “Cảnh ngày hè”
GV yêu cầu HS lâp ý
GV gợi ý HS
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG (4 phút)
Tìm hiểu những bài thơ thể hiện sự sáng tạo của Nguyễn Trãi khi sử dụng câu lục ngôn trong bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Phân tích hiệu quả nghệ thuật.
HOẠT ĐỘNG 5: MỞ RỘNG (1 phút)
GV hướng dẫn HS đọc tham khảo