Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong Nam Định

SỨ MỆNH: Phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi, góp phần đào tạo hiền tài

TẦM NHÌN: Xây dựng trường chuyên chất lượng cao, vươn tầm khu vực, hội nhập quốc tế.

GIÁ TRỊ CỐT LÕI: Trí tuệ, Nhân văn, Trách nhiệm, Tự tôn, Sáng tạo.

Tư liệu dạy và học

Trang chủ Tư liệu dạy và học Một số giải pháp trong công tác phát hiện, tuyển chọn và bồi dưỡng HSG

Một số giải pháp trong công tác phát hiện, tuyển chọn và bồi dưỡng HSG

10/10/2021

BÀI THAM LUẬN
MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRONG CÔNG TÁC PHÁT HIỆN, TUYỂN CHỌN VÀ BỒI DƯỠNG HSG
(tại Hội nghị nhà giáo, cán bộ quản lý, người lao động năm học 2021-2022)
Người tham luận: Ngô Trung Tưởng - Tổ trưởng tổ Tin học

        Trước hết, tôi hoàn toàn nhất trí với bản báo cáo tổng kết và dự thảo phương hướng mà Đoàn Chủ tịch đã trình bày trước Hội nghị.
       Người xưa có câu “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”. Vì vậy bồi dưỡng học sinh giỏi là bước đi đầu tiên để đào tạo nhân tài cho đất nước, cho địa phương và là nhiệm vụ trọng tâm của toàn nghành giáo dục ở nước ta hiện nay. Điều đó khẳng định tầm quan trọng của sự nghiệp giáo dục và đào tạo, trong Nghị quyết của Đảng cũng đã nêu rõ: “Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”.
       Trong nhiều năm gần đây, kết quả bồi dưỡng HSG của trường THPT chuyên Lê Hồng Phong luôn ổn định và nằm trong tốp dẫn đầu toàn quốc về tỉ lệ và chất lượng giải. Trước hết chúng ta nhìn lại thực trạng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của trường
       1. Thuận lợi:
  • Công tác bồi dưỡng HSG luôn được sự chỉ đạo, quan tâm, kịp thời của các cấp lãnh đạo và có những kế hoạch cụ thể, lâu dài.
  • Trường có cơ sở vật đủ để phục vụ tương đối đầy đủ giúp cho việc dạy và học đạt kết quả tốt.
  • Giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, có nhiều kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng HSG nhiều năm.
  • Học sinh hiếu học, yêu thích môn học, có tính tự giác cao.
  • Đa số phụ huynh luôn thể hiện trách nhiệm và quan tâm đến công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
       2. Khó khăn:
  • Đa số giáo viên dạy bồi dưỡng vừa phải bảo đảm chất lượng đại trà, vừa phải hoàn thành chỉ tiêu chất lượng mũi nhọn do vậy cường độ làm việc tương đối căng thẳng, việc đầu tư cho công tác bồi dưỡng HSG cũng có phần bị hạn chế.
  • Học sinh vừa phải hoàn thành chương trình chính khóa vừa phải học chương trình bồi dưỡng HSG nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình học tập cũng như kết quả
  • Một số học sinh tham gia học bồi dưỡng chưa cố gắng nhiều nên kết quả thi học sinh giỏi ở một số môn chưa cao.
  • Một số ít phụ huynh chưa thực sự quan tâm, tạo điều kiện đến học tập của con em mình.
       Trong những năm qua, được sự tín nhiệm của nhà trường, tôi đã được tham gia bồi dưỡng cũng như phụ trách các đội tuyển HSG thi Quốc gia. Để làm tốt công tác bồi dưỡng HSG, tôi xin đề xuất một số ý kiến như sau:
       a. Thứ nhất: Phát hiện sớm và tuyển chọn các HS có năng khiếu
       Đây là một khâu quan trọng cần được tập trung đầu tư
       Cần phát hiện sớm HS ngay từ khi học bậc THCS

       Để làm điều này: 
       + Sở GDĐT, nhà trường LHP và các trường xây dựng cơ sở giáo dục CLC đã xây dựng chương trình liên thông cho các môn chuyên, để chương trình thực sự có hiệu quả:
  • Nội dung thi HSG và thi TS bám sát yêu cầu chương trình liên thông.
  • Đội ngũ giáo viên các trường THCS xây dựng cơ sở giáo dục CLC phải được tập huấn để có thể tiếp cận được chương trình.
  • Tăng cường trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm giữa giáo viên trường chuyên với giáo viên các trường THCS xây dựng cơ sở giáo dục CLC để thấy được thuận lợi và khó khăn trong công tác tuyển chọn và giảng dạy HSG ở cấp dưới.
  • Chia sẻ kinh nghiệm dạy HSG giúp phát hiện sớm các HS có năng khiếu ngay từ cấp THCS để định hướng sớm cho HS.
⇒ Riêng môn Tin học 4 năm gần đây đã liên kết và làm việc hiệu quả với đội ngũ giáo viên và HS các trường THCS xây dựng cơ sở giáo dục CLC
  • Giáo viên: Có nhóm Facebook giữa GV dạy chuyên và giáo viên các trường THCS CLC để trao đổi, chia sẻ.
  • Học sinh THCS khi đã theo học môn tin học đều biết đến trang giải bài online: http://lehongphong.ntucoder.net/Contest/List; trên trang làm bài online HS các trường THCS CLC tham gia nhiệt tình, giúp GV và HS định hướng, bám sát nội dung chương trình liên thông
⇒ Khi các em thi đỗ vào lớp chuyên Tin trường LHP, về cơ bản GV nắm bắt tương đối rõ nét trình độ các em (Môn tin đã có 2 HS vào đội tuyển từ lớp 10 nhờ phát hiện sớm các em từ cấp THCS)
       + Tư vấn tuyển sinh (HS và PH hiểu khái quát môn chuyên mà HS theo đuổi): Môn tin bậc phổ thông là môn học đa phần PH không hiểu nội dung chương trình học và có cái nhìn không thiện cảm. Trong khi đó đầu vào khoa CNTT trường đại học điểm số rất cao.
       b. Thứ 2: Bồi dưỡng HS năng khiếu sau tuyển sinh
       Một số năm gần đây, một số lớp chuyên tự nhiên tuyển sinh đầu vào bằng thi hai môn chuyên khác nhau. Kế hoạch bồi dưỡng ban đầu cho hai đối tượng HS cần xem xét kĩ, tránh để các em hoang mang vì chêch lệch trình độ lúc mới vào lớp 10.
       Đối lớp chuyên Tin có gải pháp cụ thể: 8 tuần đầu cho các em học cùng nội dung cơ bản, tách 2 đối tượng HS
  • Tuyển đầu vào bằng môn Tin: Cho HS làm bài cơ bản nhưng đề bằng tiếng Anh, rèn luyện khả năng đọc, hiểu. (Trang giải bài trực tuyến: https://csacademy.com)
  • Tuyển đầu vào bằng môn Toán: Dạy cơ bản NNLT để sau 8 tuần HS theo kịp chương trình chuyên. (Trang giải bài trực tuyến tiếng Việt: https://codefun.vn/)
⇒ Các trang giải bài trực tuyến giúp các em khả năng tự học rất tốt (Các em làm, tự chấm và biết kq ngay).
⇒ KQ đội tuyển tin học tham dự kì thi chọn HSGQG hàng năm đều có HS tuyển đầu vào bằng cả môn chuyên Tin và môn chuyên Toán.
HS đầu vào bằng Toán tiếp cận chương trình chuyên nhanh đa số các em đã tiếp cận NNLT từ lớp 8 (Một số em đã thi HSG Tin lớp 9 khi mới học từ lớp 8).
(Năm học 2021-2022 Sở GD tổ chức thi HSG các môn văn hóa lớp 11 và 8, điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng đầu vào lớp tin các năm sau)
       c. Thứ 3. Đối với học sinh đội tuyển:
  • Học sinh đam mê, theo đuổi đến cùng mục tiêu các em đã chọn.
  • Các em đều có khả năng tự đọc và tự học tốt kể cả đọc tài liệu và giải bài trên các trang tiếng Anh
⇒ Giáo viên đóng vai trò như người định hướng, đồng hành cùng học sinh.
       d. Thứ 4. Đối với gia đình và các cấp quản lý
       Các yếu tố này góp phần tạo môi trường lí tưởng nhất để mỗi học sinh có thêm điều kiện cũng như động lực trong học tập.
       a) Gia đình: đây đã và đang là một trong những yếu tố quan trọng, thậm chí là ý nghĩa quyết định đến việc học sinh lựa chọn vào học các đội dự tuyển và đội tuyển. Để có được sự ủng hộ từ phía gia đình thì GV phải giữ được mối liên hệ với PHHS, trao đổi với PHHS về năng lực và khả năng của HS, để từ đó động viên HS tham gia tích cực trong các đội dự tuyển và đội tuyển.
       b) Các cấp quản lí: Quá trình bồi dưỡng HSG đạt kết quả cao không thể thiếu vai trò chỉ đạo, giám sát và đặc biệt là sự động viên về tinh thần và bồi dưỡng, giúp đỡ về mặt vật chất cho GV và HS. Qua những năm tôi làm công tác bồi dưỡng HSG, tôi nhận thấy, sự tạo điều kiện từ phía các lãnh đạo từ UBND tỉnh, đến sở GD và nhà trường chính là nguồn động viên liên tục, tiếp sức cho thầy và trò trong công cuộc chinh phục các mục tiêu HSG.